Dễ mang họa vì bác sỹ… đoán bệnh

Dễ mang họa vì bác sỹ… đoán bệnh

Chủ nhật, 05/05/2013 | 10:56
0
Một bộ phận bác sỹ với chuyên môn non kém đã chẩn đoán sai hoặc không tiên lượng được mức độ bệnh nên đưa ra hướng xử lý, điều trị sai, gây hoang mang, thậm chí đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh...

Chẩn đoán sai, bệnh nhân lãnh đủ

Hai cháu bé tử vong do bệnh tay chân miệng vào cuối năm trước là những cái chết oan uổng. Ca tử vong thứ nhất là một cháu bé 17 tháng tuổi ở Biên Hòa (Đồng Nai) bị sốt cao được gia đình đưa đến phòng khám đa khoa tư nhân T.Đ. Bác sỹ ở đây chẩn đoán cháu bị sốt siêu virus, viêm họng nên cho thuốc về uống ba ngày. Nhưng chỉ đến ngày thứ hai, bệnh trở nặng và cháu bé tử vong ngay sau khi được đưa đến bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Còn cháu bé thứ hai cũng chưa đầy một tuổi tử vong do bác sỹ không tiên lượng được mức độ bệnh. Bé được đưa đến một bệnh viện đa khoa khu vực tuyến huyện với các triệu chứng đặc thù của bệnh tay chân miệng. Được chẩn đoán bệnh ở độ 2 (độ nhẹ)  thực ra cháu bé đã ở độ 3 (độ nặng) nên bệnh viện này giữ cháu lại để điều trị. Đến khi bệnh chuyển độ 4 (độ nguy cấp) thì bệnh viện này không kịp trở tay, vội vã chuyển bệnh nhân lên bệnh viện Nhi thì không kịp… Bác sỹ Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc bệnh viện Nhi  đồng Đồng Nai khẳng định: "Hai ca này đưa đến bệnh viện quá trễ, do một ca chẩn đoán sai và một ca không tiên lượng được độ bệnh, nên chúng tôi đã không thể cứu được các cháu”.

Không như bệnh nhân Nh., ngay khi nhận được kết quả ung thư xương di căn từ trung tâm Y khoa Medic TP.HCM, gia đình bệnh nhân T.T.D (45 tuổi, ngụ TP. Nha Trang, Khánh Hòa) tá hỏa. Bởi chỉ vài ngày trước, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM còn chẩn đoán bệnh nhân bị viêm xương hoại tử. Bệnh nhân D. cho biết, trong một lần thấy tay phải sưng, chị đến bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa điều trị. Tại đây, các bác sỹ chẩn đoán, chị bị ung thư xương nên tiếp tục chuyển vào bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Thế nhưng, bệnh nhân D. nhận được kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh của bệnh viện Chợ Rẫy là viêm tổ chức cơ giai đoạn áp xe hóa, viêm xương hoại tử hình thành mảnh xương chết, không có sự tạo mô xương bất thường phần sinh thiết này. Bệnh nhân được khoa Nội cơ xương khớp, bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và cho xuất viện vài ngày sau đó, với chẩn đoán cuối cùng là viêm xương cánh tay phải hoại tử, không tạo mảnh xương chết, viêm cơ cánh tay phải áp xe hóa. Thế nhưng, vài tháng sau, chị D. lại đau nhức và đến một bệnh viện tư nhân chụp MRI (cộng hưởng từ) với chẩn đoán: "Bệnh thoái hóa mất nước có thoát vị đĩa đệm, mọc gai xương, u dây sống".

Xã hội - Dễ mang họa vì bác sỹ… đoán bệnh

Trước khi mổ bệnh nhân cần được hội chẩn và thăm khám kỹ càng

Sau vài tháng uống thuốc, tình trạng đau nhức xương vẫn tiếp diễn nên chị D. đến khám tại bệnh viện Ung Bướu TP.HCM với kết quả giống bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa là ung thư xương. Tại bệnh viện Ung Bướu, các bác sỹ đã giải phẫu và lấy bệnh phẩm gửi qua trung tâm Y khoa Medic chẩn đoán, với kết luận: Ung thư xương đã di căn. Cụ thể, bệnh nhân bị di căn đến đốt sống cổ thứ 6, đốt sống ngực thứ 8 và cả xương thiêng đốt 1 và đốt 2…

May không chết

Mới đây, chị Nguyễn Hồng Thanh, 30 tuổi (ngụ tại phường Tân Phong, Đồng Nai) đã rất bức xúc khi trao đổi với chúng tôi về việc chị suýt bị phẫu thuật do bác sỹ đọc kết quả sai. Chị Thanh kể, chị bị sốt và đau âm ỉ bụng dưới. Sau khi siêu âm cũng tại một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bác sỹ cho biết tử cung của chị có nhiều u nang lớn và hẹn chị ba ngày sau lên để mổ bóc tách những khối u này, nhằm hạn chế tình trạng khối u lớn lên xâm lấn tử cung.

Chị Thanh rất lo, nhưng không thấy mình có những triệu chứng của u nang, u xơ như rong kinh, cường kinh, đau bụng và ra huyết ngoài kỳ nên chị quyết định lên bệnh viện Từ Dũ TP.HCM  khám lại. Tại đây, chị được siêu âm và bác sỹ cho biết tử cung của chị chẳng có khối u xơ, u nang nào cả. Để chắc ăn, chị Thanh đi siêu âm thêm một lần nữa ở bệnh viện Phụ sản quốc tế. Kết quả cũng như ở bệnh viện Từ Dũ. Chị lắc đầu ngán ngẩm: "Nếu tin tưởng bệnh viện địa phương, cứ để họ mổ, không biết sẽ ra sao?!”.

Có thể thấy, trong y khoa, người ta vẫn chấp nhận một tỷ lệ sai sót nhất định bởi những tai biến trong điều trị có thể đến rất nhanh và ngoài tiên lượng của người thầy thuốc. Tuy nhiên, nếu sai sót dẫn đến chết người hoặc làm phương hại đến sức khỏe của người bệnh do chuyên môn, tay nghề kém thì bệnh viện cần xem lại có nên để những bác sỹ này tiếp tục công việc cứu người không?!

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, Thầy thuốc ưu tú, TS.BS Ngô Xuân Sinh, nguyên cán bộ bệnh viện Hữu Nghị, nguyên Giám đốc bệnh viện đa khoa Tràng An (Hà Nội) cho biết: Trong y văn không thể nói trước được gì, bởi có rất nhiều trường hợp bất khả kháng, nếu không tiên liệu, xử trí kịp mọi hiểm nguy đều có thể xảy ra và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó, có một số bộ phận y bác sỹ vừa non kém về tay nghề, trình độ chuyên môn nhưng vẫn cố tình chạy theo xu hướng thị trường để khám chữa bệnh nhằm kiếm tiền. Với những trường hợp này xuất phát từ việc bảo thủ, từ cái dốt, không chịu học hỏi mới dẫn đến sự việc đáng tiếc xảy ra.

Ngoài ra, thủ trưởng đơn vị nơi sử dụng cán bộ, y bác sỹ đó cũng phải liên đới chịu trách nhiệm vì đã không tạo điều kiện để các bác sỹ đó đi học, nâng cao tay nghề để phục vụ công tác cứu chữa cho bệnh nhân. Nếu lãnh đạo bệnh viện cơ sở đã hết sức tạo điều kiện, hỗ trợ đi học mà bác sỹ đó không đi học, cố tình khám chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị sai thì sẽ phải chịu trách nhiệm đối với việc mình gây ra.                   

Đừng coi thường người bệnh

Thầy thuốc ưu tú TS.BS Ngô Xuân Sinh cho biết: Để có thể chăm sóc tốt sức khỏe toàn dân, rất cần sự tự giác từ lương tâm, y đức của mỗi thầy thuốc khi khoác trên mình chiếc blouse trắng, chứ đừng coi thường sức khỏe và tính mạng người khác, bởi những yếu kém của mình sẽ dẫn đến những hậu quả thật khó lường. 

Văn Hoàng - Phương Liễu

Bác sĩ Trung Quốc núp danh bác sĩ nội

Thứ 2, 15/04/2013 | 16:22
Những tờ rơi quảng cáo của Phòng khám đa khoa Thanh Trì (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đều khẳng định do bác sĩ Việt Nam ở các bệnh viện lớn như Quân y 108, 103, Bệnh viện Bạch Mai khám, chữa bệnh. Nhưng PV phát hiện, có nhiều vị trí từ lễ tân, nhân viên phòng xét nghiệm, phòng X quang đến bác sĩ đều nói tiếng Trung Quốc!

U62 cầu cứu bác sĩ vì không kéo nổi U51 'lên đỉnh'

Thứ 3, 09/04/2013 | 16:06
Bạn trai tôi cảm thấy mình thất bại và không dám “gần gũi” tôi nữa. Ông ấy sợ rằng nếu cứ tiếp tục, tôi sẽ vì thế mà bỏ rơi ông.

Bác sĩ khiến hàng ngàn bệnh nhân phơi nhiễm HIV

Thứ 3, 09/04/2013 | 19:54
Làng y học thế giới vừa gặp phen chấn động khi một sự việc được cho là vô tiền khoáng hậu xảy ra tại Oklahoma, miền Nam Hoa Kỳ. Hơn 1.200 bệnh nhân bỗng nhiên phát hiện bị phơi nhiễm HIV và viêm gan do... bác sĩ mất vệ sinh.

Đồng tính: Nỗi sợ bác sĩ và HIV âm thầm lây lan

Thứ 2, 08/04/2013 | 08:56
Bác sĩ bảo thẳng là 'cái chỗ ấy' để đi vệ sinh chứ để quan hệ à...”, Hùng, 30 tuổi, bức xúc kể lại nỗi niềm khi đi khám bệnh.