'Đại ca giang hồ' tình nguyện cho máu cứu người

'Đại ca giang hồ' tình nguyện cho máu cứu người

Thứ 2, 30/12/2013 | 08:33
0
Từ một thiếu niên thường xuyên tổ chức gây rối, Lim trở thành một công dân xuất sắc trong việc truy bắt tội phạm và còn sẵn sàng trở thành “kho máu” cung cấp cho những bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch.

Hành trình cảm hóa “đại ca” của đám giang hồ nhí

Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo đông con, Huỳnh Ngọc Lim (SN 1990, ngụ phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) vẫn được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng. Thế nhưng, cậu bé mới lớn Lim lại chẳng thể đáp lại sự mong đợi của bố mẹ, khi cậu liên tục bị đám bạn rủ rê trốn học. Thay vì lên lớp, Lim cùng chúng bạn của mình ngồi lì ở hàng điện tử, dán mắt vào màn hình vi tính hàng giờ liền. Để có tiền chơi game, Lim nghĩ ra cả vạn lý do để có thể xin tiền bố mẹ. Thậm chí cả tiền đóng học chính thức cũng được Lim nướng vào các trò chơi điện tử.

Sau những chuỗi ngày cúp học liên tục, thay vì đến lớp, Lim cắm chốt ở quán điện tử, sức học của Lim sa sút trông thấy. Khi được nhà trường mời đến gia đình mới sửng sốt biết con mình đã “quá đà”. Khi gia đình nhận được sự nhắc nhở từ phía nhà trường cần quan tâm đến việc học của con, thì cũng là lúc cậu con trai lớn đó xin được nghỉ học khi chưa học hết cấp II.

Xã hội - 'Đại ca giang hồ' tình nguyện cho máu cứu người

Tổ ấm nhỏ của người dân phòng tận tụy.

Bất lực trước đứa trẻ lì lợm cứng đầu ấy, hoàn cảnh khó khăn cùng một lúc phải nuôi một bầy con nhỏ, nên bố mẹ Lim đồng ý cho cậu ở nhà nghỉ học trông em. Cũng từ đây, bắt đầu chuỗi ngày sa ngã của cậu học trò sớm phải rời ghế nhà trường này. Ở nhà không xin được tiền bố mẹ để thỏa mãn thú vui điện tử, Lim cùng các bạn “kiếm chác” của hàng xóm, khi thì con gà, cái chậu... Tất cả những gì có thể bán được tiền chúng đều “khuân” sạch. Vào những năm 2004-2005, Lim chính thức thành lập băng trộm cắp vặt do mình cầm đầu.

Thời gian ngắn sau, Lim thấy những trò “trộm cắp” vặt như vậy không đáng mặt anh hào nên giao lại cho đám “đàn em” của mình thực hiện. Còn Lim với người anh em đầu lĩnh của mình mở rộng địa bàn hoạt động. Cũng từ những lần đánh nhau của Lim với các băng nhóm khác, cậu thanh niên choai choai này được liệt vào danh sách “cần quan tâm đặc biệt” của công an phường Khuê Mỹ. Những lần đầu gọi lên nhắc nhở, Lim còn tỏ thái độ của một thủ lĩnh, luôn tỏ ra bất cần không chịu hợp tác với các đồng chí công an. Sau nhiều lần họp, tranh cãi quyết liệt các đồng chí lãnh đạo công an phường Khuê Mỹ thống nhất làm hồ sơ để đưa Lim đi cải tạo.

Mặc dù lúc đó Lim luôn tỏ ra cứng đầu, lại thể hiện bản lĩnh của “đại ca giang hồ”. Thế nhưng, các đồng chí công an phường Khuê Mỹ đặc biệt là trung úy Lê Kim Tâm, phụ trách địa bàn Lim sinh sống nhận ra bản chất lương thiện của “đại ca” nhí này, nên trung úy Tâm cùng các đồng đội tận tình quan tâm, động viên nhằm hướng Lim không sa đà vào các tệ nạn xã hội, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Sau bốn năm dài kiên trì quan tâm giáo dục, từ chỗ Lim là một thanh niên cá biệt có nhiều thành tích bất hảo ở địa phương, không những trở thành một công dân gương mẫu, năm 2012 anh còn viết đơn tình nguyện xin tham gia đội dân phòng cơ động phường Khuê Mỹ.

Xã hội - 'Đại ca giang hồ' tình nguyện cho máu cứu người (Hình 2).

Anh Lim trao đổi công việc với cấp trên.

Tận tâm “phá án” cùng tấm lòng nghĩa hiệp

Nói về người cấp dưới của mình, đại úy Nguyễn Thành Long, phó trưởng công an phường Khuê Mỹ, cho biết: “Kể từ hơn một năm nay khi Quyết định 7661 (xây dựng lực lượng dân quân thường trực và lực lượng dân phòng thực hiện tuần tra chống tội phạm – PV) đi vào thực tiễn thì cũng là từng đó thời gian đội dân phòng cơ động phường Khuê Mỹ đi vào hoạt động. Lim không những là thành viên trẻ nhất mà còn là một trong những thành viên tích cực của đội”. Rất nhiều đêm khi kết thúc ca trực lúc 4-5h sáng, Lim ở lại luôn trên trụ sở công an phường chờ đến sáng để đi làm mưu sinh kiếm sống nuôi vợ con.

Cũng chính từ đây nhiều tình huống, dở khóc dở cười diễn ra với Lim. Tất cả anh em trong đội đều biết được hoàn cảnh khó khăn của chàng thanh niên mới bước qua tuổi đôi mươi, nhưng đã một nách hai con nhỏ.  Vợ của Lim vì thế cũng hay “cằn nhằn” việc Lim vắng nhà, bởi hai đứa con nhỏ đứa lớn mới 4 tuổi, đứa nhỏ chưa đầy hai tuổi phải ở nhà một mình. Là chỉ huy trực tiếp của anh Lim nên đại úy Long, phụ trách đội dân phòng cơ động nam nhiều lần đứng ra khuyên nhủ động viên vợ anh Lim cố gắng làm hậu phương, nhưng không quên nhắc nhở cấp dưới của mình không được “bỏ nhà” đi cả tuần liên tục như vậy nữa.

Hơn một năm làm dân phòng, Lim cùng đồng đội trực tiếp tham gia phá hàng chục vụ án lớn nhỏ trên địa bàn. Không chỉ hỗ trợ các đồng chí công an trong công tác tuần tra, truy quét tội phạm. Các anh còn trực tiếp lập kế hoạch tác chiến, phá hàng chục vụ án lớn nhỏ, trả lại sự bình yên cho cuộc sống của bà con nhân dân. Trả lời cho câu hỏi đã tham gia phá được bao nhiêu vụ án rồi, Lim chỉ nhỏ nhẹ trả lời: “Suốt hơn một năm nay, từ khi tham gia đội, tôi cũng chẳng nhớ được mình đã tham gia phá bao nhiêu vụ án. Cá nhân mình cũng như các anh khác trong đội luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của người dân phòng cơ động, trở thành cánh tay đắc lực của lãnh đạo công an phường, góp phần trả lại sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân phường Khuê Mỹ”.

Không chỉ năng nổ trong hoạt động tuần tra kiểm soát, truy bắt tội phạm. Anh Lim còn luôn tỏ ra là một công dân gương mẫu tích cực. Đêm ngày 26/11, dù không có ca trực ở đồn, vợ đi vắng, anh ở nhà một mình trông con nhỏ nhưng vừa nhận được điện thoại của thiếu úy Trần Cảnh Vũ Long, Tổ trưởng tổ phản ứng nhanh của công an phường Khuê Mỹ, anh nhanh chóng gửi con nhỏ cho mẹ, ngay lập tức có mặt ở trụ sở. Ở đây, các anh được phổ biến về một bệnh nhân bị băng huyết đang nguy kịch. Ngay lập tức tất cả chiến sỹ của phường được huy động. Dù không phải nhiệm vụ nhưng với tinh thần của một người chiến sỹ nên sau khi xét nghiệm (anh Lim có cùng nhóm máu hiếm với bệnh nhân), không chỉ hiến máu mà anh còn túc trực đến sáng cùng người nhà bệnh nhân. Trong khi các đồng chí khác tích cực huy động thêm nguồn máu dự trữ giúp bệnh nhân cứu người.    

Luôn xông xáo nhiệt tình dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn

Đại úy Nguyễn Thành Long, Phó trưởng công an phường Khuê Mỹ cho biết: “Dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nhưng Lim luôn xông xáo nhiệt tình trong công việc. Bản thân đồng chí Lim luôn cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, làm tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Với những thành tích đặc biệt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2013 đồng chí Huỳnh Ngọc Lim đã được ban lãnh đạo công an TP. Đà Nẵng tặng bằng khen”.

Nguyễn Cường

Giang hồ Nam Định chơi súng ống làm rúng động Sài Gòn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Chúng hùng hổ cầm súng chạy vào quán đánh đập khiến người dân bỏ chạy toán loạn.

Bát cơm chay cứu cuộc đời một "trùm giang hồ"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
"Trùm giang hồ" Nguyễn Hữu Quang (Thanh Trì, Hà Nội) một thời từng làm mưa làm gió trong giới hắc đạo những năm 1990. Ông từng được người dân gọi với biệt danh "trạng đề" của đất Thanh Trì.

Giang hồ phát bệnh vì gái đẹp và 'chạy đua vũ trang'

Thứ 7, 08/06/2013 | 10:22
Phương thức cố hữu của những tên giang hồ là phạm tội để có thật nhiều tiền, nhằm hưởng thụ cuộc sống từ đồng tiền phạm tội mà có... Không ngoại trừ việc, chúng phạm tội thật nhiều để có tiền "nghiện" đủ thứ như phụ nữ đẹp...

Chân tướng giang hồ cộm cán giả điên... trốn tội (Kỳ 3)

Thứ 3, 04/06/2013 | 11:38
Giang hồ mới nổi như Vượng Tộ tích, Tuấn Tượng, Thắng Quán Toan lấy bùa hộ mệnh là bệnh án điên để trốn tội là "học tập" kinh nghiệm của nhiều tội phạm cộm cán khác ở Hải Phòng.

Chuyện đời của một cô gái điếm không thể hoàn lương

Thứ 2, 28/10/2013 | 08:36
Chỉ mới đầu tháng 6, cô gái điếm tên Thủy còn nằm bệt trong bệnh viện điều trị thì cuối tháng 7, tôi lại gặp cô ở Cần Thơ.

Con đường hoàn lương của 'ông trùm' khét tiếng Đà Nẵng

Thứ 4, 05/06/2013 | 10:01
Từng là "ông trùm" giang hồ trong băng trộm cướp khét tiếng ở quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng), sau hai lần vào tù, Hiệp "cướp" vẫn chứng nào tật nấy.

Ngôi làng hoàn lương dành cho những người một thời lầm lỡ

Thứ 2, 06/05/2013 | 13:43
Họ có một quá khứ lầm lỡ, phải trả giá việc chôn vùi tuổi trẻ trong chốn lao tù. Mãn hạn họ tìm đến với nhau những người cùng cảnh ngộ, tạo thành một xóm nhỏ bên khu đồi biệt lập. Chính nơi đó, họ bình tâm làm lại cuộc đời.

Giang hồ Nam Định chơi súng ống làm rúng động Sài Gòn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Chúng hùng hổ cầm súng chạy vào quán đánh đập khiến người dân bỏ chạy toán loạn.

Bát cơm chay cứu cuộc đời một "trùm giang hồ"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
"Trùm giang hồ" Nguyễn Hữu Quang (Thanh Trì, Hà Nội) một thời từng làm mưa làm gió trong giới hắc đạo những năm 1990. Ông từng được người dân gọi với biệt danh "trạng đề" của đất Thanh Trì.

Giang hồ phát bệnh vì gái đẹp và 'chạy đua vũ trang'

Thứ 7, 08/06/2013 | 10:22
Phương thức cố hữu của những tên giang hồ là phạm tội để có thật nhiều tiền, nhằm hưởng thụ cuộc sống từ đồng tiền phạm tội mà có... Không ngoại trừ việc, chúng phạm tội thật nhiều để có tiền "nghiện" đủ thứ như phụ nữ đẹp...

Chân tướng giang hồ cộm cán giả điên... trốn tội (Kỳ 3)

Thứ 3, 04/06/2013 | 11:38
Giang hồ mới nổi như Vượng Tộ tích, Tuấn Tượng, Thắng Quán Toan lấy bùa hộ mệnh là bệnh án điên để trốn tội là "học tập" kinh nghiệm của nhiều tội phạm cộm cán khác ở Hải Phòng.

Chuyện đời của một cô gái điếm không thể hoàn lương

Thứ 2, 28/10/2013 | 08:36
Chỉ mới đầu tháng 6, cô gái điếm tên Thủy còn nằm bệt trong bệnh viện điều trị thì cuối tháng 7, tôi lại gặp cô ở Cần Thơ.

Con đường hoàn lương của 'ông trùm' khét tiếng Đà Nẵng

Thứ 4, 05/06/2013 | 10:01
Từng là "ông trùm" giang hồ trong băng trộm cướp khét tiếng ở quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng), sau hai lần vào tù, Hiệp "cướp" vẫn chứng nào tật nấy.

Ngôi làng hoàn lương dành cho những người một thời lầm lỡ

Thứ 2, 06/05/2013 | 13:43
Họ có một quá khứ lầm lỡ, phải trả giá việc chôn vùi tuổi trẻ trong chốn lao tù. Mãn hạn họ tìm đến với nhau những người cùng cảnh ngộ, tạo thành một xóm nhỏ bên khu đồi biệt lập. Chính nơi đó, họ bình tâm làm lại cuộc đời.