Hơn 10 năm không thực hiện đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 18/04/2022 | 18:39
0
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ vì sao từ năm 2009 đến nay chưa có trường hợp đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện mà toàn cấp trực tiếp...

Cần rà soát đồng bộ dự án Luật

Sáng 18/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện bổ sung 2 điều, sửa đổi 15 điều; bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ tại một số điều để bảo đảm tính thống nhất trong toàn bộ dự thảo.

Nội dung của dự án Luật tập trung vào các vấn đề: Nhóm các vấn đề về quy hoạch băng tần, cấp giấy phép sử dụng tần số và chế tài xử lý vi phạm; Nhóm vấn đề về khoản thu từ việc sử dụng tần số; Sửa đổi quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên; Nhóm vấn đề về kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại, đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số, quỹ đạo vệ tinh và sử dụng tần số phục vụ mục đích quốc phòng an ninh; Nhóm vấn đề về sửa đổi thẩm quyền quy định văn bản để phù hợp, thống nhất với các Luật có liên quan; Điều khoản chuyển tiếp…

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh, các nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Tiêu điểm - Hơn 10 năm không thực hiện đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

Toàn cảnh phiên họp.

Về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, nhiều ý kiến đề nghị thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến đề nghị quy định thêm các quy định về đấu giá trong Luật Tần số vô tuyến điện để phù hợp với đặc thù của lĩnh vực này.

Đối với quy định về việc thu phí, lệ phí, tiền sử dụng tần số vô tuyến điện nhiều ý kiến cho rằng hiện nay quy định trong Luật còn chưa cụ thể mà giao cho Chính phủ quy định mức thu, phương thức thu nên đề nghị quy định nguyên tắc tính toán mức thu, quy định về quản lý, sử dụng đặc biệt là thu cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo dự án Luật cần rà soát dự án Luật sao cho đồng bộ, thống nhất với các Luật Quy hoạch, Luật Đấu giá tài sản, Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng và tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan.

Đặc biệt, nghiên cứu kỹ sử dụng tần số vô tuyến điện phân bổ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo hướng cho phép kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trong trường hợp cần thiết. Theo đó, cơ quan soạn thảo dự án Luật cần có đánh giá báo cáo tác động một cách đầy đủ.

Về đấu giá tần số vô tuyến điện, ông Phương cho rằng, cần phải có nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ, rõ ràng, tránh xảy ra lợi ích nhóm nhằm đảm bảo quốc phòng an ninh, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế và công bằng trong cạnh tranh lành mạnh trên thị trường kinh doanh thông tin di động.

“Việc đấu giá cũng phải thực hiện theo quy định của Luật hiện hành về pháp luật đấu giá tài sản cũng như các quy định về pháp luật hiện hành khác có liên quan”, ông Phương nhấn mạnh.

Tài sản quốc gia quan trọng

Cho ý kiến đối với dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tần số vô tuyến điện là tài sản quốc gia quan trọng và ngày càng có giá trị, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Các quốc gia đều chú trọng khẳng định và thúc đẩy để bảo vệ các quyền lợi, nhất là về chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh.

Chủ tịch Vương Đình Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo và thẩm tra dự án Luật cần có đánh giá tác động cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng các điều lệ, thông lệ quốc tế khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia và hội nhập với quốc tế.

Đồng thời, đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật bổ sung, làm rõ điều kiện đối với chủ thể được phân bổ băng tần để đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất, tránh tích tụ băng tần gây lãng phí tài nguyên quốc gia.

Tiêu điểm - Hơn 10 năm không thực hiện đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (Hình 2).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu quan điểm tại phiên họp.

Về phương thức cấp giấy phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Chủ tịch Vương Đình Huệ nêu rõ, luật hiện hành đang quy định ba phương thức là cấp giấy phép trực tiếp, thông qua thi tuyển và đấu giá.

“Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay chưa có trường hợp nào đấu giá hay thi tuyển mà toàn cấp trực tiếp, vậy phải lý giải việc này, xem có vướng mắc gì mà không làm được”, Chủ tịch Vương Đình Huệ cho hay.

Việc đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cũng phải có tiêu chí cụ thể, đảm bảo tính công khai minh bạch, xem có vướng mắc gì về các quy định pháp luật, hình thức đấu giá và thi tuyển cần phù hợp thực tế nên đề nghị các cơ quan cần có sự thảo luận thêm.

Chủ tịch Vương Đình Huệ cũng đề nghị làm rõ quy trình đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện sẽ theo quy định của Luật Đấu giá tài sản hay theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện.

Ngoài ra, cần làm rõ việc các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tham gia thi tuyển, đấu giá quyền sử dụng băng tần thì có ràng buộc nào không để đảm bảo yếu tố quốc phòng, an ninh  bởi đây là vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền số.

Trong khuôn khổ phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về đấu giá khi chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá cấp phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các băng tần; giới hạn tổng độ rộng băng tần...

Khai mạc phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ 5, 14/04/2022 | 12:35
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về các nội dung quan trọng chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3.

Ủy ban Chứng khoán yêu cầu báo cáo dư nợ margin cổ phiếu "họ FLC"

Thứ 4, 06/04/2022 | 11:11
CTCK báo cáo cụ thể dư nợ cho vay margin của tất cả tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại công ty và số lượng chứng khoán ký quỹ làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Tăng tính chủ động trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ 4, 16/02/2022 | 20:00
Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Cùng tác giả

Thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:24
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Tin học.

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:44
Dự thảo Luật có các quy định mới như quy định về điều tra cơ bản địa chất; phân nhóm khoáng sản; tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương...

UBTVQH xem xét kết quả giám sát thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ

Thứ 2, 22/04/2024 | 17:48
UBTVQH đề nghị Đoàn giám sát tiếp tục rà soát để thiết kế đầy đủ các quy định nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách của Nghị quyết 43 chưa kết thúc.

Bộ Y tế: Đảm bảo công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 2, 22/04/2024 | 14:06
Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Cùng chuyên mục

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.

Thủ tướng: Thanh tra, xử lý nghiêm trường hợp tiêu cực, thổi giá vàng

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:39
Thủ tướng yêu cầu NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.