ĐBQH đề nghị phân cấp nhiều hơn cho cơ quan thanh tra cấp huyện

Thứ 4, 07/09/2022 | 11:53
0

Cho ý kiến về dự thảo luật Thanh tra (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng 7/9, ĐBQH Trần Đình Gia (đoàn Hà Tĩnh) nhất trí việc giữ nguyên hệ thống cơ quan thanh tra cấp hành chính, trong đó thanh tra huyện như hiện hành.

Đồng thời, chuyển thanh tra một số sở hiện tại về thanh tra tỉnh để thành lập phòng thanh tra chuyên ngành, quy định thành lập thanh tra sở tại một số sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp.

Riêng đối với thanh tra sở, theo đại biểu Trần Đình Gia, chỉ những sở đặc biệt mới thành lập cơ quan thanh tra. Hiện nay tất cả những vướng mắc, chồng chéo và gây phiền hà ở cơ sở chủ yếu là nội dung này, bởi tất cả các sở đều có cơ quan thanh tra, nên thực tế có những cơ quan phải tiếp thanh tra chuyên ngành của Sở Giáo dục, thanh tra Sở Tài chính, thanh tra của Sở Nội vụ.

Tiêu điểm - ĐBQH đề nghị phân cấp nhiều hơn cho cơ quan thanh tra cấp huyện

ĐBQH Trần Đình Gia cho ý kiến về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

Như vậy, có những năm các đơn vị liên tục đón các đoàn thanh tra và trong hình ảnh của đối với giáo viên, đối với học sinh, đối với phụ huynh nhà trường không còn thân thiện.

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Đình Gia cho rằng, cần phân cấp nhiều hơn cho cơ quan thanh tra cấp huyện, sau khi luật có hiệu lực cần sớm hướng dẫn để tổ chức bộ máy và điều kiện đảm bảo để thanh tra cấp huyện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Về thẩm quyền, đại biểu Trần Đình Gia đồng tình với một số ý kiến phát biểu đó là thẩm quyền của Chánh thanh tra sở, thanh tra Tổng cục, thanh tra Cục chỉ tham mưu cho Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và kết luận thanh tra.

Về tổ chức bộ máy, tại Điều 26 quy định Chánh thanh tra do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Đại biểu đề nghị nghiên cứu cho phù hợp, vì Quy định số 65 của Ban Chấp hành Trung ương về luân chuyển cán bộ, tiến tới lộ trình Chánh thanh tra tỉnh không phải là người địa phương, nếu giao cho Chủ tịch UBND tỉnh thì thực hiện chủ trương này sẽ khó khăn; đề nghị nghiên cứu làm rõ và phù hợp với thực tế.

Đại biểu cũng góp ý quy định về công bố quyết định thanh tra 58 của dự thảo luật. Theo dự thảo luật, việc công bố quyết định thanh tra bằng văn bản thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

Tuy nhiên, theo đại biểu nội dung này quy định đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành là chưa phù hợp. Vì đặc thù của các cuộc thi thanh tra chuyên ngành là để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý, nếu thông báo trước cho đối tượng thanh tra thì dễ xảy ra việc đối tượng tẩu tán phi tang chứng cứ vi phạm…

Tiêu điểm - ĐBQH đề nghị phân cấp nhiều hơn cho cơ quan thanh tra cấp huyện (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Văn Huy đề nghị có giải pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động của thanh tra cấp huyện.

Liên quan đến thanh tra cấp huyện, đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) cho rằng, việc giữ mô hình thanh tra cấp huyện trong hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra hành chính như hiện hành là cần thiết. Tuy nhiên, ông đề nghị Chính phủ sớm có những giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của thanh tra cấp huyện; kiện toàn tổ chức, biên chế, bảo đảm điều kiện để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của thanh tra cấp huyện góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) khẳng định, phòng, chống tiêu cực là một yêu cầu rất bức thiết, rất quan trọng đã được Trung ương, Bộ Chính trị và đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm, đặt ra là chủ trương lớn.

Theo đó, các cơ quan cần tập trung chống tiêu cực để phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Tuy nhiên, nội hàm về tiêu cực rất rộng, trước đây chưa được cụ thể hóa tại văn bản chính thức nào.

Tiêu điểm - ĐBQH đề nghị phân cấp nhiều hơn cho cơ quan thanh tra cấp huyện (Hình 3).

ĐBQH Lê Minh Nam. 

Ngày 1/8/2022, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành Hướng dẫn số 25 nêu rõ tiêu cực là hành vi của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội; những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, cản trở quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó, Hướng dẫn số 25 cũng chỉ ra 19 hành vi tiêu cực cần tập trung phòng, chống.

Trước nhiệm vụ và thực tế trên, đại biểu Lê Minh Nam cho rằng cần xem xét cân nhắc để thể chế hóa một số quy định thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện luật hay không trong dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) trình xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại Hội nghị này được chỉnh lý 87/117 điều (80 điều được chỉnh lý về nội dung, 7 điều chỉnh lý về kỹ thuật văn bản); về bố cục, tăng thêm 01 điều và sắp xếp, bố cục lại các điều, Mục trong các Chương của dự thảo Luật cho hợp lý.

Một số vấn đề lớn của dự thảo Luật cần tiếp tục xin ý đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đó là: quy định về thanh tra huyện; việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ; Thanh tra sở; về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra, kiểm toán.

Hoàng Bích

4 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) xin ý kiến ĐBQH

Thứ 4, 07/09/2022 | 10:27
Thanh tra huyện; thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ… là hai trong số 4 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) xin ý kiến ĐBQH chuyên trách.

Khai mạc Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách

Thứ 4, 07/09/2022 | 09:17
Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ hai của nhiệm kỳ Khóa XV sẽ tập trung thảo luận về 6 dự án luật, 1 dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua.

6 dự án luật sẽ được lấy ý kiến tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách

Thứ 2, 05/09/2022 | 17:26
Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)... là hai trong số 6 dự án luật sẽ được lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu quốc hội chuyên trách.
Cùng tác giả

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.