Đi tìm tổng thống hợp lòng dân sau cuộc đảo chính lịch sử

Đi tìm tổng thống hợp lòng dân sau cuộc đảo chính lịch sử

Thứ 5, 11/07/2013 | 12:07
0
Vụ phế truất Tổng thống được bầu dân chủ đầu tiên ở Ai Cập chỉ sau một năm nắm quyền đánh dấu một bước ngoặt hỗn loạn mới tại đất nước đông dân nhất thế giới Ả Rập này.

Hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi tuyên bố tước bỏ mọi quyền lực của Tổng thống Mohammed Morsi và đình chỉ thực hiện Hiến pháp.

Quân đội Ai Cập đã bắt giữ ông Morsi và các thủ lĩnh khác của phong trào Huynh đệ Hồi giáo hôm thứ Tư tuần trước và nói rằng hành động của họ là cần thiết để ngăn ngừa cuộc nổi dậy của đông đảo quần chúng.

Những cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ và chống đối ông Morsi đã nổ ra trên khắp nước, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương.

Theo người phụ tá của vị cựu Tổng thống, hiện ông Morsi đã được đưa tới một địa điểm bí mật (có nguồn tin tiết lộ rằng, đó là một cơ sở của bộ Quốc phòng Ai Cập), bị cấm sử dụng điện thoại di động để liên lạc ra bên ngoài. Tình trạng cụ thể hiện nay của vị Tổng thống bị phế truất ra sao vẫn chưa rõ.

Tiêu điểm - Đi tìm tổng thống hợp lòng dân sau cuộc đảo chính lịch sử

Một người đàn ông bế cao đứa con của mình trong cuộc biểu tình ở quảng trường Tahrir, Ai Cập (Ảnh: AFP)

Bị lật đổ vì “không giữ lời hứa” ?

Xuất thân từ hàng ngũ Huynh đệ Hồi giáo, thuộc cánh Hồi giáo bảo thủ, ông Morsi lên cầm quyền cách nay đúng một năm. Khi đó, ông tròn 60 tuổi và là người Hồi giáo đầu tiên được bầu vào vị trí đứng đầu một Nhà nước Ả Rập. Ông trở thành Tổng thống thứ năm của Ai Cập và cũng là vị Tổng thống đầu tiên không xuất phát từ hàng ngũ quân đội. Chiến thắng của ông sau 16 tháng vị Tổng thống tiền nhiệm, ông Hosni Mubarak bị quân đội lật đổ là một cột mốc rõ ràng trong quá trình Ai Cập tiến đến nền dân chủ.

Sau 84 năm Ai Cập được cai quản bởi chế độ quân chủ độc tài, người lãnh đạo của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo lên nắm quyền khiến giấc mơ xây dựng một nền dân chủ Hồi giáo ở đất nước Ả Rập này trở nên gần hơn bao giờ hết. Khác với những vị Tổng thống tiền nhiệm, ông Morsi tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, chứ không phải Tòa án Hiến pháp Tối cao.

Là một kỹ sư được đào tạo tại Mỹ và và một cựu Nghị sĩ, ông Morsi cũng vướng vào những bế tắc trong việc giải quyết mâu thuẫn quyền lực của các tướng lĩnh quân đội và các huynh đệ trong tổ chức của mình. Hình ảnh mọi người thấy ở ông Morsi không phải mà một cá nhân có tầm nhìn,  riêng mà là một "chấp hành viên" của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo.

Ngay cả sau khi chiến dịch tranh cử kéo dài hai tháng, hiểu biết về ông Morsi vẫn là một con số "0" với nhiều người Ai Cập. Ông đã sống và làm việc tại Los Angeles trong một thời kỳ dài. Những người quen biết ông ở Mỹ nói rằng, Morsi không bao giờ gây sự chú ý về chính trị hay tôn giáo. Nhưng ông đã trở thành người lãnh đạo tổ chức Huynh đệ Hồi giáo sau khi trở về Ai Cập và đắc cử vào Quốc hội năm 2000 khi Mubarak vẫn giữ "chiếc ghế" Tổng thống.

Nhưng kịch bản bị lật đổ lại tiếp diễn với ông Morsi khi ông còn chưa ngồi "ấm chỗ" trên chiếc ghế Tổng thống. Trong 12 tháng làm Tổng thống Ai Cập, ông đã chứng kiến quá nhiều sóng gió và bất ổn lên tới đỉnh điểm vào ngày 30/6 khi hàng triệu người xuống đường cáo buộc ông đã không giữ lời hứa sẽ trở thành "một Tổng thống của toàn bộ nhân dân Ai Cập" và làm thất vọng những người đã gây ra cuộc cách mạng 2011.

Sau cuộc "cách mạng" lật đổ chế độ Mubarak, phong cách không chính thức và kiểu nói chuyện gần gũi của ông ban đầu được tán thưởng. Nhưng khi ông phát biểu hôm 2/7, bài phát biểu của ông với tư cách Tổng thống tại vị, lại bị hàng chục nghìn người  la ó dữ dội, cũng từ quảng trường Tahrir.

Theo nguồn tin từ cơ quan Tư pháp Ai Cập, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Morsi bị truất phế, chính quyền Cairo ban hành lệnh bắt giữ hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo là Mohamed Badie và Khairat Al Chater. Nhân vật số 1 của Huynh đệ Hồi giáo Mohamed Badie đã bị bắt. Tổng thống bị phế truất Morsi bị khởi kiện về tội "thóa mạ guồng máy tư pháp".

Tiêu điểm - Đi tìm tổng thống hợp lòng dân sau cuộc đảo chính lịch sử (Hình 2).

Chân dung của Tổng thống bị lật đổ Ai Cập Mohammed Morsi  (Ảnh: AFP)

Trong mờ mịt bất ổn, tân Tổng thống sẽ là ai?

Một câu hỏi đặt ra là: "Morsi đã làm quần chúng thất vọng nên đã bị lật đổ, thế thì ai sẽ là người có thể thay ông để ổn định và phát triển đất nước?". Nhật báo La Croix nói rõ, trong hàng ngũ những người nổi dậy lần này có thể nhìn thấy 3 thành phần chính: Thành phần ủng hộ Mubarak; thành phần những người từng ủng hộ Morsi, nhưng đã bị ông ta làm cho thất vọng và thành phần những người từ trước tới nay không quan tâm chính trị, nhưng lần này xuống đường vì chính sách điều hành đất nước của ông Morsi không hiệu quả.

Thất bại của Morsi trong việc giải quyết những bất ổn về an ninh cũng như ảnh hưởng tồi tệ lên nền kinh tế Ai Cập vì ngành công nghiệp bị ngưng trệ do bất ổn chính trị là nguyên nhân chính dẫn tới sự phẫn nộ của người dân.

Trong bối cảnh đó, một nhân vật đang nổi lên, đó là ông El Baradei. Ông này là cựu Giám đốc cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế. Ông ElBaradei là sự lựa chọn đầu tiên do ông là một nhân vật nổi tiếng trên trường quốc tế, được giới trẻ tin tưởng tại một nền dân chủ sẽ bao gồm tất cả các lực lượng chính trị và thậm chí cũng được một số nhóm Hồi giáo đánh giá cao.

Ông ElBaradei, 71 tuổi, đã được Mặt trận Giải phóng Dân tộc Ai Cập và các nhóm thanh niên từng dẫn đầu các cuộc biểu tình chống cựu Tổng thống Morsi chọn làm người đàm phán với lực lượng vũ trang và xuất hiện khi Tư lệnh lực lượng vũ trang Ai Cập, Tướng Abdel-Fattah al-Sissi, tuyên bố quân đội nắm quyền.

Một nguồn tin quân sự cho AFP biết, ông ElBaradei đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng Ai Cập, ba ngày sau khi quân đội đảo chính ông Mohamed Morsi. Hãng thông tấn chính thức Mena thông tin rằng, ông ElBaradei trước đó đã gặp Tổng thống lâm thời Adly Mansour.

Ông Mohamed ElBaradei, được tặng giải Nobel Hòa bình năm 2005 nhờ những đóng góp ở AIEA, đã trở lại Ai Cập năm 2010 và chống đối lại chế độ của ông Mubarak. Ông tích cực ủng hộ phong trào nổi dậy chống ông Mubarak vào tháng Giêng-Hai năm 2011 và sau đó trở thành khuôn mặt hàng đầu của phong trào thế tục và tự do.

Hơn 270 nhà lãnh đạo Hồi giáo ủng hộ ông này cũng bị cấm rời khỏi Ai Cập. Ông Adli Mansour, người đứng đầu Tòa án tối cao sẽ giữ chức Tổng thống lâm thời trong thời gian chờ đợi diễn ra cuộc bầu cử.

Nước Ả-rập đông dân nhất đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi lãnh đạo chuyên quyền Hosni Mubarak bị lật đổ trong sự kiện Mùa Xuân Ả-rập diễn ra hồi đầu năm 2011. Các cuộc phản đối hiện nay bắt đầu vào lễ kỷ niệm một năm ngày ông Morsi lên nhậm chức Tổng thống. Hàng triệu người đã đổ ra đường phố Ai Cập yêu cầu ông Morsi từ chức.

Ít nhất 50 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong các vụ đụng độ. Lãnh đạo phe Huynh đệ Hồi giáo là Tổng thống Hồi giáo đầu tiên của Ai Cập và là Tổng thống đầu tiên không có kinh nghiệm quân sự.

Thanh Xuân (theo RFI, AFP, NYTimes)

Cựu tổng thống Ai Cập bị điều tra tội giết người

Thứ 6, 05/07/2013 | 16:27
Hôm nay (5/7), trưởng công tố viên Ai Cập sẽ mở một cuộc điều tra trước cáo buộc ông Mohamed Morsi và các nhà lãnh đạo cấp cao của Anh em Hồi giáo “châm ngòi” cho bạo lực và giết hại những người biểu tình.

Tổng thống lâm thời Ai Cập: Mới nhậm chức chánh tòa án 2 ngày

Thứ 5, 04/07/2013 | 16:36
Adly Mansour, người đứng đầu Tòa án Hiến pháp tối cao của đất nước, sẽ thay thế Morsy như tổng thống lâm thời của Ai Cập, Tướng Abdel-Fatah El- Sisi nói.

Cái nhìn từ Việt Nam trước cuộc đảo chính ở Ai Cập

Thứ 5, 04/07/2013 | 15:28
Trước cuộc đảo chính “chóng vánh” tại Ai Cập, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn “nóng” với PGS.TS. Bùi Nhật Quang - Viện trưởng, Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông về những khúc mắc ẩn sau sự kiện này.

Ai Cập: Quân đội đọ súng với đoàn biểu tình, 34 người chết

Thứ 2, 08/07/2013 | 17:21
Hàng chục người đã thiệt mạng sau khi quân đội Ai Cập nổ súng bắn vào đám đông biểu tình ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi gần tòa nhà quân sự, nơi ông này đang bị giam giữ.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.