Đạt được mục tiêu lạm phát trên 2%, Nhật Bản mừng hay lo?

Đạt được mục tiêu lạm phát trên 2%, Nhật Bản mừng hay lo?

Thứ 7, 21/05/2022 | 15:45
0
Các công ty Nhật tăng giá không phải vì người tiêu dùng háo hức mua sắm và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, mà vì giá nguyên liệu khiến họ không còn lựa chọn nào khác.

Gần một thập kỷ kể từ khi Ngân hàng Trung ương đặt mục tiêu đạt được lạm phát ở mức 2%, Nhật Bản cuối cùng đã đạt được mục tiêu của mình vào tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, thay vì vui mừng, cột mốc này lại gây quan ngại về tác động của chi phí năng lượng và nguyên liệu cao đối với nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Khi ông Haruhiko Kuroda nhậm chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương (BoJ) hồi tháng 4/2013, ông đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản lên 2% "trong khoảng hai năm", đất nước bắt đầu thực hiện chính sách "giai đoạn nới lỏng mới" với một lượng lớn tiền được bơm vào thị trường.

Đạt được mục tiêu lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi trên toàn quốc (CPI lõi) của Nhật Bản, không bao gồm chi phí thực phẩm tươi sống biến động nhưng có bao gồm chi phí năng lượng, đã tăng 2,1% trong tháng 4 so với một năm trước đó và là mức tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua. Nguyên nhân do giá hàng hóa cao hơn và đồng Yên yếu đã giúp lạm phát vượt mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương đề ra.

Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông (MIC), chỉ số CPI cốt lõi đã ở mức trên 2% vào tháng 3/2015, sau khi tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8%. Nếu loại trừ tác động của việc tăng thuế, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 9/2008 lạm phát Nhật Bản đạt trên 2%.

Thế giới - Đạt được mục tiêu lạm phát trên 2%, Nhật Bản mừng hay lo?

Quốc kỳ Nhật Bản tung bay bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ở Tokyo, Nhật Bản vào ngày 27/9/2021. Ảnh: Bloomberg.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lần đầu đặt mục tiêu lạm phát 2% vào năm 2013, với kỳ vọng tạo ra một chu kỳ hợp lý là lương cao hơn, đầu tư doanh nghiệp nhiều hơn và chi tiêu tiêu dùng tăng lên. Tuy nhiên, ngân hàng cho rằng tình huống hiện tại lạm phát do chi phí đẩy, nguyên nhân bắt nguồn từ chi phí năng lượng, thực phẩm, kim loại và các hàng hóa khác tăng cao.

Các nhà hoạch định chính sách đã phân biệt sự khác biệt giữa tình hình của Nhật Bản với Mỹ. Tại Mỹ, nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ đã thúc đẩy lạm phát trên 8% và kích hoạt các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Tại Nhật Bản, nền kinh tế đã suy giảm nhẹ trong quý đầu tiên của năm nay và Ngân hàng Trung ương cho biết không có kế hoạch nâng lãi suất.

Nguyên nhân tăng giá

Các công ty Nhật Bản tăng giá không phải vì người tiêu dùng háo hức mua sản phẩm và sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn, mà vì công ty cho rằng giá nguyên liệu khiến họ không còn lựa chọn nào khác.

Trong tuần này, đơn vị nước giải khát của tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đa quốc gia đến từ Nhật Bản Suntory Holdings Ltd cho biết họ có kế hoạch tăng giá hơn một nửa các sản phẩm bao gồm nước đóng chai và cà phê đóng hộp bắt đầu từ tháng 10. Giá sẽ tăng từ 6% đến 20%.

Đại diện tập đoàn Suntory cho biết: “Chi phí sản xuất đang trở nên trầm trọng hơn đáng kể do giá nguyên liệu thô tăng cao", đồng thời trích dẫn sự sụt giảm gần đây của đồng Yên và chi phí tái chế nhựa cao hơn.

Dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố mới đây cho thấy chi phí mà các tập đoàn trả cho vật liệu và hàng hóa như thép và dầu trong tháng 4 đã tăng 10% so với một năm trước đó, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 1981 khi có dữ liệu so sánh.

Bộ phận bán hàng của hãng sản xuất máy in Seiko Epson Corp cho biết hôm 20/5 rằng sẽ tăng giá máy in, máy quét, mực in và các sản phẩm khác ở Nhật Bản lên 12%, nguyên nhân do chi phí nguyên liệu và vận chuyển cao hơn.

Bất chấp những động thái như vậy, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có khả năng sẽ tiếp tục duy trì chính sách giữ lãi suất gần bằng 0 bởi họ cho rằng mức lạm phát trên mục tiêu 2% của ngân hàng là khó có thể kéo dài.

Thế giới - Đạt được mục tiêu lạm phát trên 2%, Nhật Bản mừng hay lo? (Hình 2).

Khách hàng đang xem đồ uống tại một cửa hàng tiện lợi ở thành phố Yokohama, Nhật Bản vào ngày 10/1/2022. Ảnh: AFP.

Một số nhà kinh tế cho rằng người tiêu dùng có thể cảm thấy mức tăng lương là không đủ để chi trả cho mức giá cao hơn. Bà Nobuko Kobayashi, chuyên gia ngành tiêu dùng tại hãng tư vấn Ernst & Young, cho biết: “Cách sử dụng lao động cứng nhắc ở Nhật Bản đồng nghĩa rằng ít sự dịch chuyển lao động và do đó ít có khả năng tăng lương, điều này cũng làm giảm khả năng lạm phát”; “Nhật Bản có khả năng vẫn giảm phát, ít tăng giá và tăng lương hơn so với các nước phương Tây”.

Nhật Bản đã ghi nhận ​​mức tăng lương khoảng 1% hoặc thậm chí ít hơn trong năm qua, trong khi đó tiền lương thực tế - được điều chỉnh theo lạm phát - đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng vào tháng 3, theo dữ liệu của Bộ Lao động.

Triển vọng

Trong một bài phát biểu ngày 13/5, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda nhận định nước này đang phục hồi hậu đại dịch Covid-19 chậm hơn so với Mỹ và châu Âu. Ông cho biết việc tăng giá là do chi phí năng lượng và thiếu tính bền vững, dự báo lạm phát không tăng mạnh trong trung và dài hạn.

Ông Kuroda nói: “Vai trò của chính sách tiền tệ trong những trường hợp này là hỗ trợ vững chắc sự phục hồi của tổng cầu bằng cách cung cấp các điều kiện tài chính phù hợp”. Ngân hàng Trung ương dự báo lạm phát cốt lõi có thể sẽ giảm xuống khoảng 1% trong những năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024 và tháng 3/2025.

Chuyên gia kinh tế Yuka Mera của hãng dịch vụ tài chính JPMorgan bày tỏ tin tưởng lạm phát sẽ giảm tốc vào năm 2023. Bà cảnh báo đợt tăng giá gần đây có thể thay đổi tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản.

Phạm Hà Thanh (theo WSJ, Kyodo News)

Giá tiêu dùng tháng 4 của Nhật Bản tăng mạnh nhất trong hơn 7 năm

Thứ 6, 20/05/2022 | 08:48
Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã tăng trong 8 tháng liên tiếp, do giá nhiên liệu tăng cao và đồng Yên yếu làm tăng chi phí nhập khẩu.

Tại sao Nhật Bản có quá ít phụ nữ giữ vai trò quản lý lãnh đạo?

Thứ 2, 16/05/2022 | 07:00
Nhật Bản xếp thứ 120 trong số 156 quốc gia trên thế giới về khoảng cách giới, thấp hơn đáng kể so với các quốc gia G-7 khác.

Nhật Bản tiếp tục trừng phạt Nga

Chủ nhật, 03/04/2022 | 16:11
Nhật Bản sẽ cùng với các quốc gia khác đánh giá biện pháp hạn chế hơn nữa nền kinh tế Nga, tuy nhiên quốc gia này không có ý định rút khỏi các dự án dầu khí ở Nga

Nguyên nhân khiến Nhật Bản "miễn nhiễm" với lạm phát

Chủ nhật, 19/12/2021 | 10:49
Lạm phát của Nhật Bản trong tháng 10 ở mức 0,1%, thậm chí con số ấy sẽ là âm nếu loại đi sự biến động về giá cả của thực phẩm và năng lượng.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.