Đề xuất tăng học phí các bậc học: Còn lắm băn khoăn

Đề xuất tăng học phí các bậc học: Còn lắm băn khoăn

Thứ 2, 23/05/2022 | 20:25
0
Trước việc học phí dự kiến tăng trong năm học tới, bên cạnh áp lực tài chính nhiều phụ huynh không khỏi băn khoăn "tăng học phí có giúp tăng chất lượng đào tạo?"

Nhiều địa phương dự kiến tăng mạnh học phí

Nhiều tỉnh, thành phố đang lên kế hoạch tăng học phí các bậc học trong năm học tới theo khung học phí mới tại Nghị định 81/2021 của Chính phủ.

Thanh Niên đưa tin, HĐND Tp.Hà Nội vừa dự thảo Nghị quyết về việc quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026, dự kiến trình tại kỳ họp thứ 5 khóa XVI.

Mức học phí được phân chia theo 4 vùng thay vì 3 vùng như năm ngoái. Trong đó, vùng 1 gồm trẻ em mầm non, học sinh phổ thông trên địa bàn các quận và các phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Vùng 2 là địa bàn thị trấn thuộc các huyện của thành phố Hà Nội. Vùng 3 bao gồm xã thuộc thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện của thành phố Hà Nội (trừ các xã miền núi). Vùng 4 gồm các xã miền núi thuộc các huyện của thành phố Hà Nội.

Theo đó, mức học phí với các trường chưa đảm bảo chi thường xuyên, học phí vùng 1 và vùng 2 dự kiến là 300.000 đồng/tháng trong năm học 2022 - 2023. Hai vùng còn lại thấp hơn, dao động 100.000 - 200.000 đồng (vùng 3) và 50.000 - 100.000 đồng (vùng 4).

Học phí các cấp được đề xuất tăng khoảng gấp đôi năm ngoái, trừ bậc THPT vùng 1 và 2 có mức tăng từ 217.000 đồng (năm 2021) lên 300.000 đồng. Bậc tiểu học được miễn học phí. Mức học phí cao nhất là vùng 1, lần lượt tăng từ 300.000 đồng/năm với năm học 2022 - 2023 lên tới 540.000 đồng (cấp mầm non và tiểu học) và 650.000 đồng (cấp THCS và THPT) vào năm học 2025 - 2026.

Dự thảo cũng nêu rõ mức thu trên là căn cứ để thực hiện mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục hoặc học sinh tư thục thuộc diện hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Trong trường hợp học trực tuyến, mức thu sẽ bằng 75% mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành. Quy định này không áp dụng với cấp mầm non bởi trẻ mầm non không học trực tuyến.

Với các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, TP không đưa ra học phí cụ thể mà chỉ quy định mức trần qua từng năm. Trong đó, cao nhất là mầm non và THPT với 3,2 triệu đồng/HS/tháng năm học 2022 - 2023 và lên 4 triệu vào năm 2025 - 2026.

HĐND TP.Hà Nội cũng ban hành dự thảo nghị quyết về mức trần học phí với các trường công lập chất lượng cao trong năm học 2022 - 2023. Theo đó, toàn bộ mức trần học phí của 4 cấp học không tăng so với năm 2021 - 2022. Tương tự, với các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, hiệu trưởng các trường chất lượng cao quyết định học phí phù hợp dựa trên mức trần này.

Năm ngoái, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đến đời sống người dân, Hà Nội không tăng học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông so với năm học 2020 - 2021.

UBND Tp.HCM cũng đã có dự thảo Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022-2023 tại Tp.HCM.

Giáo dục - Đề xuất tăng học phí các bậc học: Còn lắm băn khoăn

Nhiều địa phương dự kiến tăng mạnh học phí. Ảnh minh họa.

Theo Tiền Phong, dự thảo này nêu rõ, ngoài học sinh ở bậc tiểu học không bị thu học phí, thì học phí của các bậc học khác tại thành phố đều tăng so với mức hiện tại.

Cụ thể, TP sẽ thu học phí theo hai nhóm. Nhóm 1 (thành thị) áp dụng cho học sinh (HS) ở các quận và TP Thủ Đức. Nhóm 2 (nông thôn) dành cho học sinh tại các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Trong đó, với các trường học thuộc nhóm 1, TP sẽ áp dụng thu mức chung mới là 300.000 đồng/ học sinh /tháng. Với nhóm 2 sẽ có ba mức thu, nhà trẻ và mẫu giáo không tăng, vẫn lần lượt là 120.000 đồng/tháng và 100.000 đồng/tháng; bậc THCS và giáo dục thường xuyên (GDTX) THCS tăng 70.000 đồng lên 100.000 đồng/tháng; khối THPT và GDTX THPT tăng thêm 100.000 đồng thành 200.000 đồng/tháng.

Như vậy, ở cả hai nhóm, khối THCS và GDTX THCS có mức tăng học phí cao nhất. Trong đó, ở nhóm 1, học sinh sẽ có thể đóng mức học phí mới cao gấp 5 lần mức hiện hành.

Không chỉ Hà Nội và TP.HCM mà một số tỉnh, thành khác cũng cho biết đã có dự thảo tăng học phí.

Sở GD&ĐT Gia Lai đang gửi tờ trình lên UBND tỉnh để tiến hành các thủ tục liên quan trong việc quy định mức học phí đối với các bậc học trên địa bàn tỉnh năm học 2022 - 2023. Theo đó, mức học phí nếu được HĐND tỉnh Gia Lai thông qua sẽ như sau: Đối với bậc học mầm non và THCS, mức học phí sẽ từ 50.000 - 86.000 đồng/tháng, bậc THPT từ 100.000 - 133.000 đồng/tháng. Được biết mức học phí thấp nhất hiện nay ở địa phương này là 15.000 đồng/tháng nên nếu thông qua, học phí trong năm tới sẽ tăng rất cao.

Bình Định, Phú Yên cũng cho biết đang triển khai xây dựng khung học phí mới tại Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Nếu thông qua, học phí năm học sắp tới cũng sẽ tăng so với mức hiện tại.

Học phí tăng, nỗi lo tăng

Đối với nhiều phụ huynh và học sinh, học phí tăng đồng nghĩa với việc tăng áp lực tài chính, chồng chéo thêm nhiều nỗi lo.

Chị Sen, 43 tuổi, sống tại quận Hà Đông cùng chồng và hai con gái lớp 6 và 10. Chị làm công việc dọn dẹp theo giờ tại các hộ gia đình, chồng làm nghề tự do. Hai con của chị nộp học phí theo mức thu vùng 1 - có mức đóng cao nhất - vì hộ khẩu thuộc nội thành.

Năm học tới, chị phải nộp cho mỗi con 300.000 đồng hàng tháng, gấp 1,4-2 lần mức hiện hành. Ba năm tiếp theo, học phí THCS và THPT của vùng 1 lần lượt tăng lên các mức 410.000, 530.000 và 650.000 đồng. "Gấp bốn lần mức đang đóng", chị Sen bày tỏ băn khoăn với VnExpress sau khi so sánh 650.000 và 155.000 đồng, cho rằng đây là khoản không nhỏ.

Thu nhập của chị và chồng không ổn định, tháng nhiều nhất được 14 triệu đồng, nhưng có tháng chỉ một nửa. Chi phí học cho hai con tốn 5-6 triệu đồng mỗi tháng, cả bán trú, học liệu và học thêm. Trong bối cảnh thực phẩm, giá xăng và học phí của con đều tăng mà "tiền hai vợ chồng kiếm được chỉ ít đi chứ không nhiều lên", chị Sen nhận thêm việc bán hàng online để trang trải.

Không chỉ với những gia đình thu nhập bấp bênh ở nội thành, áp lực học phí cũng khiến các phụ huynh ngoại thành lo lắng.

Chị Nhàn, sống ở huyện Phúc Thọ, có thể phải nộp tổng cộng 300.000 đồng học phí mỗi tháng cho hai con lớp 7 và 10 trong năm học tới - mức áp dụng cho vùng 3. Là gia đình cận nghèo, chị được giảm 50% học phí, còn 150.000 đồng. Số tiền sau giảm này vẫn cao hơn 1,5-2 lần so với mức đang đóng. "Đây không phải số tiền lớn so với rất nhiều thứ phải chi trong tháng, nhưng nó cũng khiến tôi vất vả hơn một chút", chị Nhàn nói.

Người mẹ một mình nuôi hai con, làm việc ở công ty may với mức lương dao động 5-6 triệu đồng một tháng. Chị chắt bóp từng đồng để đủ chi tiêu trong bối cảnh mọi thứ đều tăng giá.

Không thạo về các nghị định hay chính sách, nhưng chị Nhàn cho rằng việc tăng học phí là có thể đoán trước bởi mọi thứ đều tăng. "Năm nay thu nhập của nhiều người vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trong đó có tôi. Nếu mức học phí mới được lùi 1-2 năm rồi mới áp dụng, tôi nghĩ sẽ hợp lý hơn", chị nói.

Trong khi đó, chị Liên, có con gái đang học lớp 8, đồng ý tăng học phí nhưng kỳ vọng chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất sẽ được cải thiện.

Với tổng thu nhập gần 40 triệu đồng, chị Liên và chồng, sống tại quận Đống Đa, khẳng định học phí của con gái lớp 8 tăng từ 155.000 lên 300.000 đồng mỗi tháng "không phải vấn đề". Dù vậy, người mẹ quan tâm đến việc số tiền này sẽ được dùng vào đâu.

"Từ nguồn học phí mới, tôi hy vọng những đồ dụng, dụng cụ bị hỏng hoặc thiếu sẽ được trường sửa chữa hoặc đầu tư mua mới ", chị Liên nói và cho rằng cách hữu dụng nhất để thuyết phục phụ huynh về hiệu quả của chính sách tăng học phí là cho cha mẹ thấy, con họ được trải nghiệm môi trường giáo dục tốt hơn.

Tăng học phí có tăng chất lượng giáo dục?

Trước những thắc mắc về việc học phí tăng thì có đi đôi với chất lượng giáo dục, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Tp.HCM cho rằng, học phí chỉ là một phần kinh phí rất nhỏ để bù vào các khoản cho nhà trường tổ chức các hoạt động tăng cường thêm cho học sinh và hàng năm thành phố đều có nguồn ngân sách để cung cấp cho ngành giáo dục.

Ông Minh chia sẻ với Sức khỏe và Đời sống: "Trong 6 năm học phí không tăng nhưng chất lượng giáo dục của TP luôn luôn tăng. Vệc tăng chất lượng giáo dục của TP là nhiệm vụ chính trị chứ không liên quan đến học phí. Tăng học phí hay không thì chất lượng giáo dục vẫn phải đảm bảo ở mức cao nhất có thể. Quan điểm của ngành giáo dục TP là làm sao để học sinh đạt được năng lực, phẩm chất theo yêu cầu".

Liên quan đến vấn đề này, bà Đào Hải Yến, Phó phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội lý giải, dự thảo được xây dựng theo khung học phí mới của Chính phủ tại Nghị định 81/2021. Tại khung này, mức sàn (thấp nhất) và mức trần (cao nhất) của học phí từng cấp được quy định cụ thể theo ba khu vực: thành thị, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, áp dụng trong giai đoạn 2022-2025. Trên cơ sở khung của Chính phủ, HĐND các tỉnh, thành sẽ quyết định mức học phí cụ thể với từng trường tại từng địa bàn.

Trong năm đầu tiên triển khai, Hà Nội dự định áp dụng mức thấp nhất tại khung học phí mà Chính phủ quy định với mọi vùng và cấp học, rồi tăng tiếp trong những năm sau.

Bà Yến cho biết, quy định của Chính phủ cho phép các địa phương tăng khung học phí từng năm, tối đa 7,5%. Nghĩa là đến năm 2025, mức trần học phí hàng tháng có thể là 670.000 đồng (với bậc mầm non) và 806.000 đồng (THCS và THPT) ở thành thị. Đến năm 2026, một Nghị định mới về mức học phí sẽ được ban hành, khung học phí sẽ lại có mức trần và sàn khác. "Nói là tăng nhanh, nhưng học phí năm 2025 mà Hà Nội dự kiến áp dụng cũng chỉ bằng mức trần của năm 2022 theo khung của Chính phủ", bà Yến giải thích thêm.

Minh Hoa (t/h)

"Bão giá" học đường: Sau SGK là học phí

Thứ 7, 21/05/2022 | 08:00
Trước thông tin học phí sẽ tăng gấp đôi trong năm học tới, nhiều cha mẹ học sinh băn khoăn việc chất lượng giáo dục có tỉ lệ thuận với số tiền họ đã đóng.

Hà Nội dự kiến năm học 2022-2023 học phí gấp đôi và tăng dần đều

Thứ 6, 20/05/2022 | 12:03
Dự kiến năm học tới học phí đối với bậc THCS tăng gấp đôi so với năm ngoái, từ 19.000-155.000 đồng lên 50.000-300.000 đồng/tháng.

Tp.HCM lý giải vì sao tăng học phí THCS gấp 5 lần

Thứ 6, 20/05/2022 | 10:20
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục & Đào tạo cho biết, Tp.HCM tăng học phí theo Nghị định 81 của Chính phủ và đang áp mức sàn học phí.

Tp.HCM: Học phí có thể tăng gấp 5 lần năm học tới

Thứ 2, 16/05/2022 | 11:40
Nếu được thông qua, hầu hết các bậc học ở Tp.HCM từ năm học 2022-2023 đều tăng học phí, trong đó, bậc THCS tăng cao nhất tương đương với tăng 5 lần.
Cùng chuyên mục

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Sau mưa dông, nắng nóng "quay lại" bao trùm miền Bắc, có nơi trên 39 độ C

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:00
Dự báo trong vòng một tháng tới, áp thấp nóng phía tây hoạt động mạnh dần nên nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.