Đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ: Lo ngại xã hội lại mất lòng tin vào bộ GD&ĐT

Đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ: Lo ngại xã hội lại mất lòng tin vào bộ GD&ĐT

Hà Công Luân
Thứ 3, 14/11/2017 | 11:02
1
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ đề án mới đây của bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thì vẫn còn đó những lo lắng trước đề xuất chi 12.000 tỷ đồng để đào tạo 9.000 tiến sĩ.

Bộ GD&ĐT vừa có dự thảo Đề án trình Chính phủ “Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025”. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, đây là một chủ trương tốt nhưng cần phải có kiểm soát nghiêm túc, chặt chẽ chất lượng đầu ra, nói “không” với luận án chất lượng thấp.

GS.TS Đặng Quốc Bảo, nguyên Hiệu trưởng học viện Quản lý Giáo dục cho rằng, việc đào tạo được 9.000 tiến sĩ có thể mất một thời gian dài.

Giáo dục - Đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ: Lo ngại xã hội lại mất lòng tin vào bộ GD&ĐT

GS.TS Đặng Quốc Bảo. (Ảnh internet).

“Những người được chọn đi học phải có thực lực và học thật, mang lại kết quả thật. Chúng ta chấp nhận kéo dài thời gian thậm chí là tốn kém thêm kinh phí nhưng kết quả phải thực chất. Những người thầy này cũng phải hết sức tâm huyết vì học sinh. Nếu nhìn lại quá khứ, những người thầy của khoảng 60 về trước, họ không hề có học vị tiến sĩ nhưng lại đào tạo ra biết bao thế hệ danh tiếng làm nên tên tuổi cho đất nước”, ông Bảo nói.

“Lần này, chúng ta hãy mạnh tay và kiên quyết, đừng vì “nể nang” để rồi kéo theo hệ lụy lớn. Nếu không khéo sẽ đào tạo ra những tiến sĩ giấy, việc này là rất nguy hại”, ông Bảo nhấn mạnh.

Còn PGS.TS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng đại học Sư phạm Thái Nguyên kỳ vọng: “Cái hay của Đề án này có 3 ý: Thứ nhất, gửi đi nước ngoài đào tạo; thứ hai, đào tạo tại các cơ sở đã được kiểm định trong nước; thứ ba, thu hút tiến sĩ từ nước ngoài về giảng dạy trong nước. Trình độ của tiến sĩ là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của các trường đại học. Từ những tiến sĩ giỏi sẽ đào tạo ra sinh viên giỏi, những công trình khoa học tốt… Nếu chúng ta thực hiện tốt Đề án này sẽ đảm bảo được nhân lực lao động cho bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra”.

Giáo dục - Đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ: Lo ngại xã hội lại mất lòng tin vào bộ GD&ĐT (Hình 2).

PGS.TS Phạm Hồng Quang.

“Tuy nhiên khi triển khai phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là nguồn tuyển, phải chọn những người có năng lực khoa học, trình độ ngoại ngữ tốt. Nếu lựa chọn không đảm bảo được nguyên tắc công bằng, đúng người tài thì sẽ có hệ quả như câu chuyện “tiến sĩ giấy” hay được mọi người nhắc tới. Tiếp theo, về việc đào tạo trong nước phải lựa chọn một số cơ sở đào tạo đã được kiểm định, đây là tiêu chuẩn mới. Đề án 911 (Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020) chưa có yếu tố này, nên việc đào tạo vấp phải nhiều ý kiến của chuyên gia”, ông Quang nói.

TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học (bộ GD&ĐT) không bất ngờ trước những lo ngại của xã hội về chuyện “tiến sĩ giấy”. Theo ông, thời gian qua, câu chuyện về những lò đào tạo tiến sĩ, đào tạo tiến sĩ "siêu tốc", tiến sĩ dỏm... cả ở trong và ngoài nước gây bàng hoàng, mất niềm tin trong dư luận.

"Đào tạo tiến sĩ trong nước đang có nhiều bất cập như cơ sở vật chất hạn chế, số lượng người hướng dẫn không đủ, uy tín của nơi đào tạo không đảm bảo, chất lượng đào tạo kém. Ngoài ra, công tác đào tạo, quản lý còn qua loa, dễ dãi, dường như bộ GD&ĐT vẫn còn “nhẹ tay””, ông Khuyến nói.

Ông Khuyến cũng cho rằng, việc đào tạo ở nước ngoài rất tốn kém, nên thực hiện cần nghiên cứu kỹ để khi trở về, họ có thể phục vụ đất nước như mục tiêu được đặt ra. “Thực tế, một số ứng viên đi học ở nước ngoài không đáp ứng và theo được chương trình đào tạo, phải về nước sớm. Như vậy, số tiền tiêu tốn của Nhà nước rất lớn”, ông e ngại.

Cuối cùng, ông Khuyến cho rằng: “Việc chi 12.000 tỷ đồng cho Đề án này đều do người dân và con em của họ sau này phải đóng thuế để trả nợ chứ không phải tiền cho không. Nếu bộ GD&ĐT không thực hiện được Đề án, chi tiêu không đúng thì sẽ khiến xã hội mất lòng tin. Thực tế, bộ GD&ĐT đã từng có những đề án chưa tốt như Đề án Ngoại ngữ 2020, Đề án mô hình trường học mới VNEN... tiêu tốn rất nhiều tiền mà không mang lại kết quả cao”.

 

"Tăng tốc" đào tạo tiến sĩ: Còn cử nhân chăn lợn, tiến sĩ làm vườn không?

Chủ nhật, 12/11/2017 | 11:31
Bộ GD&ĐT đang tính đến phương án “tăng tốc” đào tạo 9.000 tiến sĩ cho tương lai. Nhưng chỉ khi đào tạo thực chất, tìm ra người có năng lực, nếu không, tương lai vẫn cứ là cử nhân đi bán cà phê, chăn lợn còn tiến sĩ, nhà khoa học ở nhà làm vườn.

Thiếu giảng viên cơ hữu, 57 ngành bị dừng đào tạo tiến sĩ

Thứ 4, 20/03/2013 | 11:12
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vừa ký quyết định cho dừng đào tạo tiến sĩ đối với 57 ngành của 27 cơ sở giáo dục.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Sau mưa dông, nắng nóng "quay lại" bao trùm miền Bắc, có nơi trên 39 độ C

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:00
Dự báo trong vòng một tháng tới, áp thấp nóng phía tây hoạt động mạnh dần nên nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.