Đằng sau hợp đồng vũ khí 'khủng' Nga-Trung

Đằng sau hợp đồng vũ khí 'khủng' Nga-Trung

Thứ 3, 26/03/2013 | 08:26
0
Trung Quốc và Nga vừa ký một hợp đồng vũ khí “khủng”, theo đó Trung Quốc sẽ mua hàng chục máy bay chiến đấu và tàu ngầm tối tân từ Nga, báo chí địa phương hôm qua (25/3) đưa tin. Đây là lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, Bắc Kinh ký một hợp đồng mua vũ khí lớn như vậy với Mowscow. Đằng sau hợp đồng vũ khí khác thường này ẩn chứa một thông điệp mà Nga và Trung Quốc muốn gửi đến cường quốc số 1 thế giới cũng là địch thủ chung của hai nước.

Hợp đồng vũ khí khủng và mối quan hệ hợp tác quân sự thắt chặt

Tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện vừa có chuyến thăm kéo dài 3 ngày đến Nga. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị mới. Trong thời gian qua, báo chí trong và ngoài nước Trung Quốc đã nói không ít về ý nghĩa của việc Chủ tịch Tập Cận Bình chọn Moscow là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Rõ ràng, trong bối cảnh bị Mỹ cùng các đồng minh Châu Á dồn dập thắt chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc, Bắc Kinh đặt rất nhiều hy vọng vào mối quan hệ với một nước lớn như Nga.

Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình được ca ngợi là rất thành công khi Nga và Trung Quốc ký được 30 thỏa thuận hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, từ năng lượng, thương mại, công nghệ đến vũ khí. Trong số này, đáng chú ý nhất là hợp đồng vũ khí “khủng” màNga và Trung Quốc vừa ký kết được với nhau.

Tiêu điểm - Đằng sau hợp đồng vũ khí 'khủng' Nga-Trung

Ảnh minh họa

Nguồn tin báo chí từ cả Nga và Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã ký hợp đồng mua 24 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 và 4 chiếc tàu ngầm lớp Lada của Moscow. Hợp đồng này trị giá lên tới hơn 2 tỉ USD. Đây chính là hợp đồng vũ khí lớn nhất mà Trung Quốc ký với Nga trong một thập kỷ qua.

Theo hợp đồng trên, hai chiếc tàu ngầm lớp Lada đầu tiên sẽ được đóng tại Nga và hai chiếc còn lại đóng tại Trung Quốc. Trong khi Su-35 vốn là thứ vũ khí mà Trung Quốc đã thèm khát từ lâu. Những chiếc Su-35 của Nga sẽ giúp Trung Quốc giảm áp lực cho hệ thống phòng không của nước này trước khi những chiếc chiến đấu cơ tàng chế tự hình đầu tiên của Trung Quốc có thể cất cánh được.

Ngoài ra, Trung Quốc và Nga còn được cho là sẽ hợp tác với nhau trong việc phát triển công nghệ quân sự, trong đó có tên lửa phòng không tầm xa S-400, máy bay vận tải lớn IL-476, máy bay tiếp dầu IL-78...

Ngay trong chuyến thăm Moscow, tân Chủ tịch Tập Cận Bình đã không hề giấu diếm mong muốn thắt chặt quan hệ hợp tác nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự với Nga.

Ông Tập Cận Bình đã có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và trở thành Nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung tâm Chỉ huy Lực lượng Vũ trang Nga.

Địch thủ chung

Nhìn lại lịch sử, Bắc Kinh và Moscow vốn có mối quan hệ không mấy êm đẹp, đặc biệt trong thời Chiến tranh Lạnh. Giữa hai nước vốn tồn tại một số mâu thuẫn và nghi kỵ lẫn nhau. Trung Quốc và Nga có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới với nhau. Ngoài ra, Moscow từng nhiều lần thể hiện sự bất mãn trước việc Trung Quốc sao chép công nghệ vũ khí hàng đầu của họ.

Tuy nhiên, rõ ràng, trong thời gian gần đây, Moscow và Bắc Kinh đã gạt bỏ sang một bên những mâu thuẫn, nghi kỵ nói trên để tìm đến gần nhau hơn. Vậy đâu là lý do khiến Nga và Trung Quốc hối hả tăng cường mối quanhệ hợp tác chung, đặc biệt là trên lĩnh vực quân sự.

Theo các nhà phân tích, Nga và Trung Quốc trong những năm gần đây đã bắt tay với nhau để làm đối trọng với cái màhọ gọi là sự thống lĩnh của Mỹ trên chính trường toàn cầu và đây cũng là một phần của liên minh quốc tế BRICS.

Như vậy, thực ra, quan hệ Nga-Trung Quốc đã được củng cố từ vài năm nay. Tuy nhiên, có vẻ như ở thời điểm này, mối quan hệ Nga-Trung được tăng cường ở mức đặc biệt hơn. Nguyên nhân chính nằm ở việc Trung Quốc đang cảm nhận được thấy mối đe dọa từ chiến lược quay trở về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Từ hồi cuối năm 2011, Washington đã tuyên bố thay đổi chiến lược, hướng trọng tâm về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – nơi Bắc Kinh đang tìm cách khẳng định, thiết lập ảnh hưởng của mình để biến nó thành “sân sau” của họ.

Sự quay trở lại đầy bất ngờ của Mỹ đã khiến vị trí của Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương lung lay mạnh mẽ. Bắc Kinh không thể không cảm thấy bất an khi xung quanh nước này dường như đang có một vòng vây vô hình do Mỹ thiết lập và thắt chặt dần.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc lại liên tiếp có những cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng và quyết liệt với các nước láng giềng. Những hành động cứng rắn, có phần “hung hăng” của Trung Quốc đã khiến mối quan hệ giữa nước này với các nước láng giềng trở nên xấu đi rất nhiều. Điều đó đã vô tình đem lại lợi ích cho Mỹ.

Mỹ đã củng cố quan hệ hợp tác chặt chẽ với một loạt nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Australia, New Zealand... Trong thế bị “bao vây” như vậy, Bắc Kinh tin rằng, việc tìm đến với Moscow là con đường thích hợp nhất để đối trọng với Mỹ.

Theo Vnmedia.vn

Ông Tập Cận Bình mang vũ khí Nga về cho Trung Quốc

Thứ 2, 25/03/2013 | 14:36
Trong chuyến thăm tới Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, 2 bên đã ký một hợp đồng cung cấp 4 chiếc tàu ngầm lớp Lada và 24 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35.

Ông Tập Cận Bình công du Nga tìm đối tác ngăn 'trục xoay' của Mỹ?

Thứ 7, 23/03/2013 | 09:11
Tân chủ tịch nước Trung Quốc ngày 22/3 đến Mátxcơva, trong chuyến công du quốc tế đầu tiên, với kỳ vọng vào nguồn năng lượng của Nga để củng cố guồng máy kinh tế và hỗ trợ ngoại giao của ông Putin nhằm ngăn "trục xoay" tái định vị của Mỹ tại châu Á.

Yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam

Thứ 2, 25/03/2013 | 21:26
Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.