Đằng sau những cuộc “xâm lăng kinh tế” của Trung Quốc vào châu Âu

Đằng sau những cuộc “xâm lăng kinh tế” của Trung Quốc vào châu Âu

Trần Danh Tuyên
Thứ 6, 15/09/2017 | 06:00
0
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang tiếp tục công cuộc “xâm chiếm” thị trường châu Âu, gia tăng ảnh hưởng tài chính và chính trị của nước này tại khu vực. Theo các chuyên gia kinh tế, đằng sau cuộc “xâm lăng kinh tế” này còn có nhiều ý đồ khác…

Nạn ăn cắp công nghệ, gián điệp kinh tế

Năm ngoái, châu Âu đã đánh bại thị trường Mỹ và trở thành điểm đến đầu tư lớn nhất ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc. Ông Dmitry Tratas, một chuyên gia tài chính và phân tích thị trường chứng khoán, đã chỉ ra một trong những lý do chính dẫn tới sự thay đổi trên là do chính sách kinh tế của Washington đối với Bắc Kinh.

Thế giới - Đằng sau những cuộc “xâm lăng kinh tế” của Trung Quốc vào châu Âu

Chính quyền Donald Trump hồi tháng Tám vừa qua mới yêu cầu điều tra hoạt động ăn cắp công nghệ của Trung Quốc.

 

Theo ông, Chính phủ Mỹ, đặc biệt là chính quyền Tổng thống Donald Trump và các chế định pháp lý của nước này đang gây ra ngày càng nhiều trở ngại đối với các nhà đầu tư của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.

“Mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ lâu vốn đã rất căng thẳng. Họ tuy là đối tác, nhưng trên thực tế Washington từng nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh cạnh tranh không lành mạnh, hay áp dụng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch”, chuyên gia nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa qua đã ký văn bản yêu cầu điều tra các hoạt động ăn cắp công nghệ, gián điệp kinh doanh của Trung Quốc.

Trung Quốc vốn được nhiều nước xem là cái nôi của hàng nhái. Bởi dường như không có bất kỳ sản phẩm nào họ không làm lại được, từ đồ ăn nhanh, quần áo, đồ chơi tới máy bay, tên lửa.

Năm 2013, một nhóm cựu quan chức cấp cao Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra về vấn nạn ăn cắp bản quyền và vi phạm sở hữu trí tuệ. Theo đó, 50-80% các vụ vi phạm tại Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, gián điệp kinh tế Trung Quốc nhằm vào Mỹ cũng tăng mạnh trong nhiều năm qua, đại đa số thủ phạm có quan hệ với Chính phủ nước này. Những công ty là nạn nhân lớn nhất phải kể tới tập đoàn quân sự Lockheed Martin, công ty hóa chất Dupont hay công ty sơn Valspar.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã nhiều lần vào cuộc điều tra vấn nạn này. Kết quả cho thấy, Trung Quốc là thủ phạm của 95% số vụ gián điệp kinh tế ở Mỹ.

Thủ đoạn của gián điệp kinh tế thường là dụ dỗ nhân viên các công ty Mỹ lấy dữ liệu quan trọng từ mạng máy tính. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng thủ thuật xâm nhập máy tính, để chiếm đoạt tài sản trí tuệ, hay bí mật thương mại.

Năm 2014, FBI từng phát hành đoạn video trên YouTube để cảnh báo những thủ đoạn cài cắm gián điệp của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ.

Thậm chí, Trung Quốc còn tuyển mộ các du học sinh Mỹ ở Trung Quốc làm gián điệp hoạt động thường xuyên ở Mỹ. Những du học sinh này thi vào các cơ quan ngoại giao, kinh tế, công nghiệp quốc phòng... của Mỹ với ý đồ làm gián điệp nằm vùng.

Những hoạt động như trên gây thiệt hại cho Mỹ tới vài trăm tỷ USD mỗi năm.

Mục đích sau việc đổ “hàng tấn” tiền vào châu Âu

Các công ty Trung Quốc hiện đang sở hữu “hàng tấn” tiền để đầu tư ra nước ngoài. Theo chuyên gia tài chính Tratas, kế hoạch ngầm của Bắc Kinh là “mở rộng tới tất cả các thị trường nơi có các công ty và tài sản có thể mua lại được”.

Thế giới - Đằng sau những cuộc “xâm lăng kinh tế” của Trung Quốc vào châu Âu (Hình 2).

Trung Quốc đã tập trung đầu tư mạnh mẽ vào châu Âu trong năm 2016.

 

Bình luận sâu hơn về sự tập trung đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc vào châu Âu, ông Tratas giải thích, nền kinh tế tại các quốc gia phương Tây có xu hướng tự do và cởi mở hơn trong chính sách đầu tư nước ngoài so với Mỹ.

“Theo tôi, kiểm soát đầu tư nước ngoài ở châu Âu không khắt khe như những gì Chính phủ Mỹ đang thực hiện. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc không phải không cảm thấy áp lực với thị trường châu Âu. Nhưng sự áp lực này chỉ nằm trong cách tiếp cận của hàng hóa Trung Quốc với thị trường châu Âu, chứ không phải điều kiện đối với các hợp đồng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)”, ông Tratas nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo chuyên gia Zhang Ning từ trung tâm Kinh tế và Tài chính, viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một phần Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài là bởi sự mất giá của đồng Nhân dân tệ trong vài năm trở lại đây.

“Kể từ ngày 11/8/2015, tỷ giá đồng Nhân dân tệ bắt đầu tụt giảm, kết quả là nhiều doanh nghiệp Trung Quốc quyết định tập trung vào các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Hơn nữa, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng ở nội địa Trung Quốc đã bị hạn chế nên nhiều công ty tìm cách sở hữu các tài sản nước ngoài. Đây cũng là một phần trong những nỗ lực của giới kinh doanh Trung Quốc trong việc toàn cầu hóa sự phát triển cũng như nâng tầm tài sản của họ lên đẳng cấp quốc tế”, ông Zhang nói.

Theo một nghiên cứu bởi viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (MERICS), đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bắc Kinh vào châu Âu năm 2016 đạt 36 tỷ Euro, tăng 77% so với năm 2015.

Quốc gia điểm đến lớn nhất của nguồn tiền khổng lồ từ Trung Quốc chính là Vương quốc Anh, Đức, Pháp, chiếm 59% tổng số vốn đầu tư năm ngoái vào châu Âu.

Những ngành công nghiệp mà Bắc Kinh đầu tư ở châu lục này tập trung vào giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, máy móc công nghiệp, năng lượng và hàng tiêu dùng.

Năm 2016, những ngành nêu trên chứng kiến mức tăng trưởng đạt 100 đến 150% trong đầu tư của Trung Quốc so với giai đoạn năm 2013-2015.

Đối với ba “ông lớn” của kinh tế châu Âu, Trung Quốc không chỉ muốn đầu tư vào các nền kinh tế phát triển mà còn muốn nhằm vào những quốc gia có vai trò đầu tàu chính trị. Trung Quốc tập trung vào thị trường Bắc Âu, khu vực kinh tế ổn định và có ảnh hưởng quyết định chính trị tới toàn châu Âu.

Tuy nhiên, họ cũng không lơ là Nam Âu, dù vùng này luôn tồn tại nhiều rủi ro kinh tế. Tại đây, Bắc Kinh muốn tăng cường vị thế chính trị của mình.

Theo ông Vladislav Belov, chuyên gia về Đức kiêm Giám đốc viện Nghiên cứu châu Âu tại đại học Khoa học Nga, việc Trung Quốc “bùng nổ” đầu tư vào thị trường châu Âu năm 2016 không phải vô tình.

“Đó là kế hoạch lâu dài mà Trung Quốc đã theo đuổi và năm qua chúng ta chứng kiến sự đỉnh điểm các hoạt động đầu tư của nước này. Năm ngoái là bước thực hiện mà doanh nghiệp Trung Quốc đã chuẩn bị trước đó. Đó chính là lý do vì sao các chuyên gia nhận định rằng năm nay hoạt động này có thể sẽ giảm bớt”, Belov nói.

Xem thêm: Trút mưa bom xuống Afghanistan - Mỹ vẫn loay hoay trong mớ hỗn độn

D.T

Lệnh trừng phạt “mạnh nhất có thể” với Triều Tiên khiến Trung Quốc và Nga lo ngại

Thứ 3, 12/09/2017 | 19:00
Lệnh trừng phạt mới vào Bình Nhưỡng khiến các quan chức Trung Quốc lo ngại gây mất ổn định tại Triều Tiên. Nga cũng bày tỏ sự lo ngại về việc thúc đẩy lệnh trừng phạt.

Ấn Độ - Nhật Bản bắt tay hợp tác, “chiếu tướng” Trung Quốc?

Chủ nhật, 10/09/2017 | 10:52
Mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Nhật Bản đang được đẩy mạnh bởi giới chức hai bên. Giới quan sát nhận định, đây là động thái cho thấy sự cứng rắn của cả New Delhi và Tokyo trước Trung Quốc, kẻ đang bành trướng mạnh ở khu vực và trên thế giới…

Đà Nẵng: Kinh hoàng công nghệ sản xuất giá đỗ bằng hóa chất Trung Quốc

Thứ 5, 31/08/2017 | 18:30
Loại hóa chất này có xuất xứ từ Trung Quốc, nhằm kích thích tăng trưởng, giúp giá đỗ phát triển nhanh, tăng sản lượng và trắng đẹp hơn.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.