Đằng sau câu chuyện đẫm nước mắt của người trẻ chết vì làm việc quá sức ở Nhật Bản

Đằng sau câu chuyện đẫm nước mắt của người trẻ chết vì làm việc quá sức ở Nhật Bản

Vũ Thu Hương
Thứ 2, 09/10/2017 | 08:00
0
Nhật Bản đang chứng kiến số lượng kỷ lục những yêu cầu bồi thường liên quan đến các vụ tử vong do làm việc quá sức. Tuy nhiên, để ngăn chặn karoshi, hiện tượng chết vì làm việc quá sức vẫn là một thách thức với xứ sở Hoa anh đào.

Những cái chết được báo trước

Những ngày gần đây, thông tin về cái chết của cô Sado, 31 tuổi, một phóng viên chuyên đưa tin tức thời sự về lĩnh vực hành chính công của Tokyo tràn ngập khắp Nhật Bản và gây xôn xao dư luận nước này, dù sự việc đã diễn ra từ bốn năm trước.

Sự ra đi của nữ phóng viên gây chấn động không nằm ở việc tuổi đời của cô trẻ, hay sự nổi tiếng của người phụ nữ này, mà chính bởi thừa nhận mới đây của đơn vị nơi cô công tác: Cô Sado qua đời vì karoshi, hiện tượng chết vì làm việc quá sức vốn đang gây nhiều chỉ trích ở xứ sở Hoa anh đào.

Tiêu điểm - Đằng sau câu chuyện đẫm nước mắt của người trẻ chết vì làm việc quá sức ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước nhân công có số giờ làm việc dài nhất.

Được biết, trước khi qua đời, cô Sado liên tục đảm trách những dòng sự kiện quan trọng. Cô qua đời vì căn bệnh suy tim sau khi làm thêm 159 tiếng đồng hồ trong vòng một tháng và chỉ có hai ngày nghỉ.

Chia sẻ về sự việc của đơn vị nơi cô Sado công tác, lãnh đạo đài truyền hình quốc gia Nhật Bản, NHK, Chủ tịch Ryoichi Ueda cho biết: “Chúng tôi rất buồn vì mất đi một phóng viên xuất sắc và đã cân nhắc sự việc rất cẩn trọng, bởi sự ra đi của cô Sado được ghi nhận là do có liên quan tới công việc. Chúng tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực để cải thiện điều kiện làm việc và sẽ tiếp tục hợp tác với cha mẹ của cô”.

Cô Sado không phải là trường hợp người trẻ qua đời vì làm việc quá sức hiếm hoi ở Nhật Bản. Ở đất nước có số giờ làm việc dài nhất thế giới, hiện tượng chết vì làm việc quá sức của người trẻ đã đến mức cảnh báo và gây nên nhiều đau thương cho các gia đình.

Michiyo Nishigaki, mẹ của Naoya rất tự hào khi con trai duy nhất của bà trở thành nhân viên của một công ty viễn thông lớn của Nhật ngay từ lúc còn là sinh viên đại học.

Tuy nhiên, chỉ hai năm sau đó, bà đã nhận thấy việc con trai được làm việc trong công ty chuyên nghiệp là sai lầm lớn bởi áp lực công việc đã khiến Naoya luôn trong tình trạng kiệt sức.

“Khi về nhà để dự đám tang của cha tôi, con trai tôi đã không thể ra khỏi giường. Nó nói: “Để con ngủ một chút, con không thể dậy được, xin lỗi mẹ, nhưng hãy để con ngủ””, bà Nishigaki nhớ lại.

Naoya thường xuyên làm thêm giờ. Cậu chỉ rời khỏi công ty vào lúc sát giờ chuyến tàu cuối cùng và nhiều hôm bị lỡ tàu, cậu ở lại công ty và ngủ ngay trên bàn làm việc.

Có những hôm cậu thức trắng đêm và làm việc tới 37 tiếng liên tục. Sự ra đi ở tuổi 27 của Naoya khiến mẹ cậu không gượng dậy nổi suốt một thời gian dài.

Hồi Giáng sinh năm 2015, Matsuri Takahashi, nhân viên của công ty quảng cáo lớn Dentsu của Nhật Bản đã tự sát vì trầm cảm sau khi làm ngoài giờ tới 105 tiếng. Việc nữ nhân viên nhảy lầu tự sát từ một ký túc xá của công ty để lại nhiều lời than trách của cộng đồng trên mạng xã hội về số giờ làm việc không ngừng nghỉ và sự khủng bố bằng lời nói của cấp trên cô Takahashi.

Và những cải cách 

Thói quen làm việc quá nhiều giờ của người Nhật đã xuất hiện từ lâu. Từ những năm 1960 người ta đã ghi nhận hiện tượng này, sau đó tình hình được cải thiện. Những năm gần đây hội chứng chết vì làm việc quá sức dường như đã trở lại gây nhiều chỉ trích.

Trong báo cáo thường niên của Chính phủ Nhật công bố ngày 6/10, Nhật Bản có 191 cái chết được chính thức xác nhận liên quan tới tình trạng làm việc quá sức trong năm 2016. Song, những người vận động cho rằng con số thật còn cao hơn rất nhiều.

Tiêu điểm - Đằng sau câu chuyện đẫm nước mắt của người trẻ chết vì làm việc quá sức ở Nhật Bản (Hình 2).

Bà Yukimi, mẹ của cô Takahashi. 

Có nhiều lý do khiến thanh niên Nhật Bản làm việc đến chết. Tình trạng thiếu nhân công vì tốc độ lão hóa của dân số nước này khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản buộc tăng giờ làm thêm với nhân viên.

Một lý do khác bắt nguồn từ chính người lao động. Theo thành viên nhóm vận động làm việc đủ giờ Posse Makoto Iwahashi, nguyên nhân ngày càng nhiều thanh niên Nhật làm việc đến chết là bởi nhân lực trẻ ở quốc gia này nghĩ làm thêm giờ là cách duy nhất để giữ việc, cũng như chứng tỏ giá trị bản thân tại cơ quan.

Ở Nhật Bản, hiện nhiều doanh nghiệp thích tuyển nhân công trẻ và "giữ chân" họ lâu dài hơn là thuê ngắn hạn. Và để được giữ lại làm việc lâu dài, nhân viên phải tích cực làm thêm giờ, thuyết phục công ty rằng họ xứng đáng được ở lại.

Theo một cuộc khảo sát được công bố năm 2016, gần 1/4 các công ty Nhật Bản có nhân viên làm thêm hơn 80 giờ/tháng. Điều này có thể gây ra những đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe. Đứng trước thực trạng này, Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách để cắt giảm giờ làm cho người lao động.

Công ty quảng cáo Dentsu mới đây bị một tòa án ở Tokyo phạt 500.000 yên (khoảng 4.400 USD) vì buộc nhân viên làm thêm giờ vượt quá giới hạn của pháp luật. Công ty này bị đưa vào tầm ngắm sau sự việc nữ nhân viên Matsuri Takahashi tự sát ở tuổi 24.

Yêu cầu bồi thường cho các vụ karoshi ở nước này cũng lên đến mức cao kỷ lục là 1.456 yêu cầu trong năm tính đến cuối tháng 3/2015, theo số liệu bộ Lao động Nhật Bản.

Nhật Bản mới đây đã thông qua một kế hoạch hành động về việc cải cách cách thức làm việc, trong đó bao gồm giới hạn về giờ làm thêm, tăng lương cho các nhân viên bán thời gian và hợp đồng. Theo đó, số giờ làm thêm mỗi tháng chỉ từ 45-60 giờ.

Dù nhiều doanh nghiệp hứa hẹn sẽ cải cách nhưng một số lao động Nhật Bản vẫn tỏ ra nghi ngờ khi mà tình trạng thiếu nhân công vẫn đang tiếp diễn.

Xem thêm >> Triều Tiên: Em gái ông Kim Jong - un được vào bộ Chính trị

Nhật Bản - Ấn Độ “chậm một nước cờ” trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc?

Thứ 3, 19/09/2017 | 09:00
Giới quan sát đặt câu hỏi, phải chăng những nỗ lực chung của Tokyo và New Delhi nhằm kiềm chế Trung Quốc vào thời điểm này đã muộn màng?

Báo Nhật Bản: Tiết lộ Triều Tiên bí mật đóng tàu ngầm hạt nhân

Thứ 3, 19/09/2017 | 15:28
Truyền thông Nhật Bản cho hay, Triều Tiên đang bí mật đóng một tàu ngầm hạt nhân, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020.
Cùng tác giả

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao NASA muốn thiết lập múi giờ cho Mặt trăng?

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:58
Chính phủ Mỹ giao Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết lập múi giờ Mặt trăng, còn gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lý do khoản viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ được coi là cứu cánh cho Ukraine

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:40
Đối với Mỹ, dự luật có nghĩa là các nhà cung cấp có thể bắt đầu chuyển vũ khí vào Ukraine ngay lập tức – còn đối với Ukraine, điều này mang lại sự yên tâm.

Chuyên gia nói về việc Mỹ tự sản xuất HALEU

Thứ 2, 22/04/2024 | 06:00
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước ông đã sản xuất được 200 pound (90,7 kg) uranium làm giàu đầu tiên.

Nga đáp trả bằng 34 cuộc tấn công tổng hợp, Kiev tổn thất nhiều khí tài

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:55
Trong số những khí tài bị quân đội Nga phá huỷ tuần qua có nhiều loại vũ khí hiện đại Mỹ cung cấp cho Ukraine.