Đầu xuân nghe Lý Đức kể chuyện vui trong nghề

Đầu xuân nghe Lý Đức kể chuyện vui trong nghề

Thứ 2, 11/02/2013 | 11:26
0
Lý Đức là lực sĩ đầu tiên của Việt Nam đoạt giải ở đấu trường ngoài nước, cuộc đời thi đấu của anh đem về khá nhiều huy chương, đằng sau những huy chương đó là cuộc sống vui buồn lẫn lộn của đời một vận động viên.

Nhắc đến vận động viên thể hình Việt Nam, cái tên đầu tiên khiến nhiều người ấn tượng nhất chính là vận động viên Lý Đức. Suốt mấy chục năm gắn bó với nghề, cuộc đời của Lý Đức trải qua biết bao buồn vui gắn bó là những kỷ niệm về nghề cười ra nước mắt khiến họ không thể nào quên. Nhân dịp đầu xuân mới, lực sĩ Lý Đức đã có dịp chia sẻ với chúng tôi về những chuyện vui trong nghề, đặc biệt trong mùa xuân năm nay, năm Quý Tỵ cũng cầm tinh tuổi của Lý Đức. Anh cũng chính là lực sĩ tuổi rắn thành công nhất trong làng thể hình Việt Nam. Và cũng là lực sĩ đầu tiên của Việt Nam giành các giải thưởng trong khu vực và thế giới. Những câu chuyện đời, chuyện nghề của anh cũng tràn ngập những kỷ niệm vui buồn của đời người vận động viên.

Nhân vật - Đầu xuân nghe Lý Đức kể chuyện vui trong nghề

Vận động viên thể hình Lý Đức

Có thực mới vực được “đạo”

Ông bà ta thường nói “có thực mới vực được đạo”, điều này quả không sai nhưng đối với nghề vận động viên thể hình, cái sự ăn này lại khó khăn hơn những cái nghề bình thường khác, đặc biệt, chuyện ăn không còn là chuyện phục vụ nhu cầu cá nhân mà đó còn là công việc. Ngoài việc phải tập luyện người lực sĩ luôn được quan tâm đến chuyện ăn và xem đó là một nhiệm vụ bắt buộc.

Chuyện sáng ăn, trưa ăn, chiều ăn như những người bình thường là những chuyện đương nhiên bắt buộc, ngoài ba bữa đó người vận động viên còn thêm nhiều buổi ăn khác để cơ thể được rắn chắc và đẹp hơn, Lý Đức cũng không nằm ngoài khuôn khổ đó. Nếu bỏ qua chuyện luyện tập, thì những giờ còn lại là thời gian để Lý Đức đầu tư vào chuyện... ăn. Đó là một nhiệm vụ bắt buộc được dành cho các lực sĩ. Trung bình, một ngày Lý Đức phải ăn từ 5 đến 6 cử, và mỗi lần ăn chỉ cách nhau chừng 2-3 tiếng. Lý Đức tâm sự: "Ban đầu, khi luyện tập thể hình nghe chế độ ăn dữ dội đó tôi cũng sợ lắm, nhưng khi tập đòi hỏi người vận động viên có một năng lượng tốt để rèn luyện và cho cơ bắp phát triển nên ăn dần rồi cũng quen”.

Tính sơ sơ, một vận động viên ăn chừng 5-6 cử một ngày, mỗi lần cách nhau chỉ chừng 2-3 tiếng. Số lượng thức ăn cũng khá đáng kể, ăn chừng 10-20 quả trứng, chuối ăn trên 10 nải, táo 2 ký một ngày. Luôn phải ăn với một số lượng thức ăn lớn như vậy, dù có mệt nhưng người lực sĩ phải cố gắng đảm bảo, vì đó là cách để tạo ra một thể hình đẹp.

Trong cuộc sống đời thường chuyện ăn của lực sĩ cũng đem lại biết bao chuyện bi hài trong cuộc sống. Lực sĩ Lý Đức tiết lộ: "Đối với một người lực sĩ, chuyện sợ nhất trong đời đó là sợ cảm giác đói. Vì đã quen với lượng thức ăn khổng lồ ấy, nên mỗi khi không được ăn mà cái bao tử cứ rào rào kêu réo trong bụng khiến chúng tôi rất sợ, cảm giác đói là cảm giác ám ảnh nhất”. Lúc nào cũng sợ đói, nên khi lực sĩ ra đường cũng khác những người bình thường khác. Trong người họ lúc nào cũng có một ba lô đựng... thức ăn. Họ có thể không có nhiều tiền trong túi, nhưng lúc nào cũng phải có một túi đầy thức ăn. Trong chiếc ba lô nhỏ xinh là đầy đủ các loại thức ăn, nước uống theo thực đơn của một ngày, kèm theo đó là một hộp trái cây, thực phẩm chức năng... Đó là điểm khác biệt của một lực sĩ đối với những người vận động viên khác. 

Tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi chuyện ăn cũng gặp rắc rối không ngờ. Trong thực đơn tẩm bổ của Lý Đức, món thịt gà được xếp vào top được lựa chọn cao nhất. Đặc biệt, vào những ngày sắp đến thi Lý Đức phải ăn gần 1 ký thịt gà mỗi ngày. Đó là chưa kể đến trứng gà cũng được anh rất ưa thích vì rất tốt cho cơ bắp của lực sĩ. Đang là thức ăn ưu tiên trong thực đơn hằng ngày thì một hôm Lý Đức đột ngột bị cắt nguồn thức ăn này vì... dịch cúm H1N1. Dịch cúm này khiến Lý Đức lao đao khổ sở vì gà. Anh bị cấm ăn tất cả những món ăn từ gà. Từ thịt gà, đến trứng gà đều bị cắt đứt. Ngậm ngùi nhìn thịt gà, trứng gà... mà lòng anh đầy luyến tiếc tưởng đâu chỉ “giã biệt” với thịt gà thôi nhưng Lý Đức cũng buộc chống chỉ định với mì gói mang hương vị gà. Khổ sở vì gà nên Lý Đức đành chuyển qua những loại thức ăn khác mà lòng đành ngậm ngùi mà nhớ đến gà. Thôi thì ăn tôm, thịt bò mà chờ ngày qua dịch cúm để quay lại với món gà yêu dấu. Thấy chồng bị cấm món thịt gà, chị Mai -vợ Lý Đức thương chồng nên chị nghĩ ra cách để chống chọi lại với dịch H1N1 bằng cách... vô siêu thị mua thịt. Vì ít ra mua thịt trong siêu thị đã được kiểm nghiệm kỹ càng. Mua về và chế biến ngon lành nhưng cuối cùng anh chị lại lo lắng vì sợ không an toàn cho sức khỏe của một vận động viên đi thi đấu, nên anh chị đành giã biệt với món ăn thân thuộc này.

Nhân vật - Đầu xuân nghe Lý Đức kể chuyện vui trong nghề (Hình 2).

Lý Đức và gia đình

To quá cũng... khổ!

Vốn là vận động viên thể hình thi đấu ở những hạng cân khoảng 100kg nên trong sinh hoạt hàng ngày Lý Đức cũng gặp một số chuyện bi hài từ chuyện cân nặng của mình. Một người bình thường nếu ăn nhiều sẽ mập là chuyện đương nhiên. Nhưng vận động viên thì những chất dinh dưỡng sẽ chuyển qua hình thành những đường nét cơ đẹp. Nhưng không thể phủ nhận rằng cơ thể săn chắc và cũng khá to lớn. Trong cuộc sống hàng ngày nếu vừa to lại vừa cao thì cũng khá thuận lợi, nhưng có một chuyến đi chơi chẳng thuận lợi một chút nào cho chàng lực sĩ tuổi rắn Lý Đức.

Chuyện là vào năm 1998, khi đội tuyển thể hình quốc gia đi tham quan địa đạo Củ Chi. Dĩ nhiên khi tham quan địa đạo Củ Chi sẽ rất thiếu sót nếu không đi tham quan những con đường uốn lượn ngoằn ngoèo nằm sâu trong lòng đất. Đường vào địa đạo khá chật, chiều ngang chỉ đủ cho một người lọt vào, chiều cao lại càng khiêm tốn, vì vậy muốn đi vào dễ dàng, khách tham quan chỉ cần khom người một chút là có thể vào được. Nhưng đối với những người cỡ khoảng 100kg lại là một chuyện không dễ dàng một chút nào. Nhưng đã đến Củ Chi mà không chui hầm thì xem như chưa đến, vậy nên đoàn vận động viên thể hình toàn những lực sĩ nặng trung bình cỡ chừng 70-80kg quyết tâm đi cho bằng được.

Cả đoàn chui vào, lúc đó vận động viên Lý Đức đi ở giữa đoàn. Đi được một đoạn thì đoàn lực sĩ bị dồn cục lại, người đi trước không thể bước đi tiếp, người phía sau thì đã đến, lúc này Lý Đức đã thấm mệt khi đi một quãng đường dài. Đường đi trong địa đạo càng đi Lý Đức có cảm giác như càng nhỏ lại. Cơ thể to lớn của Lý Đức khá to nên tưởng chừng như... bị kẹt lại tại đây. Trong địa đạo vừa tối khiến Lý Đức khá hồi hộp, nghĩ bụng: "Có khi nào mình bị kẹt trong đây không”. Vì lực sĩ trong đoàn khá to con, lại gập người quá lâu nên rất mỏi. Muốn đứng lên cũng không được, lùi lại cũng không xong. Nhiều người bạn của Lý Đức cũng tỏ ra lo lắng. Bởi chỉ cần có một lực sĩ nào không đi tiếp được thì xem như những người còn lại cũng đành phải đứng... khóc ròng. Cuối cùng, may mắn cũng đến, phía cuối chân trời là ánh sáng, đoàn lực sĩ, hò reo khi đi ra được địa đạo trong an toàn!

Ở Củ Chi, sau khi khách tham quan đi thăm các con đường nằm sâu trong lòng đất sẽ được mời ăn thức ăn đặc sản ở đây. Đó chính là khoai mì. Khoai mì củ chi vừa thơm, vừa dẻo, chưa kể đến chén muối mè được làm rất vừa ăn, chấm một miếng khoai mì với một chút xíu muối mè là đã cảm nhận hương vị thơm ngon đến lạ kỳ. Lý Đức và đoàn lực sĩ đã thấm mệt sau một đoạn đường dài chinh phục địa đạo, vừa mới lên đã được mời thức ăn ngon lành nóng hổi đó, tỏ ra rất hào hứng. Dù biết rằng, đôi khi ăn nhiều quá khiến họ bất lợi khi chinh phục những con đường nhỏ, nhưng vì khoai mì Củ Chi ngon quá, nên không đầy một phút, đoàn lực sĩ đã chén sạch rổ khoai mì. Có lẽ trong số những đoàn khách đến thăm Củ Chi này không ai có được “nhiệt tình” bằng những chàng lực sĩ dẻo dai này.

Dù bây giờ, chỉ làm huấn luyện viên thể hình nhưng những kỷ niệm trong trẻo, ngọt ngào này chẳng bao giờ phôi pha trong ký ức của vận động viên thể hình huyền thoại của Việt Nam. 

 Chuyện tình trong trẻo của chàng lực sĩ

Nếu như trong thể hình, Lý Đức luôn khiến người ta ngỡ ngàng vì những đường nét cơ săn chắc, khỏe đẹp thì ở ngoài đời, Lý Đức khá hiền lành và ít nói. Ngày xưa, khi để ý cô gái người miền Trung hiền lành, dễ mến, anh cũng chẳng nói gì nhiều, cứ chiều chiều chở nàng đi uống nước mía mà cũng chẳng nói gì thêm. Rồi mỗi khi có trận thi đấu lại tặng cho nàng mấy vé mời xem chàng thi đấu đã như một lời ngỏ ý ngầm.

 Biết tính chàng nên nàng cũng ngầm hiểu những tín hiệu không lời giản dị đó,

để rồi đến nay, anh chị có được 2 người con ngoan ngoãn, dễ thương để cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc trọn vẹn.    

Hợp Phố

Đầu xuân gặp gỡ các vĩ nhân tuổi Quý Tỵ

Chủ nhật, 10/02/2013 | 15:47
Cầm tinh "Rắn nước", Tony Blair, Tập Cận Bình, Oprah Winfrey, Pierce Brosnan... là những vĩ nhân với những nét tính cách nổi bật nhất của tuổi Quý Tỵ.

Năm mới Quý Tỵ xuất hành thế nào cho tốt?

Chủ nhật, 10/02/2013 | 12:38
Người Việt Nam có tục chọn hướng và xuất hành đầu năm để tìm sự may mắn cho mình và gia đình trong cả năm. Tết Quý Tỵ năm nay, chúng ta nên xuất hành thế nào cho tốt?

Lãnh đạo thế giới chúc mừng Tết Quý Tỵ

Chủ nhật, 10/02/2013 | 09:05
Nhân dịp năm mới, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã dồn dập gửi lời chúc sức khỏe, thịnh vượng tới những người dân đang chờ đón Tết Nguyên đán.

Chủ tịch nước chúc mừng Tết Quý Tỵ năm 2013

Chủ nhật, 10/02/2013 | 07:12
Toàn văn Thư chúc Tết Quý Tỵ - 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: