Địa đạo Củ Chi và những chuyện lần đầu công bố

Địa đạo Củ Chi và những chuyện lần đầu công bố

Thứ 2, 19/08/2013 | 15:38
0
Sau hơn mấy chục năm oằn mình chống giặc, mỗi khi nhắc đến địa đạo Củ Chi, con người nơi đây lại sống dậy những thước phim ký ức bi hùng của ngày thắp đèn cầy đào hầm xuyên lòng đất. Phút sinh ly tử biệt, thăng hoa khi tìm gặp nhau giữa lòng đất, hay phút vượt cạn trong nước mắt của người mẹ dưới lòng đất sâu,... tất cả hằn sâu trong tâm trí, xương máu của những con người biến đất cằn thành "thành đồng", "đất thép".

Những thời khắc sinh tử

Trong ký ức của nhiều người trực tiếp tham gia đào địa đạo Củ Chi từ tấm bé như bà Lê Thị Hở, ông Nguyễn Văn Tiền, Lê Văn Đào,... đều hằn in những kỷ niệm vui có, buồn có, đau thương cũng có. Nhưng khi được hỏi, những con người ấy đều nở nụ cười tự hào dù có khi nước mắt vẫn lăn vội trên nụ cười móm mém. Ông Đào nói vui: "Tôi đào địa đạo nhiều đến nỗi người ta gọi tôi là Đào luôn chứ tên trong giấy của tôi là Lê Văn Đèo. Gọi mãi thành quen".

Xã hội - Địa đạo Củ Chi và những chuyện lần đầu công bố

Vợ chồng Đại tá Nguyễn Văn Tiền kể lại ngày sinh đứa con đầu lòng dưới lòng đất (Ảnh: Hà Nguyễn).

Chia sẻ kỷ niệm đầu tiên khi tham gia đào địa đạo, ông Lê Văn Đào cho biết: "Kỷ niệm đầu tiên khi tôi tham gia đào địa đạo đào trúng ổ mối". Đào trúng ổ mối là một trong nhiều chướng ngại đáng sợ hàng đầu của dân đào địa đạo. "Ngoài việc bị mối cắn đau, đất cũng cứng, dai đến khó tưởng tượng. Vấp phải nó chỉ biết kêu trời. Mỗi ngày cao lắm chỉ đào được vài tấc. Nhất là rơi vào dịp thi đua giật cờ, gặp ổ mối coi như lần thi đua đó cầm chắc về chót", ông Đào quả quyết. "Cái khó ló cái khôn", để khắc phục tình hình, dân đào địa đạo đặt rèn một loại cuốc đặc biệt chuyên dùng "đục" ổ mối. "Thay vì rèn cuốc có lưỡi, họ yêu cầu lò rèn làm một cái cuốc có lưỡi nhọn hoắt, cứng, nặng để đục, bóc dần lớp đất chai lỳ, dai của ổ mối", ông Đào khẳng định.

Ước mơ xây dựng phòng Truyền thống ở mỗi xã có địa đạo

Ông Lê Văn Đào chia sẻ: "Hiện nay, nhiều bạn trẻ Củ Chi có nhu cầu và rất thích thú tìm hiểu về lịch sử cũng như những con người từng gắn bó sống và hoạt động cách mạng dưới lòng đất địa đạo. Địa đạo Củ Chi trải dài trên địa bàn nhiều xã của huyện như Phú Mỹ Hưng, Trung An, Nhuận Đức, Phú Hiệp, An Nhơn Tây... nhưng chỉ mới có một khu di tích lịch sử địa đạo đặt tại xã Phú Hiệp. Tôi nghĩ cần phải xây dựng thêm một số phòng truyền thống ở các xã còn lại, có người hướng dẫn, kể chuyện về địa đạo cho con cháu hiểu biết và yêu thêm truyền thống yêu nước của quê hương".

Tuy nhiên, khó khăn đó chỉ như chút chướng ngại nhỏ. Người đào địa đạo luôn phải đối đầu với tử thần. Ông Lê Văn Đào nhớ lại: "Một trong nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất trong thời gian đào địa đạo là việc suýt nữa tôi bỏ mạng dưới lớp đất dày". Theo lời ông, trong lúc cùng đồng đội đang thi công thì bất ngờ địch tràn vào. Mọi người được lệnh xuống hầm ẩn nấp. Sau ít phút yên ắng, ông nghe rõ tiếng động cơ xe tăng ầm ầm tiếng đến. Ngồi dưới lòng đất, ông cảm nhận rõ sự rung chuyển của mặt đất. 

Bất ngờ, trong bóng đêm đen kịt, ông cảm nhận đất đổ ầm ầm xuống đầu, vai. Theo phản xạ, ông lách người sang bên nhưng đã muộn. "Tôi thấy khó thở và nhói ở ngực rồi không còn biết gì nữa. Khi mọi người móc được tôi ra từ đất cát thì bên cạnh tôi đã có hai cái xác của đồng đội. Bơ vơ trên miệng hầm, phía xa tôi thấy lính Mỹ đang leo xuống từ trực thăng. Tôi nghĩ mình đã bị lộ nên không thể chui lại hầm. Làm như thế sẽ khiến các anh em dưới ấy bị phát hiện. Tôi rút khẩu K54, lên đạn đặt bên cạnh rút chốt hai trái lựu đạn còn lại. Song, không hiểu vì sao địch lại không tiến vào. Tôi thoát chết lần thứ hai".

Sau lần suýt bị xe tăng đè chết, vùi dưới đất sâu, ông vẫn hăng say bám đất, bám địa đạo kháng cự với giặc Mỹ. Tháng năm sống và chiến đấu dưới địa đạo luôn đẩy ông về phía tử thần. Ông nói: "Tôi không muốn nhắc nhiều đến quá khứ đau buồn vì mỗi lần như thế, tôi đều xúc động và không kìm được nước mắt. Sự mất mát đau thương mà dân tộc ta trải qua là quá lớn. Nhưng, bù lại ta có được chiến thắng. Một chiến thắng vẻ vang".

Xã hội - Địa đạo Củ Chi và những chuyện lần đầu công bố (Hình 2).

Phút nghỉ ngơi của những người đào địa đạo.

Cuộc vượt cạn trong lòng đất

Nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên trong địa đạo

Sau trận càn, người còn sống sót cố lục tìm xem có ai may mắn thoát chết không. Hình ảnh những người phụ nữ cố ôm con trong lòng, chết gục trong khi đứa trẻ vẫn say ngủ, hay bú sữa luôn ám ảnh tâm trí ông. Thời lửa khói, nếu nhiều địa phương khác coi rừng là nhà thì người Củ Chi coi địa đạo là mái ấm. Ông Tiền chứng kiến biết bao thế hệ lớn lên và mất đi từ địa đạo, những đôi lứa kết đôi rồi sinh con giữa lòng đất tối tăm.

Cũng như đại tá Lê Văn Đào, ký ức đại tá Nguyễn Văn Hiền (đã về hưu) cũng chất đầy những kỷ niệm bi tráng. Tuổi cao, thân mang bệnh và không bao giờ muốn rơi thêm nước mắt nhưng mỗi lần nhắc đến tháng ngày đào địa đạo, ông không thể ngăn nước mắt ứa ra từ đôi mắt nhăn nheo. Ông kể: "Tôi đào địa đạo từ năm 13, 14 tuổi và chứng kiến biết bao đau thương trên mảnh đất này hay dưới lòng địa đạo, hầm sâu. Những kỷ niệm đó luôn cho tôi niềm đau bất tận. Một trong chứng kiến ám ảnh tôi nhất là lần giặc càn vào làng và phát hiện địa đạo, hầm bí mật. Để triệt tiêu ý chí bám đất, bám làng, đào địa đạo, chúng không ngần ngại thảm sát vô số người vô tội, trong đó có cả những đứa trẻ con chưa sống trọn tuổi thơ".

Năm 1950, khi ông đang tham gia đào địa đạo tại xã Trung An, bất ngờ địch phát hiện. Thất bại trong việc tấn công vào các hầm trong địa đạo, chúng tìm cách đưa những người đang trốn dưới lòng đất ra khỏi nơi trú ẩn. Trong lúc triển khai quân bao vây khu vực được khoanh vùng, chúng dùng bao bố loại lớn nhúng xăng, đốt hun khói xuống hầm. "Không chịu được khói độc nhiều người trong hầm chưa  có đường thoát hiểm phải chui ra khỏi địa đạo. Trong đó có những đứa trẻ vô tội. Chúng xếp những người này thành hàng ngang rồi nã đạn. Lần ấy, chúng tàn sát mấy trăm người. Khi tôi bò lên thì hai lỗ mũi bị bít kín bởi bụi khói đen kịt, xác người vương vãi khắp nơi", ông Tiền kể.

Vợ ông, bà Lê Thị Hở nhớ lại: "Năm 1965, giặc càn dữ lắm, chúng bốc dân đi hết. Đất này chỉ còn người theo cách mạng bám trụ lại. Trong đó có chúng tôi. Lúc ấy, ông Tiền đang phụ trách cán bộ của xã. Giặc càn dữ quá nên mọi người đẩy mạnh phong trào đào địa đạo. Lúc ấy, mọi người không phân biệt tuổi tác, ai cũng hăng say đào hầm, địa đạo, công sự. Tôi đang mang bầu đứa con đầu lòng nhưng vẫn tham gia đào và sinh con dưới lòng đất".

Đến nay, dù ở bên kia sườn dốc cuộc đời, ông vẫn không quên những tình huống luống cuống đến dở khóc dở cười trong lần vợ sinh con dưới lòng địa đạo. Ông kể: "Hôm ấy tôi đi gọi hộ sinh nhưng chẳng còn ai, gắng mãi mới tìm được một cô nhưng không may cô ấy lại cụt một tay. Trở về đến địa đạo, thấy vợ la đau đớn tôi càng thêm lúng túng. Khi cô hộ sinh bảo tôi chuẩn bị nước tôi mới ngửi thấy mùi đồng khét lẹt. Ngoảnh ra sau mới biết trong lúc luống cuống đi gọi hộ sinh, tôi bắc nồi đồng lên bếp mà quên chuyện đổ nước. Thế mà cuối cùng cũng mẹ tròn con vuông".

15 ngày sau ngày sinh nở, khi hai mẹ con bà Hở vẫn đang sinh hoạt dưới lòng đất tối đen thì máy bay B52 dội bom xuống Phú Mỹ Hưng. Dân được lệnh di tản. Ông Tiền bế đứa con còn đỏ hỏn băng sông di tản. Ông nhớ như in: "Đang giữa dòng, vợ tôi yếu quá, đuối sức, ngất xỉu giữa dòng nước đục. May mà những người sau phát hiện, lôi bà ấy vào bờ. Đến khi tình hình tạm yên, tôi lại đưa mẹ con bà ấy về chỗ cũ. Nói chung con đầu lòng của tôi sinh ra và lớn lên trong địa đạo ngay dưới nhà tôi đang ở bây giờ". Bỗng chốc ông ngừng lại, kết thúc câu chuyện bằng những giọt nước mắt trong sự trầm ngâm, xa xăm. Chúng tôi hiểu, ông đang sống lại giây phút bi hùng và hạnh phúc trong niềm tự hào là con dân của thành đồng, đất thép.

Hà Nguyễn - Ngọc Lài

Địa đạo Củ Chi và những chuyện lần đầu công bố

Thứ 4, 14/08/2013 | 11:14
Vững vàng sau hai cuộc chiến, địa đạo Củ Chi vang xa trên thế giới. Tuy nhiên, những bí mật về quá trình hình thành hệ thống phòng thủ vững vàng vào loại bậc nhất trên thế giới đến bây giờ mới được người trong cuộc tiết lộ.

Chuyện tình nữ du kích ở địa đạo bên đền Lưỡng Quốc Trạng Nguyên

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Mười bảy tuổi, bà Đào Thị Hồng (SN 1931, làng Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội) tình nguyện vào du kích để chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược. Không may bị chỉ điểm, bà bị giặc Pháp bắt ở tuổi 19.

Ngô Đình Nhu và kế hoạch xây địa đạo bất thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Sau vụ đảo chính hụt, Ngô Đình Nhu lên kế hoạch xây dựng địa đạo trong khu vực dinh Gia Long để phòng khi nguy biến.

Nữ lãnh đạo ngành công nghệ tâm sự về khởi nghiệp

Thứ 4, 13/03/2013 | 14:59
Khi khởi nghiệp, các bạn trẻ thường được nhận những lời khuyên nên khởi nghiệp sớm khi tuổi còn trẻ để thất bại thì vẫn còn cơ hội đứng lên hoặc nên khởi nghiệp khi chưa lập gia đình để có thể mạo hiểm hơn vì đời khởi nghiệp rất bấp bênh...Thế nhưng vẫn có những con người không bắt đầu khởi nghiệp trong các điều kiện trên và họ vẫn thành công.

'Kiến trúc sư' thiết kế địa đạoVịnh Mốc huyền thoại

Thứ 4, 06/02/2013 | 11:37
Trở lại địa đạo Vịnh Mốc (xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) vào một ngày cuối năm, chúng tôi thấy được sức sống đã hồi sinh trên mảnh đất từng bị hàng nghìn tấn bom đạn trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cày xới. Khu địa đạo nhỏ hẹp, đơn giản nhưng tiềm ẩn trong đó là những ký ức hào hùng của lịch sử. Nơi đây đã ghi dấu những chiến công oanh liệt của mảnh đất thép.

Chứng từ điện tử có được xem là chứng cứ trong vụ MB24?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Ngay sau khi công an tiến hành bắt giữ lãnh đạo MB24, nhiều chi nhánh của MB24 đã cửa đóng then cài, khiến các hội viên, những người đã trót dại đóng tiền rất hoang mang.