'Điểm sàn đảm bảo chất lượng đào tạo'

'Điểm sàn đảm bảo chất lượng đào tạo'

Thứ 2, 18/03/2013 | 08:20
0
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD & ĐT không nên bỏ điểm sàn như quy định hiện hành, vì điểm sàn là cơ sở duy nhất để đảm bảo chất lượng đào tạo hiện nay.

PGS.TS Ngô Kim Khôi, cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD&ĐT cho rằng, điểm sàn được áp dụng từ kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2005 theo phương thức “3 chung”.

Theo ông Khôi, điểm sàn là điểm  tối  thiểu để thí sinh được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi theo phương thức này. Điểm sàn được xác định cho từng khối thi A, B, C, D đối với học sinh phổ thông - KV3. Điểm sàn tương ứng với các nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1,0 điểm và các khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm.

Xã hội - 'Điểm sàn đảm bảo chất lượng đào tạo'
Dư luận cho rằng điểm sàn là cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục (Ảnh minh họa)

Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi hệ thống kiểm định chất lượng chưa phát triển, kinh nghiệm và các điều kiện bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học chưa đồng đều thì việc quy định điểm sàn xét tuyển là rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường ĐH, CĐ; trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực – ông Khôi nói.

Để chứng minh cho những quan điểm đúng đắn về điểm sàn mà Bộ GD & ĐT quy định ông Khôi nhấn mạnh, điểm sàn đã được xác định cho từng khu vực ưu tiên, mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp cách nhau 0,5 điểm (thí sinh ở khu vực KV2, giảm 0,5 điểm, ở khu vực KV2 - nông thôn giảm 1,0 điểm và ở khu vực KV1 giảm 1,5 điểm so với thí sinh ở khu vực KV3 không ưu tiên) và cho từng đối tượng ưu tiên, mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1,0 điểm (thí sinh thuộc nhóm ưu tiên (UT1), giảm 2,0 điểm và nhóm (UT2) giảm 1,0 điểm so với thí sinh không ưu tiên).Ví dụ: Điểm sàn đại học khối A kỳ thi tuyển sinh năm 2012 đối với học sinh phổ thông ở khu vực 3 (HSPT-KV3) là 13,0 điểm, thì điểm sàn tương ứng theo từng khu vực ưu tiên là: Khu vực 2 (KV2) là 12,5 điểm; khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 12,0 điểm và khu vực 1 (KV1) là 11,5 điểm.

Tương tự, điểm sàn của thí sinh thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1) là 11,0 điểm và nhóm ưu tiên 2 (UT2) là 12,0 điểm. Nếu thí sinh vừa ở khu vực 1 (KV1) và vừa thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1), thì điểm sàn tương ứng là 9,5 điểm, giảm 3,5 điểm so với 13,0 điểm đối với học sinh phổ thông ở khu vực 3 (HSPT - KV3) không được ưu tiên.

Từ kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2005 đến năm 2012, điểm sàn được xác định dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: 1) Kết quả thi của thí sinh theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT đối với từng khối thi A, B, C, D; 2) Chỉ tiêu tuyển sinh tương ứng từng khối thi; 3) Chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh; 4) Cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội và loại hình trường và 5) Khả năng dịch chuyển của thí sinh giữa các khu vực, vùng miền.

Ông Khôi nhận định, căn cứ kết quả thi của thí sinh theo từng khối thi, chỉ tiêu tuyển sinh tương ứng, chính sách ưu tiên… thường trực hội đồng thực hiện việc thống kê điểm toàn quốc và thống kê điểm theo từng khối thi, từng đối tượng và khu vực tuyển sinh. Trên cơ sở thống kê điểm và phổ điểm, thường trực hội đồng tính toán, cân đối, khả năng luân chuyển, hệ số dôi dư và dự kiến 3 phương án điểm sàn tương ứng với 3 mức điểm khác nhau của từng khối thi trình Hội đồng xem xét, phân tích, lựa chọn và biểu quyết thông qua, để tư vấn về phương án điểm sàn phù hợp nhất, khả thi nhất cho kỳ tuyển sinh. 

Căn cứ quyết nghị và tư vấn của Hội đồng về phương án điểm sàn, Bộ GD&ĐT quyết định về điểm sàn xét tuyển đại học, cao đẳng đối với từng khối thi cho kỳ thi tuyển sinh.

Nguyên An

Cách làm điểm sàn là chưa rõ ràng minh bạch

Thứ 3, 05/03/2013 | 08:45
Việc quy định điểm sàn cho một kỳ thi thực tế trên thế giới chỉ có mỗi nước ta, về một chuẩn mực nhất định, điểm sàn cũng đã làm cho chất lượng đào tạo được tốt hơn, nhưng cũng có ý kiến cho răng cách làm này là chưa rõ ràng, minh bạch.

Cần nghiên cứu tính điểm sàn khoa học hơn

Thứ 2, 04/03/2013 | 08:34
Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ GD – ĐT cần nghiên cứu cách tính điểm sàn khoa học hơn.

Điểm sàn gây khó cho các đại học tư nhân

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
– Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các trường tư thục về việc khó khăn trong công tác tuyển sinh nhằm kiến nghị lên Bộ GD & ĐT bỏ quy định điểm sàn.

Hôm nay Bộ GD–ĐT công bố điểm sàn

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Hôm nay 8/8, Bộ GDĐT sẽ họp Hội đồng điểm sàn năm 2011. Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh năm nay cho biết: “Dựa trên phổ điểm thi của thí sinh, sẽ có 3 phương án điểm sàn đưa ra để Hội đồng điểm sàn chọn 1”.

Không thi, dưới điểm sàn vẫn nghiễm nhiên vào đại học

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Thông tin Trường ĐH Lao động Xã hội đã tiếp nhận hàng trăm thí sinh không thi, bỏ thi, khác khối, dưới điểm sàn, dưới điểm chuẩn vào hệ đại học; đồng thời buộc thôi học một số trường hợp có hồ sơ và điểm thi hợp lệ đang gây bức xúc đối với phụ huynh, sinh viên nhiều gia đình và dư luận.