Đại diện Viện kiểm sát phải ngồi ngang hàng luật sư

Đại diện Viện kiểm sát phải ngồi ngang hàng luật sư

Thứ 3, 03/09/2013 | 09:50
0
Việc để kiểm sát viên ngồi ngang hàng với HĐXX vừa thể hiện sự bất bình đẳng về vị thế giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, vừa dễ tạo cảm giác thiếu khách quan khi tòa xử án.

Gần đây, VKSND TP Đà Nẵng gửi công văn báo cáo VKSND Tối cao cho rằng việc TAND TP này sắp xếp lại vị trí ngồi của đại diện VKS tại phiên tòa hình sự theo xu thế cải cách tiến bộ là “tùy tiện”...

Tháng 5-2013, báo chí từng phản ánh về chuyện TAND TP Đà Nẵng bố trí lại vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng trong phiên tòa hình sự. Theo đó, HĐXX (thẩm phán, các hội thẩm nhân dân) sẽ ngồi ở vị trí cao nhất và riêng biệt. Ngồi phía dưới và ngay trước bàn của HĐXX là bàn của thư ký ghi biên bản phiên tòa. Cũng ngồi phía dưới ngang hàng với bàn thư ký phiên tòa nhưng ở hai bên, đối diện nhau là bàn của đại diện VKS và bàn của luật sư.

Thể hiện sự bình đẳng trong tố tụng

Theo quan điểm của TAND TP Đà Nẵng, việc đổi mới vị trí ngồi của những người tiến hành tố tụng và luật sư như trên chính là sự thể hiện của tinh thần thay đổi từ mô hình tố tụng xét hỏi sang mô hình tranh tụng. HĐXX giữ vai trò tài phán nên phải ngồi ở vị trí biệt lập và cao nhất. Còn đại diện VKS và luật sư bào chữa lần lượt giữ các vai trò buộc tội và gỡ tội. Hai thành phần này có vai trò ngang nhau trong tố tụng nên cần phải ngồi ngang hàng nhau.

Việc sắp xếp vị trí ngồi của đại diện VKS ngang hàng với luật sư trong phiên tòa hình sự của TAND TP Đà Nẵng đã được sự đồng thuận cao của dư luận xã hội. Được biết sau đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và một số tòa án địa phương cũng có kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương xem xét thiết kế phòng xử án nhằm đảm bảo chỗ ngồi, vị trí bình đẳng giữa đại diện VKS và luật sư tại phiên tòa.

Luật sư - Đại diện Viện kiểm sát phải ngồi ngang hàng luật sư

Vị trí ngồi mới trong phiên tòa hình sự của TAND TP Đà Nẵng

Tuy nhiên gần đây, VKSND TP Đà Nẵng đã có Công văn số 276 báo cáo VKSND Tối cao về việc này. Theo VKSND TP Đà Nẵng, “việc làm của TAND TP Đà Nẵng là tùy tiện khi chưa có quy định hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, gây ảnh hưởng đến vị thế đối với VKS”. Vì thế, VKSND TP Đà Nẵng đề nghị VKSND Tối cao cho ý kiến “nhằm tránh việc bố trí tùy tiện vị trí ngồi của đại diện VKS khi tham gia xét xử tại phiên tòa”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng”!

Ngày 2-9, trao đổi với PV, Thẩm phán Nguyễn Văn Quận (Chánh án TAND TP Đà Nẵng) cho biết TAND TP Đà Nẵng không hề nhận được công văn hay trao đổi gì của phía VKS liên quan đến vấn đề trên. Ông tiếp tục khẳng định: “Việc đổi mới vị trí chỗ ngồi của những người tiến hành tố tụng và luật sư như trên là bước thay đổi mô hình xét xử theo hướng mô hình tranh tụng tiến bộ hơn. Việc thay đổi này đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ các tòa cấp địa phương. chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành mô hình tranh tụng này”.

Luật sư - Đại diện Viện kiểm sát phải ngồi ngang hàng luật sư (Hình 2).

 Vị trí ngồi cũ trong các phiên tòa hình sự thông thường hiện nay (ảnh dưới). Ảnh: DH - HTD

Ông Quận cũng cho biết thêm là hiện nay sở dĩ một số tòa cấp quận, huyện ở Đà Nẵng chưa thay đổi theo mô hình mới là do diện tích phòng xử quá chật hẹp. Nếu trụ sở xét xử của tòa nào được nâng cấp, chuyển về trụ sở mới mà diện tích phòng xử đủ rộng thì cũng sẽ tiến hành thay đổi theo mô hình tiến bộ này.

Không thể đảo ngược xu thế cải cách

Không biết từ bao giờ, kiểm sát viên lại được bố trí ngồi ngang hàng với vị trí bình đẳng giữa đại diện VKS và luật sư tại phiên tòa vụ án hình sự và phía trên bàn của luật sư. Từ trước tới nay, TAND Tối cao và VKSND Tối cao đều chưa có văn bản chính thức về chuyện này.

Theo chúng tôi, không ai được ngồi ngang hàng với HĐXX - những người có thẩm quyền cao nhất khi thực hiện chức trách xét xử, từ quyền điều khiển phiên tòa (chủ tọa) tới quyền tài phán (cả tập thể HĐXX). Tại phiên tòa, kiểm sát viên cũng chỉ là bên buộc tội, đối lập với bên gỡ tội. Việc để kiểm sát viên ngồi ngang hàng với HĐXX vừa thể hiện sự bất bình đẳng về vị thế giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, vừa dễ tạo cảm giác thiếu khách quan khi tòa xử án. Do đó, việc sắp xếp lại chỗ ngồi của kiểm sát viên trong phiên tòa hình sự như TAND TP Đà Nẵng đã làm là điều rất hợp lý.

Dẫu biết rằng một chỗ ngồi không làm nên công lý nhưng việc sắp xếp vị trí ngồi hợp lý nơi công đường sẽ thể hiện được tính dân chủ, công bằng, bình đẳng của phiên tòa trong xu thế cải cách tư pháp hiện nay. Trong Đề án mô hình tố tụng hình sự Việt Nam do VKSND Tối cao đang chủ trì soạn thảo, các vấn đề về vị trí ngồi, cách thức xét hỏi, tranh luận… đều được ghi nhận theo xu hướng tiến bộ. Dù đây là chuyện của tương lai nhưng trước mắt, theo chúng tôi, sự đổi mới mà TAND TP Đà Nẵng đang áp dụng rất cần được ngành tòa án cả nước mạnh dạn nhân rộng.

Theo Hồng Hà - Dương Hằng (Pháp luật TP HCM)

Đổi mới 'vị thế' của luật sư để tranh tụng tiến bộ hơn

Thứ 2, 13/05/2013 | 08:59
Theo chánh án TAND TP Đà Nẵng, việc đổi mới vị trí ngồi thể hiện tinh thần thay đổi mô hình xét xử theo hướng tranh tụng tiến bộ hơn.

Luật sư 'phản' thân chủ, được không?

Thứ 5, 29/08/2013 | 10:55
Ra tòa, luật sư bất ngờ đề nghị tòa bác yêu cầu xin ly hôn của thân chủ vì cho rằng chưa phù hợp với đạo đức. Hành động “xưa nay hiếm” này đã gây nhiều tranh cãi…

Luật sư giải án oan cho một cô gái trẻ

Thứ 4, 28/08/2013 | 14:49
Cô gái bị truy tố về tội giết người, nạn nhân lại là con của cô tuy nhiên bằng tài năng của mình, luật sư đã giải oan cho cô gái.

Bút ký luật sư: 12 người chết thảm trên con tàu định mệnh

Thứ 3, 27/08/2013 | 16:00
"Tôi cầu mong những cánh hoa theo gió bay xa, như những linh hồn của các nạn nhân sẽ được siêu thoát", luật sư Phan Trung Hoài nói.

Luật sư danh tiếng bị thân chủ trả thù

Thứ 4, 28/08/2013 | 14:36
Phiên toà xử luật sư Robert George gây nhiều tranh cãi. Nó bắt đầu từ một cuộc gặp của Robert tháng 3/2009 với Ronald Dardinski - một trong các thân chủ cũ của mình, đã đưa Robert George vào vào lao lý. George cho rằng ông bị các cơ quan điều tra và công tố Mỹ "gài bẫy" để trả thù.

Luật sư có được tư vấn bên này bảo vệ bên kia

Thứ 6, 23/08/2013 | 09:08
Sau khi tư vấn miệng cho bị cáo, luật sư lại ký hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho người bị hại trong cùng vụ án. Nhiều ý kiến cho rằng dù không vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nhưng luật sư không nên làm như vậy…