Nơi được coi là phát tích kiệt tác 'Nam quốc sơn hà'

Nơi được coi là phát tích kiệt tác 'Nam quốc sơn hà'

Thứ 6, 19/04/2013 | 21:58
0
Giữa đêm khuya khoắt, từ mênh mông sông nước nổi lên hai chiếc thuyền rồng, một vị thần hiện lên và đọc bốn câu thơ ca ngợi công đức của nhà vua dẹp giặc phương Bắc, thu non sông về một mối.

Từ mỗi chiếc thuyền, vài trăm người hò reo, bơi thuyền vào đền. Đó chỉ là một trong vô số những chi tiết hư hư thực thực xung quanh ngôi đền. Và sự ra đời của bài thơ được người dân ở đây xem là "nguyên gốc" của “Nam quốc sơn hà” là một phần bí ẩn gắn liền với ngôi đền Đào Xá (Thanh Thủy, Phú Thọ).

Huyền tích ra đời của ba vị tam công

Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mướt, yên tĩnh, ngôi đền Đào Xá (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn trầm mặc lưu giữ những câu chuyện hư hư thực thực quanh mình. Làng cổ Đào Xá thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ. Làng nằm ở phía bờ Tây sông Đà, những người dân trong vùng có lẽ cũng không biết ngôi đền đã yên vị ở đây chính xác là bao lâu. Họ chỉ biết rằng, từng viên ngói, những sắc phong được lưu giữ tại đền đều gắn liền với lịch sử khai hoang, đấu tranh của cư dân Việt với thiên nhiên và giặc giã phương Bắc. Mỗi câu chuyện được người dân quanh vùng lưu truyền với nhiều huyền tích đầy bí ẩn.

Miền bắc - Nơi được coi là phát tích kiệt tác 'Nam quốc sơn hà'

Ông Nguyễn Hữu Sàn kể lại những câu chuyện gắn liền với sự kì bí xung quanh ngôi đền. Ảnh: Đỗ Thơm

Ông Nguyễn Hữu Sàn, người từng có sáu năm làm thủ từ đền Đào Xá tự hào kể rằng: "Mỗi năm, xã Đào Xá tổ chức khoảng 11 ngày lễ lớn nhỏ nhằm suy tôn Hùng Hải Công, đức bà Trang hoa công chúa và Tam vị Đại vương - có công giúp dân trị thủy, cùng nàng Quế Hoa".

Tương truyền, trong những ngày đức bà mang thai, Quế Hoa công chúa bày các trò chơi để mua vui cho bà. Ngày nay, lễ thức chính được tổ chức vào ngày mùng 2 tết. Đến giờ động thổ, chủ đền hay thủ từ xin âm dương, nếu được thì ra cửa đền đốt pháo, giáp đăng cai nổi ba hồi trống rồi khắp thôn xóm hò reo. Sau khi khấn thành hoàng bằng 12 cỗ tế, giáp đăng cai đến nhà người được làm bánh trâu, rước lồng bánh về đền. Mỗi lồng bánh là một con trâu làm bằng sáu đấu gạo nếp đìn (nếp đen) nghiền thành bột. Trên mỗi con trâu có khắc chữ xuân ngưu (trâu mùa xuân). Trên bàn thờ đặt hai cái bát nước, một bát đựng quả trứng, bát kia đường chiếc gầu dai bằng giấy cốt tre. Hai người (một nam đại diện giáp đăng cai và bà đồng) nâng lồng bánh trâu múa đối diện nhau. Sau đó, chủ tế vẩy nước ở hai bát vào người múa. Điệu múa truyền thống này được gọi là múa xuân ngưu.

Miền bắc - Nơi được coi là phát tích kiệt tác 'Nam quốc sơn hà' (Hình 2).

Ông Nguyễn Hữu Sàn cẩn thận mở những ghi chép về các ngày lễ. Ảnh: Đỗ Thơm

Dấu ấn gắn liền bài thơ “Nam quốc sơn hà”

Ông Sàn cho biết: "Nguyên xã Đào Xá trong một năm có 11 lễ lớn nhỏ. Trong đó có đến sáu dịp lễ được tổ chức liên quan đến đền Đào Xá. Trong đó dấu ấn rõ nhất liên quan đến việc ra đời bài thơ được coi là "tiền thân" của “Nam quốc sơn hà” là lễ hội bơi chải. Một lễ hội kéo dài nhất trong năm, từ ngày mùng 9/7 đến ngày 16/7 (âm lịch) tại vùng đất cổ Đào Xá".

Trong bản thần tích thờ Đức Hải Công ở đền Đào Xá (xã Đào Xá huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ) có ghi rằng: Vào năm 1076, trên đường đi kinh lý các nơi xem xét địa thế để bố trí lực lượng xây dựng phương án đánh địch, Lý Thường Kiệt đã ngược sông Hồng để nghiên cứu đường thủy nối kinh thành Thăng Long với vùng Tây Bắc, sang Vân Nam (Trung Quốc). Ông đã ghé vào làng Ðào Xá nghỉ chân và xem xét nơi gặp nhau của sông Hồng và sông Ðà. Các bô lão cùng dân làng vui mừng bày tiệc đón Lý Thường Kiệt và cùng ông xây dựng phòng tuyến đánh giặc. Sau khi xong xuôi mọi việc, người anh hùng Lý Thường Kiệt đã vào đình Đào Xá và đền Đào Xá xin các vị thần phù linh hộ quốc. Bất ngờ ban đêm, thần hiển hiện thành rắn lớn, đi thuyền rồng lại cửa đền đọc bốn câu thơ: “Nam thiên dĩ định đế Nam quân/Đại đức giai do đức nhật tân/Thất quận sơn hà đô nhất thống/Tống binh bất miễn tán như vân (nghĩa là: Trời Nam đã định vua Nam ta/Đức lớn ngày thêm đức mới ra/ Bẩy quận non sông về một mối/Tống binh tan tác tựa mây sa").

Ngài vừa dứt lời thì từ phía ngoài đầm hiện ra hai thuyền rồng, mỗi thuyền vài trăm người hò reo, bơi thuyền thưởng vào đền. Lý Thường Kiệt tưởng quân nhà Tống bèn bày quân dàn trận ra đánh. Nhưng từ trên thuyền có tiếng: "Thuyền của quan thủy quân đến cùng ông bình Tống, xin đừng ngại". Rồi quân từ hai thuyền lên bờ, tiến vào đền. Quân tướng Lý Thường Kiệt và quan quân trên hai chiến thuyền cùng làm lễ xuất quân đánh giặc.

Theo ông Nguyễn Hữu Sàn, trước kia ở làng Đào Xá có tục bơi chải vào lúc nửa đêm ngày mồng 10/7 âm lịch trên đầm Đào hàng năm, gọi tên là "Lễ hiển Thần phù vua Lý đánh giặc Tống". Với hai chải của bốn giáp, chải của hai giáp đầu gọi là "chải đực" và chải của hai giáp sau gọi là "chải cái". Mỗi chải dài 16m, lòng rộng 1,3m, cao 0,8m, chia làm 12 khoang, do 24 người ngồi hai bên mạn bơi, một người cầm lái, một người đứng giữa chải cầm mõ chỉ huy bằng hiệu lệnh, hai người đánh chiêng trống, một người cầm bó đuốc, một người đứng mũi chải phất cờ. Đúng canh ba thì vào cuộc, hai chải lặng lẽ bơi nhẹ nhàng từ bờ đầm trước cửa đền sang phía dãy đồi bờ bên kia chừng 1km. Khi có hiệu lệnh gọi thì hai chải quay mũi về đền, nổi chiêng trống hò reo bật đuốc và bơi thi cật lực. Chải nào đến cửa đền trước sẽ được lĩnh thưởng. Đó là hèm cầu diễn lại cảnh Thần Hải công cai quản đầm Đào Xá, lúc nửa đêm hôm mồng 10/7 hiển hiện về đền thờ, Ngài ban thơ cho Lý Thường Kiệt. Giặc tan, Lý Thường Kiệt về kinh đô tâu vua, xin phong Hùng Hải Công và tam vị Ðại Vương làm thưởng đấng phúc thần.

Đỗ Thơm

Những huyền tích ít người biết về nơi hạ sinh Thánh Tản Viên Sơn

Thứ 5, 07/03/2013 | 21:37
Nằm ven bờ sông Đà, thôn Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, Thanh Thủy, Phú Thọ) được biết đến là quê hương Quốc Mẫu Âu Cơ, cũng là nơi đã sinh ra Tản Viên Sơn Thánh - người con rể tài ba của Vua Hùng thứ 18.

Những huyền tích hé lộ kho báu cổ của người Chăm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Tìm về Nổng Cây Xoắn hay còn gọi là Gò Lăng, thuộc phường Hòa Thọ Tây, thành phố Đà Nẵng, chúng tôi được biết nhiều chuyện ly kỳ về những ngôi mộ Chăm gắn với vàng tùy táng...

Tháp Nhạn - nơi ẩn chứa nhiều huyền tích bí ẩn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Đến tận thời điểm này, nhiều người vẫn chưa thể lý giải hết những huyền tích xung quanh tháp Nhạn...

Huyền tích 2.000 mộc bản kinh Phật khắc trên gỗ

Thứ 6, 09/08/2013 | 16:58
Sự điêu luyện của những bậc tiền bối khắc Kinh ở chùa Bổ Đà xưa có thể so sánh với những nét chạm khắc trên các pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương cùng thời.
Cùng chuyên mục

Áo ấm vùng cao - Góp yêu thương cho mùa giá lạnh

Thứ 5, 05/12/2013 | 14:36
Vừa qua, các tình nguyện viên của chương trình 'Áo ấm vùng cao' đã có mặt tại xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để trao tặng những chiếc áo ấm, giúp các em học sinh chống chọi với cái lạnh của mùa đông.

Xe camry tông chết cô gái trẻ

Thứ 6, 29/11/2013 | 10:06
Không làm chủ được tốc độ, chiếc ôtô 4 chỗ đã tông thẳng vào cô gái đang đi trên đường khiến người điều khiển xe máy tử vong, tài xế chấn thương nặng.

Con trai trưởng công an xã tự tử gây rúng động làng quê

Thứ 4, 27/11/2013 | 15:00
Đang có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, bỗng nhiên, anh Nguyễn Mạnh C., ngụ tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội lại uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cái chết của anh Nguyễn Mạnh C. đang gây xôn xao dư luận địa phương vì nghi có “dính líu” đến xã hội đen.

Xe tải chở nhựa đường bất ngờ bốc cháy

Thứ 3, 26/11/2013 | 15:12
Vào 7 giờ sáng nay 26/11, một vụ cháy xe tải đã xảy ra tại ngã ba Quyết Thắng, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La). Lái xe kịp thời thoát nạn song vụ cháy đã gây ách tắc giao thông.

Nhà báo ép xe, truy bắt cướp trên phố Hà Nội

Thứ 3, 26/11/2013 | 08:04
Một đôi nam nữ đang đi trên đường thì bất ngờ bị nam thanh niên đi xe Exciter lao lên giật túi xách. Đúng lúc này một nhà báo đã dũng cảm đuổi theo ép xe và cùng người dân khống chế tên cướp thì liền bị đối tượng chống trả. Sau đó tên cướp bỏ lại xe máy cùng túi xách của nạn nhân rồi nhanh chóng bỏ trốn.