“Làm sao để người dân từ quán nước, hiệu cắt tóc cũng nhắc về sửa đổi luật Đất đai"

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 06/02/2023 | 08:00
0
Xoay quanh dự án Luật Đất đai sửa đổi, Người Đưa tin đã có cuộc trao đổi với ông Tạ Văn Hạ - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ĐBQH đoàn Quảng Nam.

NĐT: Thưa đại biểu Tạ Văn Hạ, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự án Luật sẽ tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến lần 2 tại kỳ họp thứ 5 (5/2023), ông đánh giá như thế nào trong việc sửa đổi lần này?

ĐBQH Tạ Văn Hạ: Sau hơn 10 năm đi vào thực tiễn, Luật Đất đai 2013 đã có nhiều bất cập. Có thể kể đến việc xuất hiện những loại hình mới phát sinh trong lĩnh vực bất động sản như condotel...; bất cập trong trong chính sách về giá, đền bù, giao đất, chuyển đổi, chuyển nhượng đất. Đặc biệt, thời gian qua chúng ta thấy việc khiếu kiện đông người chủ yếu liên quan đến đất đai… Tất cả những vấn đề này đòi hỏi đã đến lúc cần thiết phải sửa đổi luật.

Với Luật Đất đai sửa đổi, Quốc hội đã lường trước, đây là một đạo luật phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của dân, nên đã xác định thông qua theo quy trình 3 kỳ họp.

NĐT: Với những nội dung trong Luật Đất đai (sửa đổi), cá nhân đại biểu đặc biệt quan tâm đến vấn đề nào?

ĐBQH Tạ Văn Hạ: Tôi quan tâm đến giá đất làm sao sát với giá thị trường, có một giá được hay không? Bởi nếu còn nhiều giá thì còn mâu thuẫn, còn có sự so sánh. Các vấn đề khác như: Chuyển nhượng, mở rộng mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đối tượng được nhận quyền, quy trình thủ tục cũng cần làm sao để đơn giản, đảm bảo công bằng giữa tất cả người dân…

Tiêu điểm - “Làm sao để người dân từ quán nước, hiệu cắt tóc cũng nhắc về sửa đổi luật Đất đai'

ĐBQH Tạ Văn Hạ cho rằng lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi cần đi từ thực tiễn (Ảnh: Hoàng Bích). 

NĐT: Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua trong tháng 10/2023. Thời gian lấy ý kiến nhân dân cũng đã trôi qua được gần 1/3, theo đại biểu việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật này cần phải thực hiện như thế nào để tránh hình thức?

ĐBQH Tạ Văn Hạ: Lấy ý kiến nhân dân tôi cho rằng phải đi từ thực tiễn, làm sao lấy ý kiến theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, còn cách làm, phương pháp làm như thế nào cũng cần phải tính đến.

Rõ ràng, vừa qua có một số dự án luật đã ban hành xong nhưng lại không thực sự đi vào cuộc sống, thậm chí đã phải điều chỉnh một số điều. Như vậy, chúng ta chưa tính hết các tình huống, chưa thực sự nghiên cứu kỹ những vấn đề đang là điểm nghẽn của luật trong cuộc sống… Quan trọng là chưa lấy được ý kiến nhân dân một cách thực chất, chưa tạo ra được phương pháp để người dân có điều kiện đóng góp, quan tâm.

Với Luật Đất đai sửa đổi, tôi nhận thấy người dân đã quan tâm đến vấn đề này, nhưng con số này vẫn còn hạn chế, người dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, không có điện thoại thông minh… chưa có điều kiện để tiếp cận tài liệu và gửi góp ý được, công tác tuyên truyền chưa được đa dạng.

Các thông tin về dự án Luật mới đang chỉ là đưa lên trên mạng hoặc có văn bản gửi để các cơ quan địa phương mời các đại diện tổ chức lấy ý kiến, chưa có những chuyến tuyên truyền lưu động…

Tiêu điểm - “Làm sao để người dân từ quán nước, hiệu cắt tóc cũng nhắc về sửa đổi luật Đất đai' (Hình 2).

Cần làm sao để người dân quan tâm, chú hơn, đóng góp ý kiến trong việc sửa đổi Luật Đất đai (Ảnh: Hữu Thắng).

Tôi cho rằng, cần phải có những giải pháp làm quyết liệt hơn, cho người dân quan tâm, chú ý hơn đến Luật để đi đến đâu cũng phải thấy râm ran, bàn tán, góp ý về Luật Đất đai, từ ngồi trên xe taxi, từ quán nước, hiệu cắt tóc cũng nhắc về sửa đổi luật. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn Luật sẽ thành công, chất lượng hơn.

NĐT: Đại biểu có kỳ vọng như thế nào sau khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua?

ĐBQH Tạ Văn Hạ: Tôi kỳ vọng với việc lấy ý kiến nhân dân, Quốc hội bàn thảo tại Nghị trường qua 3 kỳ họp thì Luật sẽ gỡ được những điểm nghẽn, hạn chế, bất cập. Đồng thời, bổ sung kịp thời những cái mới, những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

NĐT: Xin cảm ơn đại biểu.

Theo Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ 3/1/2023 đến hết ngày 15/3/2023.

Đối tượng lấy ý kiến gồm: Các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương; ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các nội dung trọng tâm do Chính phủ xác định phù hợp với từng nhóm đối tượng lấy ý kiến.

Hình thức lấy ý kiến gồm: Góp ý trực tiếp bằng văn bản; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; Thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác.

Quốc hội sửa Luật Đất đai: Kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp

Thứ 5, 26/01/2023 | 07:00
Quản lý đất đai, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ tối đa cho DN và người dân, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai càng trở nên cấp thiết.

Sửa Luật Đất đai: Cần xây dựng bảng giá đất phản ánh đúng giá thị trường

Thứ 7, 28/01/2023 | 08:00
ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, việc lấy ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi) cần phải bài bản, khoa học và thực chất.

Lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai phải thực chất, tránh hình thức

Thứ 3, 13/12/2022 | 18:11
Việc lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi) phải thiết thực, hiệu quả, cần làm rõ vấn đề trọng tâm, địa bàn trọng điểm, đối tượng tác động trực tiếp...
Cùng tác giả

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cùng chuyên mục

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.