ĐBQH Dương Trung Quốc lên tiếng về quan điểm trái chiều xoay quanh luật Phòng chống tác hại rượu bia

ĐBQH Dương Trung Quốc lên tiếng về quan điểm trái chiều xoay quanh luật Phòng chống tác hại rượu bia

Thứ 6, 24/05/2019 | 20:00
0
Chia sẻ về phát biểu gây tranh cãi tại nghị trường Quốc hội ngày 23/5 về luật Phòng, chống tác hại rượu, bia, ĐBQH Dương Trung Quốc nói: “Nhiều người bảo là tôi lobby, bảo vệ cho các doanh nghiệp rượu bia, tôi nghĩ rằng tại sao lại không lobby nếu việc lobby đó là chính đáng”.

Sau phát biểu tranh luận của mình về luật Phòng chống tác hại của rượu bia tại Quốc hội, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 24/5, ĐBQH Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cũng đã có những trao đổi thẳng thắn liên quan đến luật này.

Xem video: ĐBQH Dương Trung Quốc chia sẻ ý kiến

ĐBQH Dương Trung Quốc: Tại sao không bảo vệ nó nếu nó là chính đáng

Thưa đại biểu, ông có thể giải thích về những ý kiến mà ông đã nêu ra tại hội trường sáng ngày 23/5?

Khi nói về luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, tại sao chúng ta không lắng nghe ý kiến nhiều chiều? Chúng ta đặt ra vấn đề cho chính xác, tại sao lại không bảo vệ ngành sản xuất rượu bia của Việt Nam trong khi ngành này gắn liền với nguồn lao động, nhân lực của đất nước?  

Tôi không trách bộ Y tế khi là đơn vị chủ trì soạn thảo dự án luật này, vì họ là đơn vị đứng về phía trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người dân. Nhưng, khi soạn thảo luật, bộ Y tế chỉ nhìn ở góc độ bảo vệ sức khỏe. Tôi cho rằng để tốt nhất soạn thảo luật này phải là bộ VH-TT&DL.

Chính sách - ĐBQH Dương Trung Quốc lên tiếng về quan điểm trái chiều xoay quanh luật Phòng chống tác hại rượu bia

ĐBQH Dương Trung Quốc phát biểu tại hội trường ngày 23/5.

Như tôi đã nói, với dự luật Phòng chống tác hại của rượu bia phải tiếp cận từ văn hóa còn ở đây toàn bộ tiếp cận từ y tế trong khi y tế chỉ là một góc.

Khi tiếp cận từ văn hóa mới có thể bền vững và văn hóa là phải kiểm soát được nó, từ kiểm soát Nhà nước, kiểm soát sản xuất, tiêu thụ cho đến mỗi người tự kiểm soát mình, mới bền vững.

Tôi hỏi Bộ trưởng, tại sao cứ gán anh sản xuất nhiều rượu bia là hậu quả, như Trung Quốc và Nhật Bản là 2 nước trên mình, tiên tiến nhưng lại có những nhãn rượu nổi tiếng thế giới như di sản văn hóa. Cực đoan của anh chỉ dẫn đến luôn luôn coi rượu bia là độc hại.

Tôi sẽ gửi văn bản cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỏi xem biển cảnh báo ở Việt Nam, in uống rượu bia độc hại có đúng không? cực đoan như thế không được...

Cách đặt vấn đề trong dự luật, tôi thấy, đang có sự né tránh cốt lõi vấn đề là năng lực kiểm soát kém, không lấy con người là chính mà chỉ lấy chế tài. Tôi ủng hộ xây dựng luật như thế này và chế tài cần nặng. Nhưng, không thể cực đoan hóa cứ coi rượu bia là độc hại. Ngôn ngữ phải chuyển tải cho đủ.

Tôi thấy, luật chống tác hại của rượu, bia không khác gì luật chống ma túy, thuốc lá và nguyên tắc. Liệu có luật chống độc hại của gạo và tinh bột không? Bởi cái gì thái quá cũng có thể gây hại, dùng tinh bột nhiều có thể gây tiểu đường...

Chính sách - ĐBQH Dương Trung Quốc lên tiếng về quan điểm trái chiều xoay quanh luật Phòng chống tác hại rượu bia (Hình 2).

Đại biểu Dương Trung Quốc trao đổi bên hành lang Quốc hội về ý kiến gây tranh cãi trái chiều. 

Trong phần phát biểu trước Quốc hội, ông có nói về việc sử dụng rượu bia là “văn hoá nhân loại, tại sao đưa lên đoạn đầu đài?", nhưng lại vấp phải những ý kiến trái chiều, ông nghĩ sao về điều này?

Tại sao không coi đó là văn hoá nhân loại được. Vào mỗi dịp Tết chúng ta có dâng chén rượu lên bàn thờ ông bà tổ tiên không? Hàng ngàn năm nay chúng ta vẫn làm như vậy. Nên, tôi cho rằng, cái chính là chúng ta sử dụng rượu bia như thế nào. Bởi, cái gì cũng có mặt trái ở góc độ văn hoá.

Có ý kiến cho rằng, phát biểu của đại biểu về dự luật này tại hội trường chỉ nhằm bảo vệ ngành sản xuất bia, rượu, có việc lobby phía sau?

Tại sao không bảo vệ nó, nếu nó là chính đáng? Thậm chí có người bảo tôi lobby, ĐBQH lobby. Tại sao không lobby? Lobby là cái gì? Là phải làm sáng tỏ nó ra, còn nếu có hành vi nào mờ ám, thiếu trách nhiệm thì vi phạm pháp luật.

Tại sao ta không lắng nghe ý kiến của nhiều chiều để xem vấn đề mình đặt ra có chính xác hay không? Tại sao không bảo vệ ngành sản xuất rượu bia Việt Nam, khi nó là ngành sản xuất gắn liền với rất nhiều người lao động, nguồn lực cho đất nước. Tôi dám bảo vệ ngành rượu bia Việt Nam để nó phát triển tích cực.

Xin cảm ơn ông!

Bia, rượu có đáng bị đưa lên “đoạn đầu đài”?

Trước đó, ngày 23/5 tại phiên thảo luận ở hội trường, ĐBQH Dương Trung Quốc có nêu: “Theo dõi các phiên thảo luận liên quan đến luật này tôi cảm nhận được một điều là chúng ta tiếp cận sai. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của đại biểu Phong Lan và đại biểu Phạm Văn Tuân, lẽ ra chúng ta phải tiếp cận từ văn hoá. Bản báo cáo trình Quốc hội là của Chính phủ, nhưng rõ ràng dấu ấn của bộ Y tế quá nặng và có xu hướng hơi biệt lập, thậm chí là nó hơi cực đoan.

Ai cũng nhớ nằm lòng câu thơ của Bác Hồ “Trong tù không rượu, cũng không hoa”, để nói con người bị tước đoạt tự do là không được ngắm hoa, không được uống rượu. Trong di cảo của Bác Hồ có rất nhiều bài thơ rất hay về rượu, “khi nghe tin thắng trận lâng lâng như được uống mấy chén rượu”, nó là văn hóa của cả nhân loại rồi, tại sao ta đưa nó lên đoạn đầu đài như thế này.

Tôi xin nói tôi sẽ thẩm tra lại một văn bản được được lưu truyền ở Quốc hội do Tổ chức y tế thế giới ở Việt Nam trên bìa đề chữ “Uống rượu, bia có hại cho sức khoẻ”.

Đấy có phải là thông điệp của thế giới không? Trong khi đó là một văn hoá tồn tại bao nhiêu năm rồi. Nếu còn nhìn ở góc độ đó chúng ta sẽ mãi mãi đi vào sự không thực tế, không khả thi và đi ngược lại xu thế chung.

Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến là đây là luật rất cần có lúc này, chúng ta cần nhận thức được tất cả những tác hại mà mặt trái của rượu, bia, thậm chí cá nhân tôi đề nghị chế tài còn nặng hơn nhưng chúng ta nên coi năng lực quản lý là hàng đầu. Hình như cách đặt vấn đề của chúng ta né tránh mặt yếu nhất của chúng ta là năng lực quản lý, năng lực kiểm soát, kiểm soát của nhà nước và mỗi một con người tự kiểm soát mình, từ vấn đề sản xuất, tiêu thụ, sử dụng. Nếu chúng ta được làm như thế thì sẽ bền vững, đồng thời vẫn khai thác được mặt tích cực của bia, rượu trên thị trường cũng như trong đời sống.

Câu hỏi lần trước tôi hỏi Bộ trưởng bộ Y tế chưa trả lời, chúng ta xếp thứ ba, vậy thứ nhất, thứ hai là ai, họ có phải là những nước lạc hậu không. Liệu bộ Y tế còn sản xuất rượu bổ không, liệu tất cả những sản phẩm có gắn hình ảnh tai nạn giao thông và các căn bệnh vì rượu như chúng ta đối xử với thuốc lá hay ma tuý.

Tôi rất mong rằng, chúng ta hết sức tỉnh táo để có cách đặt vấn đề đúng đắn, có hiệu quả, có lộ trình, có thể lúc ban đầu hiệu ứng còn hạn chế, ta nâng dần lên. Tôi xin nói là nếu chúng ta thông qua thì việc đầu tiên là thôi xem bóng đá, vì Heniken là tài trợ cho bóng đá ngoại hạng Anh và bóng đá thế giới. Người dân rất cần sức khoẻ nhưng họ vẫn sẵn sàng thức đêm xem đá bóng và họ mong muốn có đá bóng, truyền hình trung ương bỏ cả triệu đô để đáp ứng người dân. Sức khoẻ không chỉ thuần túy là sức khoẻ về thể trạng mà còn sức khoẻ về tinh thần, chất lượng sống.

Chúng tôi mong chúng ta nhìn nhận một cách hết sức khách quan, phù hợp với xu thế, đừng cực đoan, đừng cục bộ vì nó sẽ không có hiệu ứng xã hội”.

Nhóm PV Quốc hội

ĐBQH Bùi Văn Xuyền: “Có thể lấy vụ ông Nguyễn Hữu Linh làm án lệ”

Thứ 5, 23/05/2019 | 20:00
Trước hàng loạt các vụ dâm ô thời gian gần đây gây bức xúc trong xã hội, nhiều ĐBQH cho rằng cần sớm bổ sung, sửa đổi Luật cho chặt chẽ hơn.

ĐBQH: “Có người uống 1 ly đã tắt thở, nhưng có người uống 1 lít cũng bình thường”

Thứ 5, 23/05/2019 | 13:00
“Cùng một nồng độ cồn, cùng một lượng rượu bia, khi đưa vào máy đo với mỗi người lại cho kết quả khác nhau. Có người uống chỉ 1 ly thôi đã tắt thở rồi, nhưng có người uống 1 lít cũng bình thường”, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Ksor Phước Hà, đoàn Gia Lai) nêu ví dụ khi bàn về luật Phòng chống tác hại rượu bia.

ĐBQH: Không phải trại giam nào cũng đủ điều kiện tổ chức cho phạm nhân lao động

Thứ 5, 23/05/2019 | 14:00
Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng, việc tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam cần phải nghiên cứu kỹ, đồng thời đại biểu cũng lo ngại về tính phổ biến.
Cùng tác giả

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cùng chuyên mục

Lương hưu tháng 5 được chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:11
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có hướng dẫn việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của kỳ chi trả tháng 5 năm 2024.

Trường hợp công dân bị thu hồi thẻ căn cước, ai cũng nên biết

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:03
Nhiều người thắc mắc thẻ căn cước có bị thu hồi hay bị giữ không? Nếu có thì trường hợp nào sẽ bị thu hồi hay bị giữ thẻ căn cước?

Phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện từ 1/6

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:50
Theo thông tư mới ban hành, nguyên tắc xác định giá phát điện của nhà máy điện là tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính không vượt quá 12%.

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:43
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân chuyến sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện từ 1/6

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:50
Theo thông tư mới ban hành, nguyên tắc xác định giá phát điện của nhà máy điện là tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính không vượt quá 12%.

Trường hợp công dân bị thu hồi thẻ căn cước, ai cũng nên biết

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:03
Nhiều người thắc mắc thẻ căn cước có bị thu hồi hay bị giữ không? Nếu có thì trường hợp nào sẽ bị thu hồi hay bị giữ thẻ căn cước?

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.

Lương hưu tháng 5 được chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:11
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có hướng dẫn việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của kỳ chi trả tháng 5 năm 2024.