Đầu tư 10 tỷ đồng làm bến xe để

Đầu tư 10 tỷ đồng làm bến xe để "đắp chiếu"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Tháng 92009, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam khai trương bến xe Bắc Quảng Nam tại xã Điện An (Điện Bàn).

Theo Ban quản lý, bến có 10 tuyến vận tải khách liên tỉnh với 25 xe khách đăng ký hoạt động nhưng cho đến nay bến “không khách”, “không xe”… Với tổng diện tích hơn 7,58 ha, là đất sản xuất lúa của mấy chục hộ dân bị thu hồi, nay là nơi kinh doanh sản xuất của gần 10 công ty, doanh nghiệp đang diễn ra tấp nập tại đây.

Xã hội - Đầu tư 10 tỷ đồng làm bến xe để 'đắp chiếu'

Phía sau và bên trái bến xe là nơi tập kết gỗ

Dự án xây dựng bến xe Bắc Quảng Nam, tại huyện Điện Bàn, do Sở GTVT tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư, nhiều ruộng lúa của nông dân đã bị lấp, 10 tỉ đồng đã trút xuống đây với mục tiêu của dự án là đầu tư kết cấu hạ tầng bến xe để quản lý các hoạt động vận tải, đồng thời tổ chức khai thác các hoạt động dịch vụ phục vụ hành khách, vận tải hàng hóa khu vực phía Bắc Quảng Nam.

Sau gần 4 năm đến nay ngoài tấm biển được ghi Sở Giao thông Vận tải Quảng Nam – Bến xe Bắc Quảng Nam, còn phòng bán vé cũng đang “được” đóng cửa, thì không ai có thể nhận ra đó là bến xe? Bên cạnh phòng vé là nơi “tạm trú” một khối lượng lớn tấm lợp Fibrô – Xi măng, khuôn viên bến xe là nơi kinh doanh, sản xuất khá nhộn nhịp của các doanh nghiệp như xưởng cưa gỗ, xưởng gò hàn, xưởng kinh doanh thiết bị, phụ tùng ô tô và buôn bán các loại xe cơ giới.

Xã hội - Đầu tư 10 tỷ đồng làm bến xe để 'đắp chiếu' (Hình 2).

Bước vào cổng bến xe là nơi kinh doanh, sản xuất của các công ty, doanh nghiệp

Một chủ hộ kinh doanh cho chúng tôi biết, các hộ kinh doanh thuê ở đây với hợp đồng 3 năm một năm là 14 triệu với 600m2, ngoài các xưởng kinh doanh sản xuất trên, số đất còn lại phía sau là nơi tập kết gỗ được “sắp xếp” rất khó coi của một doanh nghiệp.

Xã hội - Đầu tư 10 tỷ đồng làm bến xe để 'đắp chiếu' (Hình 3).

Các loại xe cơ giới được bầy bán ở cổng bến.

Từ năm 2009 cho đến nay bến xe Bắc Quảng Nam đi vào “hoạt động” nhưng không có xe, hành khách ra vào và cổng bến là nơi bầy bán các loại ô tô của một doanh nghiệp thuê mặt bằng gần 3 năm nay. Điều khiến các nhà quản lý, chủ đầu tư phải suy nghĩ chính là những người dân bị thu hồi đất ruộng vẫn đang ngồi bán từng con cá để mưu sinh cuộc sống cách cổng bến xe vài trục mét mà đôi khi họ vẫn “nhớ” về những ruộng lúa của mình bị thu hồi cho Sở GTVT tỉnh Quảng Nam “đầu tư phát triển” cho huyện nhà.

Sở GTVT tỉnh Quảng Nam cho xây dựng hai bến xe trung tâm liên tỉnh đặt tại TP. Tam Kỳ và huyện Điện Bàn, thế nhưng chỉ trong vòng 100km dọc tuyến quốc lộ 1A qua tỉnh còn có những bến xe liên tỉnh khác tại Ái Nghĩa (Đại Lộc), TP Hội An, Nam Phước (Duy Xuyên) ……Nhưng tất cả xe và hành khách đều “hoạt động ngoài bến” là chủ yếu.

Quang Huy