Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức của chị vợ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức của chị vợ

Chủ nhật, 06/10/2013 | 11:51
0
'Cô bé nhìn mưa' là thiên hồi ức về một gia đình trí thức lớn, một học giả uyên bác - GS Đặng Thai Mai, và cũng là hồi ức về cách mạng và kháng chiến, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp...đã được người con gái thứ trong gia đình - GS Đặng Thị Hạnh viết bằng thứ văn chương sang trọng, hấp dẫn.

Đặc biệt là những trang viết về 'anh Văn' cực kỳ thân mật và gần gũi của gia đình mà những ngày này giở ra đọc lại, thấy vô cùng xúc động. Hình ảnh Đại tướng hiện lên qua những trang viết giản dị mà vĩ đại.

Xã hội - Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức của chị vợ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và GS Đặng Thái Mai
(ảnh chụp lại từ cuốn Hồi ức) 
 
Rất nhiều người đã sửng sốt với năng lực văn chương lớn của GS Đặng Thị Hạnh - một người con trong gia đình gần như toàn các nhà nghiên cứu tên tuổi của GS. Đặng Thai Mai, em gái bà Đặng Bích Hà (phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp) - khi năm 2008 bà cho xuất bản Hồi ức 'Cô bé nhìn mưa', mặc dù đã biết bà vốn là một trong những chuyên gia hàng đầu về văn học Pháp.  Trong cuốn Hồi ức này, tuyệt nhiên không có một dòng nào GS Đặng Thị Hạnh giới thiệu cụ thể về tên tuổi, tầm vóc, vị trí 'anh Văn'. Bà cũng không gọi là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ đầu đến cuối, ở những trang sách thấp thoáng bóng dáng 'anh Văn' hiện vào, rất đời, rất giản dị, gần gũi. Trong đó có những chi tiết rất thú vị và chưa từng xuất hiện ở bất cứ hồi ký nào.
 
Ở biệt thự Liễu Trang

Biệt thự Liễu Trang ở vị trí Ngã Tư Sở hiện nay là nơi gia đình GS Đặng Thai Mai từng sống ở đó vào những năm đầu cách mạng 1945 - 1946. Cũng là nơi Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều cán bộ cách mạng lui tới họp bàn công việc. Những cuộc họp ở Biệt thự Liễu đã từng xuất hiện trong nhiều cuốn hồi ký khác như Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hồi ký của GS Đặng Thai Mai... Nhưng qua hồi ức của "Cô bé nhìn mưa" - GS Đặng Thị Hạnh, chuyện ở biệt thự Liễu Trang vẫn có những chi tiết hấp dẫn như này:

'Qua cái sân lát gạch là một căn nhà mái bằng, dây tầm xuân leo qua cửa sổ lên mái...Hai bên cửa ra vào có hai cây mộc mùi thơm mát pha chút gì của mùi vỏ quả đào, hương tỏa ra rất xa mặc dù hoa chỉ là những bông màu trắng ngà, cánh hoa bé tí nấp dưới lá. Trong căn phòng giữa vườn ấy cũng có một sự cố giật gân: anh Mộc, người bảo vệ của anh Văn - vóc người tầm thước, nét đầy đặn, lông mày lưỡi mác rất đen phía trên đôi mắt nâu trong suốt, đôi mắt tôi thường thấy ở nhiều người Tày - một hôm lau súng, vô ý để súng cướp cò. Lúc ấy tuy mọi người ngồi đông trong phòng nhưng súng lại chĩa lên trời, chỉ nghe tiếng nổ đoàng một cái, còn không ai việc gì. Sau đó, tôi được biết anh đã bị khiển trách nghiêm khắc.

Thỉnh thoảng các anh đến họp, anh Thận, anh Cả, anh Văn...một hôm có cả Bác. Hôm ấy, mọi người không họp trong nhà mà ngồi vòng tròn trên cỏ ngoài vườn. Họp xong, tất cả vừa vỗ tay vừa hát 'Hồ Chí Minh muôn năm'. Sau này tôi nghe nói không rõ có đúng không, đó là cuộc họp quyết định việc sẽ ký Hiệp ước Modus Vivandi để trì hoãn thời điểm nổ ra chiến tranh và tranh thủ xây dựng lực lượng. Nhưng rồi lịch sử đã đi bước đi khắc nghiệt của nó và ba mươi năm trong cuộc đời thế hệ chúng tôi đã thuộc về chiến tranh'.

'anh Văn kì ghét'

Trước cách mạng, theo Hồi ức của GS Đặng Thị Hạnh, khi cha bà - GS Đặng Thai Mai còn là Giáo sư trường tư thục Thăng Long, gia đình bà di chuyển qua nhiều nơi ở. Lúc đó, hình ảnh 'anh Văn' đã gần gũi và đặc biệt trong con mắt một đứa bé con qua những trang Hồi ức:

'Từ năm 1936 trở đi, kí ức đã trở nên rõ rệt. Ba căn nhà mà gia đình tôi lần lượt đến ở trong thời kỳ này đều thuộc những phố rất gần nhau và bây giờ tôi đều biết nó xoay quanh một trục: Trường Thăng Long...

...Ngôi nhà ở Phùng Hưng chắc chắn là nơi gia đình tôi đến ở sớm nhất so với hai ngôi nhà khác ở phố Phạm Phú Thứ...Ở căn phòng ngoài có một cái lò sưởi, cạnh đó tôi thấy anh Văn thường ngồi học ngay trên sàn nhà (cũng thật lạ), vừa giở sách vừa lấy bàn tay xát vào lòng bàn chân. "Anh Văn kì ghét" - Mẹ tôi giải thích cho tôi như vậy khi tôi hỏi. Mãi mấy chục năm sau này tôi mới biết đó là theo cách ông cụ anh (vốn là ông lang) đã dạy cho anh xoa bóp và bấm huyệt để thư giãn'.

Gia đình 'Anh Văn' ở Việt Bắc

Điều khiến nhiều người đánh giá cao cuốn Hồi ức của bà Hạnh chính là ở chỗ, trong một gia đình toàn người nổi tiếng và danh giá, bà không hề có ý liệt kê hay khoe khoang họ. Bóng dáng 'anh Văn' xuất hiện luôn trong một logic cần thiết của chuỗi hồi ức. Những năm kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc - gia đình Đại tướng Tổng tư lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, nơi rồi sau đó, ông kiến tạo một chiến công chấn động địa cầu - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ -  hiện lên rất đời thường trong Hồi ức của GS Đặng Thị Hạnh:  

'Có một con đường thứ ba tôi cũng hay đi, đó là con đường về nhà chị tôi trong những dịp nghỉ. Khi trường tôi còn ở xa, chị tôi thường phải nhờ một anh bảo vệ người Tày đi đón tôi. Tên anh là Hiệp người cao to, vẻ mặt trung thực hiền hậu, khi dừng lại ven đường anh chặt nứa, lấy nếp trong bao tải rồi đốt lửa lên, nướng cơm lam...Những dịp tôi ghé về thăm chị tôi làm tôi nhớ lại thời kỳ còn ở Thanh Hóa với ba mẹ tôi. Những ngôi nhà lá, cao, thoáng, lợp lá gồi (cách nhà ông Nguyễn Sơn không xa). Bữa cơm gia đình ngon lành và có một việc mới, tôi trông cháu thay bà Thiều, khi bà giúp việc bận rộn. 'Mắt nó bay bay rồi, nó buồn ngủ' - đồng chí Trung Hoa, một đồng chí người Tày, bảo vệ của anh Văn, chỉ cho tôi con bé cháu đang sắp ngủ...

Anh Văn rất bận. Một đêm, tôi thức giấc và ra ngoài hàng hiên. Chắc phải ba bốn giờ sáng rồi, nhưng lán bên cạnh vẫn có ánh đèn. Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy anh Văn đang đọc cho một cậu thư kí đánh máy, chắc là chỉ thị cần gửi gấp ra mặt trận. Trời đã gần sáng rồi mà đôi mắt nâu to, trong suốt của anh vẫn sáng rực, anh đọc lệnh cho cậu thanh niên mắt đang díp lại vì buồn ngủ, hai tay vẫn đánh trên máy liên tục, theo quán tính. Sau này tôi mới biết anh Văn có một sức làm việc ghê gớm, ít ai bì được.

Thỉnh thoảng Bác Hồ sang ăn cơm. Vào bữa ăn, khi chị Hạ, cháu anh Văn, bưng bát canh đặt trước mặt bà cụ mẹ anh Văn, Bác đã đứng dậy sửa lại cử chỉ của chị: trước khi đặt bát canh nóng trước mặt người già, phải khẽ đặt bàn tay trên cánh tay của bà để báo hiệu.

...Điều tôi không biết là sắp diễn ra những trận đánh cuối cùng. Lần tiếp sau tôi về trên chị tôi, các lán đều đi vắng, mọi người đã đi chiến dịch. Chỉ còn lại rất ít người, anh Thanh Quảng, thư kí anh Văn, buồn bã nói với tôi: 'Anh phải ở nhà giữ chùa'. Tôi dạy cho những người ở lại một số điệu múa của Trung Quốc. Trong thư gửi về sau đó, anh Văn viết: 'Anh rất vui vì Hạnh đã giúp cho anh chị em ở nhà đỡ buồn khi họ không được ra mặt trận'...'

Không nhiều trang viết về 'anh Văn' trong hồi ức 'Cô bé nhìn mưa', nhưng điều đặc biệt là mặc dù ít ỏi, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người kiến tạo lịch sử, người mãi mãi giữ vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và đất nước - hiện ra rất lớn lao mà bình dị. 
 
Theo Đại đoàn kết

Nghẹn ngào những vần thơ tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 06/10/2013 | 09:27
“Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/Hoàn cầu có một, không có hai”.

Clip: Thế giới nghiêng mình đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 06/10/2013 | 11:51
Vào 6h9 ngày 4/10, Người đã ra đi trong niềm tiếc thương vô vàn. Cả thế giới kính cẩn nghiêng mình đưa tiễn trong muôn lời ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tổng bí thư làm trưởng ban lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 06/10/2013 | 00:35
Ban lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.

Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 7, 05/10/2013 | 22:03
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Hình ảnh nụ cười của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 7, 05/10/2013 | 16:04
Hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của dân tộc Việt Nam, vị tướng lừng danh thế giới sẽ trường tồn trong trái tim của mỗi người Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Huyền thoại đi qua hai thế kỷ

Thứ 7, 05/10/2013 | 10:11
Nhà sử học Mỹ Cecil Currey trong cuốn "Victory at any cost" từng nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất cả các thời đại"

Nghẹn ngào những vần thơ tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 06/10/2013 | 09:27
“Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/Hoàn cầu có một, không có hai”.

Clip: Thế giới nghiêng mình đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 06/10/2013 | 11:51
Vào 6h9 ngày 4/10, Người đã ra đi trong niềm tiếc thương vô vàn. Cả thế giới kính cẩn nghiêng mình đưa tiễn trong muôn lời ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tổng bí thư làm trưởng ban lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 06/10/2013 | 00:35
Ban lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.

Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 7, 05/10/2013 | 22:03
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Hình ảnh nụ cười của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 7, 05/10/2013 | 16:04
Hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của dân tộc Việt Nam, vị tướng lừng danh thế giới sẽ trường tồn trong trái tim của mỗi người Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Huyền thoại đi qua hai thế kỷ

Thứ 7, 05/10/2013 | 10:11
Nhà sử học Mỹ Cecil Currey trong cuốn "Victory at any cost" từng nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất cả các thời đại"