Nhà ‘người âm’: ‘Mát mặt’ người chết, ’vuốt ve’ người sống

Nhà ‘người âm’: ‘Mát mặt’ người chết, ’vuốt ve’ người sống

Chủ nhật, 07/04/2013 | 11:28
0
Chỉ cần nhìn vào ngôi mộ, bất cứ ai đi qua cũng có thể "nhận ra" người đang yên nghỉ dưới lớp đất sâu kia lúc sống làm gì, đam mê gì... Từng viên đá, loại cây đều được chọn lựa theo đúng "gu" của chủ nhân lúc đương thế. Những ngôi mộ này không những khiến người sống trầm trồ mà chắc cả người nằm dưới mộ cũng phải “mát mặt”!.

Mộ phần không "đụng hàng"

Một người đã khuất muốn truyền tải thông điệp gì ở ngôi mộ của họ khi họ đã sang thế giới bên kia?. Họ từng làm nghề gì? Ước mơ  của họ từng dang dở hay chỉ đơn giản là chọn hướng, vật liệu hợp phong thủy để cầu an cho con cháu trên dương gian?. Tưởng rằng, những nỗi lo "trần thế" chỉ ám ảnh người sống, ít ai ngờ rằng, ngôi nhà ở thế giới bên kia cũng cầu kỳ, "ám ảnh" không kém bằng những chuẩn bị cầu kỳ cho một ngôi mộ.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Những thông tin đăng tuyển về những dịch vụ thiết kế nhà cho người sống chẳng còn là chuyện lạ. Nhưng "mẫu nhà" riêng, không "đụng hàng" của từng mộ phần, thậm chí không ít kiến trúc sư còn chuyển hẳn sang thiết kế, trang trí mộ phần cho người âm. "Chúng tôi sẽ đem đến cho quý vị sự hài lòng về những bản thiết kế của các công trình: Lăng mộ, khu tưởng niệm... truyền tải thông tin giúp cho các quý vị góp phần tưởng nhớ và tri ân nguồn cội... Chúng tôi, với đội ngũ Kiến trúc sư, tư vấn - thiết kế, các nghệ nhân giầu kinh nghiệm thi công chế tác công trình văn hóa, tu bổ di tích đình chùa, từ đường, nhà thờ họ, miếu mao, lăng tẩm và các khu khuôn viên tưởng niệm của gia đình, dòng họ...

Các công trình chúng tôi thiết kế, thi công chế tác bằng chất liệu: Gỗ các loại, đá tự nhiên, bê tông giả gỗ và các loại vật liệu khác". Những thông điệp được các nhà thiết kế, trang trí cho "ngôi nhà" ở thế giới bên kia chuyển tải có lẽ chưa "ấn tượng" bằng những ngôi mộ "khắc họa" hình ảnh của người sống mà tôi gặp ở Hòa Bình.

Trong một chuyến công tác Hòa Bình, tôi được một người bạn dẫn đi xem những ngôi mộ mà theo lời giới thiệu của anh bạn là không "đụng hàng" và nó khiến cho cả người chết cũng phải mát mặt!. Đã từng đặt chân đến không ít nghĩa trang chật chội như Văn Điển, Vĩnh Hằng (Hà Nội) và cả những khu nghĩa trang nằm xen lẫn trong khu dân cư, tôi không hiểu điểm gì khiến cho một người từng sợ nghĩa trang như sợ người nghiện lại hứng khởi giới thiệu tôi đi xem và "xăm xắn" đặt chỗ sẵn cho người già trong nhà như anh bạn tôi.

Xã hội - Nhà ‘người âm’: ‘Mát mặt’ người chết, ’vuốt ve’ người sống

Theo Hưng (bạn tôi), "ngắm" dần những vị trí có phong thủy tốt để sau này người thân tuổi cao lỡ có bề gì cũng không "luống cuống". Anh Hưng bảo rằng, đặt chỗ trước là nhu cầu của không ít người hiện nay, bởi việc chuẩn bị nơi yên nghỉ cũng cầu kỳ không kém mua nhà cho người sốngå. Huyệt cát tốt hay hung (huyệt tốt hay xấu-PV) ảnh hưởng đến người đã khuất và cả người đang sống. Hưng bảo rằng: "Để nhận biết huyệt mộ có "đắc địa" hay không, người ta thường lưu tâm đến chọn màu sắc đất, nơi gò cao hay đất bằng. Để chọn nơi đặt mộ, người ta chọn nơi đất hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn, cỏ cây tươi tốt thì gia chủ và con cháu sẽ phú quý. Sau khi đào, thấy đất ở dưới mịn, có màu ngũ sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, hồng có vân.

Đất này gọi là "Thái cực biên huân". Đồi đất và dòng nước bao bọc: Huyệt mộ nằm trong thế này được xem là huyệt quý. Khi chọn đất đặt mộ, nhiều người còn đặc biệt lưu tâm đến việc tránh hung phùng cát (căn cứ vào phép sinh khắc ngũ hành để đặt hướng mộ và chọn giờ, tháng, năm phù hợp-PV) như: Tọa Đông (thuộc Mộc), mộ nhìn hướng Tây; đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Tỵ, Dậu, Sửu (tam hợp Kim cục)". Có lẽ việc chọn vị trí đặt mộ chưa cầu kỳ bằng cách mà con cháu trang trí cho ngôi nhà của cha ông họ mà tôi gặp ở nghĩa trang này.

Điều đập vào mắt chúng tôi là những chiếc xích đu duyên dáng đung đưa, âm nhạc nổi lên giữa không gian rộng lớn... Đặc biệt hơn nữa khi tôi được dẫn tới tham quan một ngôi mộ mà theo anh Hưng (bạn tôi) là tôi có đi khắp Việt Nam cũng không có ngôi nào giống vậy. Một ngôi mộ "truyền tải" được nhiều thông điệp nhất với cả người thân và người dưng. Từ xa, bức tranh "Kéo pháo ở Điện Biên Phủ" đã thu hút sự chú ý của tôi. Cùng với đó, trong khuôn viên mộ được trang trí cùng các đồ nghề như giá vẽ, bút vẽ... gắn liền với năm tháng làm việc của ông. Dù tôi không hề biết người nằm dưới là ai nhưng tôi và bất cứ ai đi qua đều biết, chủ nhân của ngôi mộ là một họa sỹ. Ngôi mộ không xa hoa nhưng lại khiến con cháu và bất cứ ai cũng lưu giữ được "ấn tượng" về người họa sỹ đang yên nghỉ ở đây.

Mang bình an trong tâm trí, thanh thản trong tâm hồn

Bác Nguyễn Văn Hòa (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: "Lúc trẻ lo làm sao mua được một ngôi nhà để an cư lạc nghiệp. Nhưng đến khi đã 75 tuổi như tôi lại lo làm sao cho mình một chỗ yên nghỉ khi về cõi vĩnh hằng. Tôi cũng có ba người con, hai đứa đang làm việc ở nước ngoài, một đứa đang ở TP. HCM. Có lẽ chẳng ai muốn tự mình đi chọn chỗ yên nghỉ nhưng trước cảnh đất người sống còn không có nhà thì lo trước một chỗ yên nghỉ lúc về sang thế giới bên kia cũng là điều nên làm. Chính vì thế tôi tự đi tìm hiểu những dịch vụ liên quan đến thế giới bên kia để con cái không phải lo nghĩ nhiều".

Theo anh Đức Cương, trưởng bộ phận thiết kế của một nghĩa trang thì ngôi mộ của họa sỹ được trang trí theo "gu" riêng chỉ là một trong số ít những ngôi mộ ấn tượng khắc họa được phần nào hình ảnh người mất trong tâm trí con cháu. Ngoài các mẫu mộ được thiết kế sẵn, các nhân viên thiết kế còn sẵn sàng lắng nghe ý tưởng của các gia đình về "ngôi nhà" mà họ mong muốn làm cho người thân. "Chúng tôi đã nhận được yêu cầu đặt hàng của một vị nhạc sỹ là phải thiết kế khuôn viên và phần mộ làm sao mà người thân hay bất cứ ai ghé thăm mộ ông sẽ được nghe những ca khúc mà gắn liền với sự nghiệp của vị này" anh Cương chia sẻ.

Theo một chuyên gia xã hội học, những dịch vụ trang trí mộ, thiết kế mộ riêng... cho thấy một hiện thực xã hội mà ở đó con người được phục vụ đầy đủ các dịch vụ đến tận "chân răng". Nó phần nào thể hiện mong muốn của con người là được chia sẻ, được quan tâm tới người đã mất. Nó cho người đang sống có được sự "vuốt ve" tâm linh, bởi họ đang cố gắng làm những điều để an ủi tinh thần cho chính họ chứ không phải vì người khác. Quan trọng hơn là nó khiến người sống cảm thấy luôn "nhìn" thấy hình ảnh người thân của họ.                                  

Đỗ Thơm

Gọi hồn nhờ người âm... lãnh đạo doanh nghiệp

Thứ 3, 05/03/2013 | 10:43
Ngày nay, dịch vụ gọi hồn được mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều người.

Về làng Tấm nghe chuyện 'làm nhà' cho 'thế giới người âm'

Thứ 6, 22/03/2013 | 16:14
Trước đây nghề nông luôn gắn bó với người dân làng Tấm, nhưng từ khi nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về xã Định Trung, nhiều người dân ở đây từ nghề nông đã chuyển sang nghề bốc mộ, tu sửa và xây lăng mộ.

Tâm sự của nữ sinh học nghề chăm sóc người chết

Thứ 7, 06/04/2013 | 08:15
Lịch học của nữ sinh ngành Quản lý tang lễ này căng thẳng không kém gì sinh viên các ngành học khác.

Về nơi người sống canh gác cho... người chết

Thứ 2, 25/03/2013 | 10:47
Gần đây, người dân ở xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi, Hòa Bình bỗng dưng phải sống cảnh hoang mang, lo lắng vì những ngôi mộ ngoài nghĩa địa thường xuyên bị đào bới tìm cổ vật. Mỗi khi có người lạ mặt xuất hiện, cả làng lại phải thức thâu đêm canh mộ cho người chết...