Dầu ăn thực vật có thực sự an toàn?

Dầu ăn thực vật có thực sự an toàn?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
0
– Ngay sau khi Nguoiduatin.vn đăng bài "Dầu ăn Otran đông như mỡ lợn", nhiều bạn đọc đã gửi thư, gọi điện về tòa soạn chia sẻ thông tin xung quanh vấn đề sử dụng dầu ăn Otran nói riêng, các loại dầu thực vật nói chung.

Nhiều ý kiến nghi ngờ

Trong e-mail gửi về tòa soạn, bạn Tran Dung cho biết, Otran là nhãn hiệu của công ty mới vào thị trường. Nhãn hàng Otran được viết tắt của Zero Transfat (tức là không transfat). Transfat là một loại acid xấu, làm tăng cholesterol xấu, giảm cholestorol tốt, làm tăng nguy cơ các bệch về tim mạch, nghẽn mạch máu. Omega 3 và omega 6 giúp cơ thể tổng hợp được prostagin, giúp máu lưu thông dễ dàng. Vì vậy, nhãn hàng Otran và ý nghĩa Otran là nhãn hàng quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.

Xã hội - Dầu ăn thực vật có thực sự an toàn?Chai dầu ăn Otran của Cty Commodities bị đông

“Nhà mình ăn dầu thực vật cứ chọn dầu nào mà không hoặc ít có transfat, nhiều omega 3 và omega 6 mà ăn. Như vậy mới tốt cho sức khỏe Otran tên hay thế mà bị đông nhỉ?” - bạn Tran Dung thắc mắc.

Còn bạn Hoàng Anh chia sẻ: “Mình có đọc được một thông tin để thử loại dầu tốt, xấu thế này: khi mua về người tiêu dùng có thể thử bằng cách để dầu vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu dầu nào bị đông đặc hoặc tạo cặn đặc thì chứng tỏ loại đó chứa nhiều axit béo no, không tốt cho sức khỏe”.

Tuy nhiên, khi đọc thông tin thấy dầu ăn bị đông như mỡ lợn , bạn Hoàng Hải tỏ ra ghê sợ: “Thế này làm sao mà dám ăn. Mong báo làm rõ vấn đề này cho dân tình đỡ hoang mang”.

Xã hội - Dầu ăn thực vật có thực sự an toàn? (Hình 2).Các chai dầu ăn Otran bị đông như mỡ lợn mà bạn đọc gửi cho báo Nguoiduatin.vn

Bạn Thu Phương tiết lộ: “Nhà mình đã dùng qua nhiều loại dầu ăn, nhưng chưa từng gặp trường hợp nào bị đông như chai dầu nhãn hiệu Otran như báo nêu. Có thể đây là dầu rởm bị tung ra thị trường nhằm thu lợi nhuận mà không để ý đến sức khỏe của bà con như các cơ quan truyền thông thường hay khuyến cáo. Các mẹ ơi, đi mua hàng nên tránh những nhãn hàng không chất lượng nhé!”.

Xã hội - Dầu ăn thực vật có thực sự an toàn? (Hình 3).

Thậm chí, bạn Phuong Dung còn nghi ngờ: “Cũng có thể dầu Otran bị làm giả, không phải sản phẩm của công ty”.

Dễ bị mắc các bệnh về tim mạch

Như Nguoiduatin.vn đã đăng , trả lời PV, đại diện Công ty cổ phần Commodities, đơn vị sản xuất và phân phối dầu ăn Otran loại hỗn hợp A cho biết: “Sở dĩ dầu ăn này bị đông vì chứa dầu cọ, mà dầu cọ sẽ bị đông khi để trong môi trường có nhiệt độ dưới 23 độ C”.

Tuy nhiên, trên một báo điện tử của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: “Đối với dầu cọ, dầu dừa hay mỡ động vật móng guốc như mỡ bò, mỡ trâu, mỡ ngựa... phần lớn là ở dạng mỡ đặc khi ở nhiệt độ bình thường vì chúng chứa nhiều axit béo no. Vì thế, khi ăn các sản phẩm này vào con người dễ bị các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, mỡ máu dẫn đến bị xơ vữa động mạch”.

Xã hội - Dầu ăn thực vật có thực sự an toàn? (Hình 4).Dầu ăn Otran bị đông bên cạnh một loại dầu khác

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, đối với người tiêu dùng, các nhà khoa học trên thế giới khuyến cáo không nên ăn nhiều các loại mỡ động vật ở dạng đặc. Người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt dầu (dầu thực vật) và mỡ (mỡ động vật và dầu cọ, dầu dừa): ở nhiệt độ thông thường mỡ sẽ lỏng nhưng khi nhiệt hạ thấp mỡ dễ đông đặc lại.

Người tiêu dùng cũng nhận biết các hãng sản xuất làm "dối" bằng cách pha thêm dầu dừa, dầu cọ vào dầu tốt: Khi hòa tan ở nhiệt độ thường, các loại dầu giống nhau nhưng nhiệt độ dưới 15 độ C dầu có axit béo no sẽ đóng váng lại.

Còn theo báo Sức khỏe và Đời sống, dầu dừa và dầu cọ có rất ít axit béo không no (axit tốt) và nhiều axit béo no (axit không tốt), làm tăng hàm lượng cholesterol xấu, gây vữa xơ động mạch và các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Xã hội - Dầu ăn thực vật có thực sự an toàn? (Hình 5).

Trong khi số axit béo no trong mỡ lợn là 43 thì ở dầu dừa là 91 và ở dầu cọ là 48. Mặt khác, số axit béo không no ở mỡ lợn là 56, dầu cọ là 53 và dầu dừa là 9.

“Vì vậy, khi mua dầu thực vật, chúng ta cần xem xét kỹ thành phần của chúng, nhất là đối với các loại dầu hỗn hợp. Không nên mua các loại dầu không ghi rõ thành phần mà chỉ có chữ Cooking Oil", tờ báo chuyên ngành này viết.

Nguoiduatin.vn sẽ tiếp tục thông tin sự việc này.

Đức Kế