ĐBQH bật khóc phản đối việc tăng giờ làm đối với người lao động

ĐBQH bật khóc phản đối việc tăng giờ làm đối với người lao động

Thứ 4, 23/10/2019 | 10:02
6
Tại nghị trường Quốc hội, ĐB Vũ Tiến Lộc cho rằng, việc giữ nguyên giờ làm việc trong tuần ở mức 48 giờ/tuần và tăng giờ làm thêm lên đến 400 giờ/năm là nhân văn, hợp lý và tự nguyện. ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đã có ý kiến tranh luận, phản đối, thậm chí bà đã khóc khi nói về việc này.

Sáng 23/10, tiếp tục chương trình làm việc của mình, Quốc hội đã lấy ý kiến của các đại biểu về Bộ luật Lao động sửa đổi. Đây là vấn đề “nóng”, thu hút được sự quan tâm lớn của các đại biểu, ngay đầu giờ làm việc đã có 45 đại biểu đăng ký phát biểu.

Chính sách - ĐBQH bật khóc phản đối việc tăng giờ làm đối với người lao động

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên làm việc sáng 23/10. Ảnh Ngọc Thắng

Đề xuất tăng giờ làm thêm

Là một trong những người đầu tiên phát biểu, Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Thái Bình) cho rằng, cơ bản nhất trí nhiều nội dung trong dự án bộ luật. Nếu dự luật được thông qua sẽ tạo nên bước đột phá trên hai hướng bao trùm hơn và hội nhập hơn.

Góp ý vào những nội dung cụ thể, về thời giờ làm việc bình thường, đại biểu đề nghị giữ như quy định hiện hành vì phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế và rất nhân văn. "Chúng ta quy định linh hoạt rằng thời gian làm việc tối đa là 48 giờ/tuần, Nhà nước khuyến khích giờ làm việc ít hơn là 40-44 giờ/tuần tùy thuộc điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Quy định này hợp lý, hợp tình bởi nhiều lý do.

Vị đại biểu bắt đầu lý giải: "Thứ nhất, ở hầu hết những quốc gia có trình độ phát triển như nước ta và đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của chúng ta thì đều quy định thời gian làm việc là 48 giờ. Chúng ta thì mới thoát ra khỏi ngưỡng nghèo và mới chỉ là nước có thu nhập trung bình, trình độ thấp, năng suất lao động thậm chí thấp nhất khu vực thì áp dụng thời gian lao động như các nước xung quanh là phù hợp. Rút ngắn hơn nữa thời gian lao động làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và khó đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ lớn nhất với tương lai của nền kinh tế Việt Nam.

Chính sách - ĐBQH bật khóc phản đối việc tăng giờ làm đối với người lao động (Hình 2).

Đại biểu Vũ Tiến Lộc tại nghị trường sáng 23/10.

Thứ hai, giảm thời gian lao động sẽ gây giảm tiền lương và chậm lại kế hoạch tăng lương cho người lao động bởi mức tiền lương tối thiểu hiện tại được các bên nhất trí và được Hội đồng tiền lương quốc gia thông qua dựa trên tính toán mức lương tối thiểu làm việc 48 giờ/tuần. Nếu giờ thay đổi giảm xuống thì chắc chắn phải tính toán lại cho phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế.

Thứ ba, năng suất lao động thấp nên tiền lương và thu nhập của phần lớn người lao động chưa cao, nếu giờ giảm giờ làm thì đồng nghĩa việc giảm thu nhập, người lao động phải tìm việc khác để làm tăng thu nhập".

"Kết quả cuối cùng là giảm giờ làm trong bối cảnh hiện nay sẽ không mang lại lợi ích cho người lao động, mặt khác chi phí lao động của doanh nghiệp tăng lên, khả năng cạnh tranh giảm sút, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất và người lao động sẽ mất việc làm", vị đại biểu nhấn mạnh.

Ông Lộc tiếp tục đưa ra những lý do trong bối cảnh hiện nay: "Để duy trì sản xuất trong điều kiện giảm giờ làm thì doanh nghiệp buộc phải tuyển thêm lao động nhưng trong điều kiện thị trường lao động hiện nay khi tỷ lệ thất nghiệp đang rất thấp thì các doanh nghiệp rất khó tuyển thêm lao động vì vậy buộc họ thu hẹp sản xuất".

"Theo tính toán sơ bộ thì riêng ngành thủy sản, dệt may, da giày, túi xách, điện tử, lương thực thực phẩm nếu giảm 4 giờ/tuần thì có thể giảm sản lượng kim ngạch xuất khẩu ít nhất 20 tỷ USD/năm. Điều này ảnh hưởng đến xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế của đất nước, các doanh nghiệp FDI sẽ tìm đến những nền kinh tế có chi phí lao động thấp hơn để chuyển hướng đầu tư, Việt Nam sẽ khó duy trì tốc độ tăng trưởng dòng vốn đầu tư FDI, thậm chí có thể xảy ra tình trạng thoái lui trong đầu tư", vị đại biểu này dẫn chứng.

Cuối cùng, đại biểu đoàn Thái Bình khẳng định: "Có ý kiến lập luận giảm thời gian làm việc thì doanh nghiệp sẽ công bằng với khu vực Nhà nước. Nghe qua thì có vẻ có lý và mang tính nhân văn tuy nhiên, suy nghĩ kĩ sẽ không phải vì hai khu vực đang không được đặt trên cùng một mặt bằng về thu nhập và tiền lương. Chúng ta biết, hiện tại, tiền lương tối thiểu ở doanh nghiệp tại Hà Nội là gần 4,2 triệu đồng/tháng và đang tăng lên với tốc độ chóng mặt, trong khi đó tiền lương cơ sở ở khu vực Nhà nước chỉ hơn 1,4 triệu đồng/ tháng và tăng chậm. Lương của một công chức kĩ sư mới ra trường không bằng lương của một lao động phổ thông trong doanh nghiệp. Vì vậy, rút ngắn thời gian làm việc là có phần khập khiễng trong bối cảnh hiện nay".

Nữ đại biểu bật khóc phản đối

Nữ ĐBQH bật khóc khi tranh luận về giờ làm thêm

Phản đối về ý kiến này, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP. Hồ Chí Minh đã có ý kiến tranh luận. Bà Tâm cho rằng việc ĐB Vũ Tiến Lộc nói việc duy trì giờ làm bình thường 48 giờ/tuần và tăng giờ làm thêm lên đến 400 giờ/năm là “nhân văn, hợp lý và tự nguyện” là vấn đề cần tranh luận làm sáng tỏ.

“Không biết Đại biểu Lộc nghe từ đâu để nói chính sách này nếu Quốc hội thông qua sẽ nhân văn và tự nguyện? Tôi quan tâm đến vấn đề nhân văn và tự nguyện. Nhân văn và tự nguyện trên cơ sở nào? Tính tự nguyện ta nghe từ đâu?”, bà Tâm bắt đầu đặt câu hỏi tới ĐB Vũ Tiến Lộc.

Chính sách - ĐBQH bật khóc phản đối việc tăng giờ làm đối với người lao động (Hình 3).

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm bật khóc phản đối giữa nghị trường.

Vị đại biểu đoàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn chứng việc để phản đối đề xuất này: “Nếu nói là nghe từ người lao động thì tôi lấy làm lạ, tôi thực sự bất ngờ với nhận định này, vì tôi nghe rất nhiều công nhân và người làm công tác công đoàn nói người công nhân không muốn làm thêm giờ dù thực tế cần làm thêm giờ.

Chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao công nhân cần làm thêm giờ? Câu hỏi đó quá dễ trả lời, đó là vì tiền lương, thu nhập hiện nay của người công nhân quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống”.

Nói đến đây, bà Tâm bắt đầu nghẹn ngào: “Hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của người công nhân, nhìn vào dáng vẻ của người công nhân, tâm thế của người công nhân khi đến làm việc”.

Rồi bà không kìm được nước mắt, bà tiếp tục nói: “Hãy nhìn vào những đứa trẻ mà cha mẹ của họ phải gửi về quê. Có người cha người mẹ nào muốn xa con mình hay không? Thậm chí 1 năm, 2 năm chưa về thăm được con. Có người ông, người bà rất già rồi vẫn phải giữ cháu để cha mẹ chúng đi làm việc. Ta phải trân trọng những lao động như thế. Họ không cam chịu, không muốn trở thành gánh nặng xã hội, họ phải đi tìm việc làm mà nói rằng họ tự nguyện để làm quần quật suốt ngày thì tôi cho rằng quan điểm này cần tranh luận làm rõ”.

“Họ không tự nguyện mà họ cần làm thêm chứ không tự nguyện. Vậy vai trò của Quốc hội ở đây là gì, là phải làm chính sách như thế nào để người công nhân có thu nhập đủ trang trải cuộc sống, có thời giờ học tập, nâng cao tay nghề, giải trí, chăm sóc gia đình và thực hiện các quan hệ xã hội. Đó là quyền con người mà Hiến pháp quy định.

Đại biểu phát biểu có nghĩ đến những quy định của Hiến pháp quy định quyền con người thế nào không? Hãy nghĩ đến trách nhiệm của người sử dụng lao động, không chỉ trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn tình người với người lao động nữa”, bà Tâm tiếp tục nêu quan điểm.

Nữ đại biểu cũng cho rằng, “nhân văn” ở đây là bảo vệ quyền con người được hiến định, nhân văn là tình người trong sử dụng lao động.

Trước quan điểm về việc tăng giờ làm để tránh “rơi vào bẫy thu nhập trung bình”, bà Tâm nói: “Sức cạnh tranh của nền kinh tế không chỉ và không nên dựa chủ yếu vào sức lao động của người lao động, mà còn là năng lực quản trị, đổi mới công nghệ. Điều kiện làm việc và sự tiến bộ xã hội, sự tiến bộ ở đâu khi ta tăng giờ làm và giảm tiền lương của người lao động”.

“Chúng ta giảm 44 giờ có nghĩa là 4 giờ còn lại người lao động có thể làm thêm kiếm thêm thu nhập, đó là tiến bộ chứ, nhân văn cũng ở chỗ đó”, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm kết thúc phần tranh luận của mình.

Công Luân - Hoa Liên

Quốc hội lấy ý kiến về việc thêm ngày nghỉ lễ ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Thứ 4, 23/10/2019 | 09:54
Ngày 23/10, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc trong kỳ họp thứ tám, khóa XIV. Quốc hội, sẽ dành cả ngày để thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Tôi cũng ăn nước đó 3 ngày"

Thứ 3, 22/10/2019 | 16:42
Đứng dưới góc độ của một hộ tiêu dùng sử dụng nguồn nước nhà máy sông Đà, Bộ trưởng bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ sự bức xúc của người dân qua sự cố nước sạch nhiễm dầu thải vừa qua tại Hà Nội.

Bí thư Hà Nội chỉ đích danh trách nhiệm từng cơ quan vụ nước sông Đà nhiễm bẩn

Thứ 3, 22/10/2019 | 21:06
Theo Bí thư Hoàng Trung Hải, Thủ đô Hà Nội với 10 triệu dân mà để xảy ra vụ việc nước nhiễm bẩn như vừa qua là rất đáng tiếc. Thành phố sẽ xây dựng quy trình quản lý, giám sát chặt chẽ nguồn nước, không thể để vụ việc tương tự xảy ra.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu 3 vấn đề trọng tâm về nhân sự, quốc sự trong kỳ họp thứ 8

Thứ 2, 21/10/2019 | 09:56
Sáng 21/10, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã chính thức được khai mạc. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết kỳ họp này sẽ có nhiều nội dung quan trọng, từ đó đề nghị các Đại biểu tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân.

Cân nhắc việc tăng giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm

Thứ 4, 14/08/2019 | 19:25
Sáng 14/8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, UBTVQH đã cho ý kiến về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Quốc hội bàn về giờ làm thêm, ĐBQH mong công nhân làm ít nhưng thu nhập tăng lên

Thứ 4, 12/06/2019 | 21:00
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hồ Chí Minh bày tỏ rằng không người lao động nào muốn làm thêm giờ, mà do nhu cầu cải thiện thu nhập nên họ đành phải hy sinh sức khỏe, thời gian cho gia đình.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Lắp thêm đèn LED cho xe máy có bị xử phạt?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:27
Việc chủ sở hữu xe máy tự ý lắp đặt thêm đèn LED không phải hiếm. Vậy việc làm này có vi phạm luật hay không?

Đang chấp hành án tù, có được đăng ký kết hôn?

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Người đang chấp hành hình phạt tù vẫn có thể đăng ký kết hôn nếu đủ điều kiện và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.

Cấm tự ý xóa dữ liệu trong thiết bị phát hiện vi phạm hành chính

Thứ 5, 18/04/2024 | 11:12
Trong dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp, Bộ Công an quy định rõ đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.
     
Nổi bật trong ngày

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Lắp thêm đèn LED cho xe máy có bị xử phạt?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:27
Việc chủ sở hữu xe máy tự ý lắp đặt thêm đèn LED không phải hiếm. Vậy việc làm này có vi phạm luật hay không?

Cấm tự ý xóa dữ liệu trong thiết bị phát hiện vi phạm hành chính

Thứ 5, 18/04/2024 | 11:12
Trong dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp, Bộ Công an quy định rõ đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Đang chấp hành án tù, có được đăng ký kết hôn?

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Người đang chấp hành hình phạt tù vẫn có thể đăng ký kết hôn nếu đủ điều kiện và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.