Dấu xưa tàu điện Sài Gòn

Dấu xưa tàu điện Sài Gòn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
0
Sau hơn một thế kỷ bị lãng quên, TP. HCM đã nhận ra những thiếu sót và quyết tâm sẽ cho xây hệ thống tàu điện để giải quyết vấn đề ùn tắc tại trung tâm thành phố.

Hơn một thập kỷ trước, người Pháp đã nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống tàu điện nội đô (tramways) để phát triển giao thông đô thị Sài Gòn xưa. Sau khi đầu tư xây dựng, người Pháp đã khai thác hiệu quả hệ thống này. Ngày nay, chúng ta đã bỏ quên nó một cách vô cùng lãng phí.

Bất động sản - Dấu xưa tàu điện Sài Gòn

Hình ảnh tàu điện xưa trên một con tem cổ

Từ lâu, nhiều ý kiến cho rằng hệ thống tàu điện tại Sài Gòn ra đời vào năm 1881. Tuy nhiên, theo nhiều sử liệu vào năm này, khi đưa vào khai thác tuyến tàu điện Sài Gòn - Chợ Lớn thì Sài Gòn vẫn chưa có nhà máy và lưới điện. Đến năm 1896, Sài Gòn mới có nhà máy điện đầu tiên tại Chợ Quán (Đồng Nai). Tuy nhiên, từ năm 1881, người sài Gòn đã gọi các tramways là tàu điện dù thực chất đây là các tuyến tàu hỏa chạy bằng dầu và than.

Đến năm 1911, người Pháp tại Sài Gòn mới đầu tư nâng cấp hàng loạt nhà máy điện. Từ lúc này, các tuyết tàu hỏa đi trong nội đô Sài Gòn mới bắt đầu chuyển sang chạy bằng điện. Hơn 12 năm sau (năm 1923) khai thác tuyến xe điện đầu tiên, quá trình điện hóa các tuyến đường sắt nội đô mới hoàn thành. Chính thời điểm này, ở Sài Gòn mới định hình nên một hệ thống tàu điện đúng nghĩa.

Căn cứ vào các bản đồ Sài Gòn thời Pháp và các hình ảnh trong vé tàu còn lưu giữ ở Thư viện TP.HCM thì tuyến tàu điện đầu tiên tại Sài Gòn là đoạn từ cột cờ Thủ Ngữ (trên bến Bạch Đằng bây giờ) chạy thẳng vào Chợ Lớn. Toàn tuyến tàu điện này dài khoảng 14 km.

Từ tuyến tàu điện đầu tiên này, đến năm 1937 tại Sài Gòn đã có một mạng lưới các tuyến tàu điện hoàn chỉnh với mạng lưới ga đợi tàu ở khắp nơi. Đến năm 1953, tổng chiều dài của mạng tàu điện lan tỏa khắp Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và vùng phụ cận hơn 75 km.

Đến những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp cho xây dựng thêm một hãng hỏa xa để tăng cường hoạt động vận tải bằng đường sắt tại Sài Gòn. Hãng hỏa xa này mở thêm tuyến đường sắt Sài Gòn - Gò Vấp. Khác với các tuyến đường sắt tramways được làm nổi, đường ray của hãng mới được làm chìm. Do cạnh tranh và cùng với sự phát triển của đô thị nên đường ray chuyển sang quá trình chìm hóa. Nhiều nơi, đường ray nằm chìm ở giữa nên toàn bộ mặt đường được dùng chung cho cả tàu điện, ô tô và xe ngựa kéo chở khách...

Thời gian sau này, một số đoạn, tuyến tàu điện trong nội thị bị tháo bỏ hoàn toàn và sau đó thì biến mất không còn dấu tích. Một số tuyến còn lại thì được chuyển giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chuyển đổi thành đường sắt chuyên dùng để chạy tàu hỏa dùng để chuyên chở hàng hóa tuyến quốc gia từ Nam ra Bắc.

Sau hơn một thế kỷ bị lãng quên, TP. HCM đã nhận ra những thiếu sót và quyết tâm sẽ cho xây hệ thống tàu điện để giải quyết vấn đề ùn tắc tại trung tâm thành phố. Đến năm 2020, TP. HCM dự kiến sẽ có ba tuyến với tổng chiều dài hơn 35km. Theo đó, Tuyến số 1: Sài Gòn - Chợ Lớn - Bến xe Miền Tây (có hướng chạy theo đại lộ Võ Văn Kiệt, dài 12,5 km). Tuyến số 2: Quận 7 - Quận 8 - Quận 2 (lộ trình chạy từ đường Nguyễn Văn Linh đến quốc lộ 50 Quận 8) rồi sang quận 2, dài 14 km. Tuyến số 3: Quận Gò Vấp - Q 12 (tuyến chạy từ ngã sáu Gò Vấp tới Công viên phần mềm Quang Trung).

Thắng Trần


Cùng chuyên mục

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
     
Nổi bật trong ngày

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).