Đánh đu tính mạng qua đò dây ngày Tết

Đánh đu tính mạng qua đò dây ngày Tết

Thứ 2, 04/02/2013 | 16:28
0
Những con đò được làm thô sơ, không mái chèo, không máy móc, chỉ độc nhất một sợi dây nối ngang sông và kéo tay thế mà đưa hàng trăm lượt người cùng các loại phương tiện qua sông mỗi ngày. Đó là đò dây - một phương tiện giao thông "sáng tạo" của người dân Mỹ Hưng (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Tận mắt chứng kiến việc đi đò dây này, không ít người giật mình. Người dân nơi đây thì vẫn vô tư đến hồn nhiên với nó. Hàng ngày, họ trao tính mạng mình vào những chuyến đò mong manh cùng con nước.

Hiểm hoạ khó lường

Vì có việc gia đình, những ngày giáp Tết Quý Tỵ, tôi có dịp tới địa phận xã Mỹ Hưng (huyện Thanh Oai, Hà Nội), hỏi thăm đường đi tắt sang huyện Thanh Trì, người dân khu vực này đều hồ hởi: "Ở đây có 3 bến đò dây là Quảng Minh, Đan Thầm, Thạch Nham, anh cứ đi dọc bờ sông là thấy. Còn muốn đi cầu phải vượt qua quãng đường gần chục ki lô mét mới tới". Một bác cao tuổi tư vấn, tốt nhất hãy chọn phương tiện vận chuyển bằng đò dây để qua sông, nó vừa gần vừa tiết kiệm thời gian. Người dân ở đây toàn đi bằng phương tiện đó. Đò dây từ lâu đã là phương tiện giao thông có thương hiệu của xã rồi.

Tôi có mặt tại bến đò Quảng Minh, từ phía bên kia sông, một người đàn ông nhỏ thó đang loay hoay bắc cầu cho xe máy và người lên đò. Chỉ chừng trong chốc lát, trên con thuyền, chiếc xe máy cùng một số người khách đã ra tới giữa sông. Chủ đò gồng mình, tay bám chắc dây đu, thoáng chốc con đò lại chòng chành trên mặt nước đen ngòm. Nhìn cảnh tượng đó, tôi thực sự ngỡ ngàng.

Tiếp chúng tôi khi đò vừa cập bến, chưa kịp lau mồ hôi nhễ nhại, dù trời chỉ có chút nắng héo hắt của ngày đông giáp tết, ông Nguyễn Mạnh Đại chủ đò cho biết: "Ở thôn Quảng Minh, chỉ duy nhất gia đình tôi chở khách. Đời cha tôi đã làm nghề chở đò từ khoảng những năm 1964 - 1965 của thế kỷ trước. Còn tôi cũng đã ngót nghét 30 năm kinh nghiệm chở khách bằng đò trên con sông Nhuệ này. Mặc dù vất vả, thu nhập chả được là bao, mỗi chuyến chỉ lấy 3.000- 5000 đồng/khách, thậm chí nhiều lúc còn miễn phí cho học sinh, người già nhưng tôi vẫn vui bởi chủ yếu phục vụ cho bà con trong thôn, trong xã".

Xã hội - Đánh đu tính mạng qua đò dây ngày Tết

Ảnh minh họa

Theo ông Đại, trước đây đò dây làm thủ công bằng tre, gỗ. Năm 1999, gia đình ông đã làm lại con đò, đổ bằng bê tông (chi phí khoảng 5 triệu đồng). Nếu chở tối đa cũng được 5 chiếc xe máy cùng hàng chục người trên đò/lần qua sông. Nhiều lúc nước lên, sông rộng mênh mông, mình quen nhưng nếu khách lạ họ vẫn sợ. 

Tại bến đò thuộc thôn Đan Thầm, xã Mỹ Hưng, chị Bình (chủ đò) thổ lộ: "Cái nghề này mệt nhọc lắm chú ạ! Nắng mưa, đêm ngày, gió rét, có khách gọi là chở. Quả thực đã có những lúc nước sông chảy xiết, cả người kéo đò lẫn khách cùng xe máy rơi tùm xuống sông, phải gọi um lên để cứu người và xe, may mà không ai bị đuối nước. Gần tết, lượng người đi đò nhiều hơn".

Ước mơ một cây cầu

Trước vẻ mặt lo lắng của chúng tôi khi chủ đò chỉ sử dụng duy nhất một sợi dây để kéo đò cùng hành khách qua sông, liệu có đảm bảo an toàn tính mạng và phương tiện tài sản, chị Bình thừa nhận: "Đi sông nước ắt có nguy hiểm nhưng chẳng còn cách nào khác, đò dây vừa tiết kiệm thời gian lại vừa rẻ. Hơn 20 năm gắn bó với nghề, tôi và người dân trong xã cũng luôn mong mỏi có một cây cầu nhưng có lẽ niềm mong mỏi ấy hãy còn xa!".

Anh Phan Văn Hùng (huyện Thanh Trì), bên này bến sông, cũng là khách ruột của đò dây, bộc bạch: "Đã 7 năm rồi, ngày nào tôi cũng đưa con qua sông bằng con đò dây này. Tôi gửi con sang nhà ngoại ở thôn Quảng Minh để 2 vợ chồng đi làm. Đi đò dây nhiều thành quen nhưng mỗi lần nước lên, đưa con qua sông, tôi vẫn rùng mình. Tôi không lo lắng cho bản thân nhưng sợ con bị ám ảnh bởi cái đò dây "tội nghiệp" ấy. Nếu có cây cầu thì thuận tiện biết bao". 

Qua tiếp xúc với những người lái đò dây ở 3 bến đò tại Mỹ Hưng, tôi được biết, ông Đại, chị Bình hay bất kỳ ai làm nghề đò dây qua sông để kiếm sống nhưng vẫn mong có một cây cầu để thông thương kinh tế, văn hoá giữa các vùng miền thuận tiện hơn. Dù, có thể, ngay sau đó, những người chủ đò dây này thất nghiệp.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, TP. Hà Nội đã đồng ý với chủ trương xây dựng cầu dân sinh tại Mỹ Hưng. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay, những chuyến đò nguy hiểm vẫn  tiếp tục được thực hiện, bất kể thời tiết mưa, nắng, rét buốt.      

Quỳnh Chi

Phải cưa chân, cắt tay để cứu... tính mạng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Người phụ nữ đầu trọc lốc, tay phải, chân phải đã bị cưa đi để cứu lấy tính mạng. Căn bệnh ung thư xương quái ác đang từng ngày ăn mòn chị. Chị chỉ biết nén nỗi đau vào lòng và cố gượng cười trước mặt người thân.

Khủng khiếp hủ tục “Giết người vì danh dự”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Giết người danh dự (honour killing) là thuật ngữ chỉ giết người vì danh dự của gia đình thường là gia đình của chính nạn nhân hay giết người theo phong tục. Nạn nhân da số là phụ nữ và hung thủ chính là người thân của họ. Đó có thể là cha ruột, anh em trai hay thậm chí anh em rể.

Nghề đánh đu với sinh mạng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
– Nghiệp mót sắt đã và đang bắt bao con người vì miếng cơm, manh áo mà phải sống với nhiều nguy cơ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào: Mất mạng, sống kiếp người tàn phế. Dù biết trong gang tấc, may rủi, sống chết sẽ đến bất cứ lúc nào.

Đột quỵ, tâm thần vì “đánh đu” với vàng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Giá vàng vượt lên đỉnh cao mới, phá vỡ mọi dự đoán vào đầu tuần với mức giá 49,2 triệu đồng/lượng, chưa ngấm quả "thua đau" khi giá vàng chạm ngưỡng 46 triệu đồng, nhiều người lại đổ xô đi mua vàng. Vậy nhưng chỉ sau một đêm giá vàng lao dốc không phanh, nhiều người ôm vàng giá cao... "chết đứng".