Đêm giao thừa tròng trành của đôi vợ chồng già ở bãi sông Hồng

Đêm giao thừa tròng trành của đôi vợ chồng già ở bãi sông Hồng

Mai Thị Thu Hằng
Thứ 5, 15/02/2018 | 19:00
0
48 mùa xuân trôi qua, đêm 30 năm nào cũng thế, bà Thủy lại ra đứng cửa đợi chồng về đón giao thừa. Nhưng phải qua 12h đêm ông Thành mới về, vì ông còn cố nhặt thêm ít phế liệu, kiếm vài đồng để đưa bà cơm cháo ngày Tết.

Những cái Tết tròng trành

Những ngày cuối năm, trên con đường đất ngoằn ngoèo dài gần 1km dưới chân cầu Long Biên, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Thành (82 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thuỷ (80 tuổi). Thấy chúng tôi đến, bà cười tươi, nói lớn: “Lâu lắm mới có khách đến chơi nhà, các cháu nhanh vào trong không lạnh”. Nói rồi, bà vội vàng đi lấy mấy tấm đệm để chúng tôi ngồi. Bà bảo, đây là mấy chiếc đệm bà mới được tặng và chỉ dùng khi có khách.

Ngồi trên “ngôi nhà không móng” đang lắc lư cùng dòng  sông Hồng, chúng tôi được nghe những câu chuyện vô cùng ấm áp mà nặng trĩu. Bà Thủy kể, đã 48 cái Tết ông bà được ở bên nhau. Ngó nghiêng, chúng tôi chẳng thấy không khí Tết, ngoài cái hòm đựng quần áo, tài sản “đắt giá” nhất là xoong nấu ăn, bát đĩa và đồ dùng cá nhân. Bà nói chiều 29 sẽ mua nải chuối thắp hương gọi là ngày Tết có thành tâm cúng khấn tổ tiên, thổ địa. 

Nói đến đây, bà Thủy lấy tay lau vội giọt nước mắt. Có lẽ, đã nhiều năm nay mới có người hỏi về cái Tết của ông bà. “Về chung sống với nhau đã gần 50 năm, thế nhưng chưa năm nào vợ chồng tôi được lên bờ đón Tết. Những năm trước, Tết cũng chỉ có cơm trắng với vài con cá. Bánh chưng, mứt, hoa quả... là những thứ quá xa xỉ. Chỉ vài năm gần đây, một số đoàn từ thiện xuống bãi giữa sông Hồng tặng quà thì chúng tôi mới có bánh chưng, kẹo, thịt... Chúng tôi cũng chỉ cần như vậy. Thế là quá hạnh phúc với những người nghèo”, bà Thủy nghẹn ngào.

Gia đình - Đêm giao thừa tròng trành của đôi vợ chồng già ở bãi sông Hồng

Hàng ngày bà Thủy đứng ở cửa nhà đợi ông Thành đi nhặt rác về.

Ký ức về những đêm 30 vẫn còn nguyên vẹn đối với bà Thủy. Đêm 30 Tết năm nào bà cũng chờ ông Thành về. “Ông ấy vì mải mê đi nhặt rác kiếm tiền nên nhiều năm cũng quên mất rằng đêm nay là giao thừa, cần phải về sớm với vợ”, bà Thủy kể.

“Ông ấy hay bảo phải chịu khó đi ban đêm để nhặt được nhiều đồ mới đủ tiền về mua ít gạo, dầu mỡ... Tết cũng phải ăn no chứ. Mấy năm gần đây thương tôi phải ở nhà một mình nên ông cũng về sớm hơn. Đêm Giao thừa 2 vợ chồng ngồi nói chuyện với nhau, kể về những chuyện đã diễn ra trong một năm. Sang năm mới ông sẽ đi những con đường nào nhặt rác, liệu năm tới có kiếm được nhiều rác về để “nuôi” tôi hay không. Cứ thế chúng tôi nói chuyện cho đến sáng”, bà Thủy nói.

Câu chuyện của bà Thủy bỗng dưng ngừng lại khi chúng tôi hỏi vì sao ông bà không về thăm quê trong những ngày Tết. Tay bà nắm chặt lấy tay tôi. Bà Thủy bảo, nhiều năm, gần Tết thấy người người lũ lượt về quê ăn Tết, thăm bạn bè, người thân mà ông bà thấy tủi. Bà cũng thèm một gia đình sum họp, đông vui nhưng ông bà sinh ra đã mồ côi cha mẹ, có về quê giờ cũng không còn nhiều họ hàng thân thích nên ông bà chấp nhận đón Tết nơi bãi giữa. Chỉ có 2 người thôi nhưng ông bà vẫn cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.

Một đời lênh đênh

Có lẽ, tình yêu của ông bà cũng đã được nhắc đến nhiều và khiến không ít người phải ngưỡng mộ. Đã 48 năm chung sống với nhau trên một con thuyền lênh đênh sông nước, hai ông bà Thành – Thủy chưa bao giờ xảy ra cãi vã. Điều mà chúng tôi cảm nhận được ở hai con người tuy khắc khổ ấy chính là tình yêu thương mà họ dành cho nhau.

Trong cái rét căm căm của tiết trời Hà Nội, bà Thủy bảo: “Tôi nghe mọi người nói chuyện tình của chúng tôi là chuyện tình “vợ nhặt” tôi và ông ấy chỉ biết cười.  Có những đêm đông giá lạnh, tôi chờ mãi mà không thấy ông ấy về. Hóa ra ông ấy cố chờ đoàn phát cháo từ thiện cho người nghèo phía bên kia chân cầu để mang về cho tôi ăn. Nhiều lần tôi nói nhưng ông ấy nhất định không chịu nghe, chỉ sợ vợ đói, vợ khổ chứ không bao giờ biết nghĩ đến bản thân mình”.

Đôi mắt của bà Thủy đã mờ, đôi bàn tay đã nhăn nheo vì nếp nhăn của thời gian cũng như vết chai sạn của sự vất vả. Thế nhưng, trong suốt cuộc trò chuyện bà Thủy nói rằng bà và ông chưa bao giờ ca thán với nhau vì khổ, vì đói. “Chúng tôi già rồi, chẳng ăn uống được nhiều nữa đâu mà ca thán, chỉ là đi qua gần hết một đời người mà chúng tôi vẫn chưa hết lênh đênh. Đôi lúc, tôi nói với ông “đời thế hóa lại hay ông nhỉ?”. Hai vợ chồng tôi chưa khi nào nói hay hờn dỗi vì nghèo, bởi đời người sống với nhau cốt là ở tấm lòng”, bà Thủy giản dị nói.

Gia đình - Đêm giao thừa tròng trành của đôi vợ chồng già ở bãi sông Hồng (Hình 2).

Hạnh phúc giản dị của ông bà là được mãi bên nhau. Ảnh: Hai Le Cao

Sống với nhau, nương tựa vào nhau qua những tháng ngày dài, ông Thành chia sẻ: “Chúng tôi chẳng có con cháu nên luôn dặn lòng nương tựa vào nhau mà sống. 48 năm qua, chúng tôi vẫn luôn sống với nhau vì tình nghĩa thủy chung, son sắt như vậy. Giờ tuổi cũng đã cao nhưng vợ chồng chưa bao giờ cảm thấy chán nhau. Ngày trước bà nhà tôi vẫn thường xuyên đi làm, nhưng giờ tôi cho bà ấy “nghỉ hưu” rồi, chỉ một mình tôi bươn chải thôi. Cứ đi làm về, thấy vợ chuẩn bị sẵn cơm nước, điếu thuốc lào, hai vợ chồng bên nhau vui vẻ là tôi mãn nguyện rồi. Cuộc đời còn gì sướng bằng”.

Đôi mắt ông bà ánh lên niềm hạnh phúc, vì giờ đây họ không còn cô đơn như trước. Có nhiều người khi đến chơi, thấy quý mến và gọi ông bà là bố mẹ. Họ dành cho ông bà một tình cảm đặc biệt. Có lẽ, ông bà chưa từng dám nghĩ sẽ có một cái Tết được đầy đủ, sum họp bên con cháu nhưng họ tin rằng, Tết năm này qua năm khác họ vẫn ở bên nhau và bà vẫn sẽ chờ ông về để được cùng nhau đón giao thừa, chào đón một năm mới.

Tết xa xứ bên kia bán cầu: Gìn giữ Tết cổ truyền!

Thứ 3, 06/02/2018 | 10:00
Nhiều người Việt, dù sống xa quê hương đã vài chục năm nhưng cứ mỗi dịp Tết đến họ vẫn luôn giữ được những phong tục đón Tết Việt.

Xúc động chuyện của người thợ chụp ảnh trong đêm giao thừa ở Hồ Gươm

Chủ nhật, 29/01/2017 | 08:00
Hơn 40 năm chụp ảnh và đón giao thừa trên Hồ Gươm, người thợ chụp ảnh Hồng Phong ấy đều có những cảm xúc đặc biệt. Câu chuyện gây xúc động ngày đầu năm mới.

Xót xa những phận đời lặn lội mưu sinh đêm giao thừa

Thứ 2, 08/02/2016 | 08:43
Trong đêm giao thừa vẫn còn nhiều người chưa thể ngừng tay để về sum họp bên gia đình bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền còn đè lên vai họ.
Cùng tác giả

Nghệ sĩ chưa hiểu rõ luật hay e ngại không muốn "làm tới cùng” khi bị "khai tử" trên mạng xã hội?

Chủ nhật, 05/07/2020 | 19:45
Luật sư La Văn Thái cho rằng, việc danh hài Thúy Nga hay một số nghệ sĩ khác từng bị “khai tử” trên mạng xã hội cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng tung tin đồn. Danh hài Thúy Nga nên làm đơn yêu cầu xử lý, thậm chí khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như phòng ngừa cho những người khác.

Băng ổ nhóm chính chưa được diệt tận gốc, dễ lọt lưới và tiếp tục gây họa

Thứ 5, 11/06/2020 | 14:11
Vụ 200 người náo loạn ở Q.Bình Tân, TP.HCM một lần nữa khiến dư luận xã hội lo ngại về hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có quy mô, có thể tập hợp lượng lớn người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, bức xúc dư luận xã hội…

Nguyên tắc sống còn của “hiệp sĩ chống dịch”: “3 diệt” và bao vây dập dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 14:00
Ở tuổi 70, với gần 40 năm gắn bó với chuyên ngành Truyền nhiễm mà ngày nay gọi là chuyên ngành các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới, bác sĩ Ngô việt Hùng đã trải qua không biết bao nhiêu vụ dịch từ lúc mới ra trường. Với ông nghề nghiệp chọn ông chứ không phải do ông chọn.

Cán bộ có con được nâng điểm thi ở Sơn La: “Không quy hoạch, không bổ nhiệm, kiểm điểm có hình thức”

Thứ 4, 09/10/2019 | 07:59
Đó là lời khẳng định của ông Cầm Văn Hoan - Chi cục trưởng cục Kiểm lâm Sơn La khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc sẽ xử lý ông Bùi Minh Hải - cán bộ kiểm lâm có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Sự việc cô giáo liên tục tát học sinh: Không có phương pháp giáo dục không nên làm thầy

Thứ 2, 07/10/2019 | 16:04
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.
Cùng chuyên mục

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.

Đừng “vắt kiệt” 3 điều này trong đời, nếu không bạn sẽ hối hận

Thứ 5, 01/02/2024 | 08:13
Trong những ngày cuối năm, bạn nên dành ra một khoảng thời gian để suy ngẫm về mọi thứ, kể cả những gì đã qua và chưa xảy đến.
     
Nổi bật trong ngày

Bí ẩn loài cá "ngủ hè" không ăn vẫn sống đến... 4 năm

Thứ 4, 27/03/2024 | 07:00
Cá phổi đã tồn tại trên Trái đất 390 triệu năm và tiến hóa cơ chế ngủ hè đặc biệt để sống sót qua thời kỳ nắng nóng và hạn hán kéo dài.

Tin tức Đời sống 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú

Thứ 4, 27/03/2024 | 12:13
Cập nhật tin tức đời sống ngày 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú; Cách bổ sung collagen cho cơ thể...

Những thực phẩm đơn giản, dễ tìm giúp giải độc gan trong mùa hè

Thứ 4, 27/03/2024 | 15:00
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, đóng vai trò như một “nhà máy lọc”, giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Giống gà quý tộc đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá cả trăm triệu đồng 1 con

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:30
Vẻ ngoài độc đáo, độ hiếm và giá trị kinh tế cao khiến những giống gà dưới đây có giá từ hàng trăm đến hàng nghìn USD.

Con cá Koi 67 tỷ đồng, lạ thay vẫn có đại gia "bí ẩn" rút hầu bao mua

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:33
Một con cá Koi nền trắng lạ mắt đã 2 lần giành chức vô địch, thậm chí nó còn được bán đấu giá khoảng 67 tỷ đồng.