Điện Biên là nơi xảy ra động đất nhiều nhất nước

Điện Biên là nơi xảy ra động đất nhiều nhất nước

Thứ 3, 06/02/2018 | 10:21
0
Trong 2 ngày đầu tháng 1/2018, tại huyện Mường Ảng (Điện Biên) liên tiếp xảy ra 2 trận động đất với cường độ 3,9 đến 4,3 độ Richter. (Riêng trong năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 7 trận động đất, cường độ từ 2,1 đến 3,9 độ Richter). Nhiều người dân nơi đây tỏ ra lo lắng, cho rằng đây là hiện tượng bất thường.

Động đất – nhịp thở của trái đất

Tuy nhiên, theo TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thì đây là hiện tượng bình thường. “Nếu coi Trái Đất như là một cơ thể sống thì động đất chính là những nhịp thở, những trở mình của nó. Nói cách khác, đây là một hình thức giải phóng năng lượng sau một thời gian tích lũy” – TS Văn cho biết.

Trên thế giới hàng ngày, hàng giờ đều xảy ra động đất, có đến hàng ngàn trận mỗi ngày, đặc biệt là dọc theo các đứt gãy lớn. Tuy phần lớn đều được ghi nhận bằng các thiết bị quan trắc hiện đại nhưng chỉ một số ít trong chúng là con người có thể cảm nhận được và một số rất ít hơn nữa là có khả năng gây ra thiệt hại về người và cơ sở vật chất.

Các nhà khoa học có nhiều thang biểu để đánh giá sức mạnh, khả năng gây thiệt hại của một trận động đất, trong đó thang Richter là phổ biến nhất, theo đó động đất lớn cỡ 5 độ Richter trở lên thông thường mới bắt đầu có khả năng gây hại. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức độ kiên cố của nhà cửa, cơ sở vật chất. Nếu chỉ xây tạm thì có khi động đất chỉ cỡ 3-4 độ Richter là đã gây nứt vỡ. Còn nếu rất kiên cố thì có thể an toàn kể cả khi động đất cấp 7-8.

Trong quá khứ, ở khu vực tỉnh Điện Biên đã từng xảy ra động đất lớn hơn hiện tại, năm 1935 cường độ 6,75 độ Richter, động đất Tuần Giáo năm 1983 cường độ 6,8 độ Richter. Khi đó thiệt hại rất nặng nề. Lý giải về hiện tượng này, TS Trần Tân Văn cho biết, Khu vực tỉnh Điện Biên là nơi giao nhau của một số đứt gãy lớn như đứt gãy Điện Biên-Lai Châu, đứt gãy Sơn La, đứt gãy Sông Mã, đứt gãy Sông Đà...

Việc xuất hiện đứt gãy ở một địa điểm, vị trí nào đó cũng không phải là ngẫu nhiên, mà thường chỉ ở những nơi xung yếu nhất của vỏ Trái Đất. Một đứt gãy xuất hiện không phải ngay lập tức, mà đó là cả một quá trình dài, có khi hàng triệu, hàng trăm triệu năm.

Điểm nóng - Điện Biên là nơi xảy ra động đất nhiều nhất nước

Điện Biên là nơi xảy ra nhiều động đất ở nước ta.

Trong số những đứt gãy này, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều biểu hiện, trong đó động đất cũng là một trong những bằng chứng rõ rệt nhất, cho thấy đây phần lớn đều là những đứt gãy đang hoạt động, đang dịch chuyển. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục phải sống chung với động đất ở khu vực này.

Tuy nhiên, động đất là quá trình giải phóng năng lượng mà lòng đất đã tích lũy lại sau một thời gian dài, có khi đến hàng chục, hàng trăm năm. Giải phóng ra càng thường xuyên thì khả năng có động đất lớn lại càng có xu hướng ít đi. Các nhà khoa học còn lo ngại hơn đối với những đứt gãy được coi là đang hoạt động nhưng lâu không thấy động đất.

Động đất một phần do tác động của con người

Theo nghiên cứu, ngoài những trận động đất có nguồn gốc tự nhiên, là hiện tượng giải phóng năng lượng từ trong lòng đất ở những vị trí yếu nhất, thì còn có động đất do tác động nhân sinh, phần lớn là do xây đập, tích nước, làm thủy điện. Gần đây có thêm đến một số hoạt động khác tác động vào lòng đất, thí dụ như khai thác khoáng sản, khai thác nước dưới đất, tích trữ nước trong lòng đất, hoặc khai thác khí đá phiến bằng công nghệ thủy phá... Các nhà khoa học gọi đó là động đất kích thích.

Các nhà khoa học đã phân tích, khi ta tích một lượng nước lớn ở hồ thì mặt đất nơi đó sẽ chịu thêm một tải trọng lớn, phát sinh thêm ứng suất trong lòng đất.Cộng thêm với ứng suất tự nhiên hiện có, nếu như vượt quá sức bền của đất đá thì sẽ xảy ra gãy vỡ, dẫn đến động đất.Tuy nhiên động đất kích thích thường nhỏ, ít khi lên đến 4-5 độ Richter và sau một thời gian ngắn sau khi tích nước lòng hồ thì có xu hướng giảm dần và hết hẳn.

TS Trần Tân Văn cho biết, các nhà địa chất cũng đã chỉ ra một số khu vực khác có đứt gãy lớn đang hoạt động, và họ đã tính toán, dự báo được chấn cấp cũng như cường độ của chúng. Có thể kể đến một số khu vực như dọc đứt gãy Sông Hồng-Sông Chảy, dọc đứt gãy sông Cả, sông Rào Nậy, thậm chí cả ngoài biển như đứt gãy kinh tuyến 109o30... Tuy nhiên mạnh nhất, thường xuyên nhất có lẽ vẫn là vùng Điện Biên - Lai Châu.

Theo Phạm Thu Hà/monre.gov.vn

Điện Biên: Nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn vượt quy chuẩn

Thứ 6, 26/01/2018 | 17:22
Vừa qua, phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Điện Biên đã công bố kết quả phân tích mẫu nước của sự cố vỡ ao chứa chất thải chưa qua xử lý của Nhà máy chế biến tinh bột sắn, CTCP tinh bột Hồng Diệp. Kết quả cho thấy các hàm lượng đều vượt quy chuẩn.

Điện Biên: Chuyển gấp các bè nuôi cá lồng sau sự cố vỡ bể chứa chất thải nhà máy sắn

Thứ 5, 18/01/2018 | 10:31
Liên quan đến sự cố vỡ ao xử lý nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn - Công ty cổ phần tinh bột Hồng Diệp gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nhiều lồng cá đang nuôi trồng trên lòng hồ Thủy điện Nậm Núa đã phải di chuyển gấp về phía hạ lưu thủy điện.

Giải mã diễn biến bất thường của thời tiết và những cảnh báo

Thứ 5, 11/01/2018 | 14:00
Biến đổi khí hậu sẽ khiến thời tiết ngày càng cực đoan hơn như nhiệt độ gia tăng vào mùa hè, băng giá kỷ lục vào mùa đông, cùng với các hệ lụy như hạn hán, lũ lụt, bão, cháy rừng diễn ra khắc nghiệt và thường xuyên hơn. Phóng viên báo ĐS&PL đã có trao đổi với các chuyên gia xung quanh vấn đề này.
Cùng tác giả

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Thứ 7, 16/12/2017 | 13:15
Hành vi của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai là trái pháp luật.

Bộ TN&MT thí điểm liên thông 11 thủ tục hành chính

Thứ 7, 16/12/2017 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông với 11 thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tuân thủ; giảm rủi ro và gia tăng chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh.