30 ngày sống trong ác mộng

30 ngày sống trong ác mộng

Thứ 4, 27/11/2013 | 15:55
0
Sau quá trình vắt chân lên cổ để làm hộ chiếu, chạy vạy vay tiền lãi cao, xin xác nhận của UBND xã để được… “xuất ngoại”, hàng chục người dân Tân Hội (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) cũng được ông giám đốc công ty Hoàng Thắng đưa đến nơi tuyển dụng như đã hứa.

Thế nhưng, “bến đáp” chuyến bay của cả chục người lao động lại là một vùng đất xa lạ thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chứ không phải là ở Đài Loan như cam kết trong hợp đồng. Gần 30 ngày chôn chân nơi xứ người, bản chất lừa đảo của ông giám đốc đã lộ rõ như ban ngày.

Hợp đồng một nơi, đưa đi một nẻo

Cho đến khi tiếp xúc với PV, trên gương mặt của chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1985, trú tại cụm 3, thôn Vĩnh Kỳ, xã Tân Hội) – một trong số những “nạn nhân” bị lừa đi xuất khẩu lao động lần này vẫn tỏ ra lo lắng, mặc dù đã được giải cứu trở về với gia đình. Chị Thủy cho biết, trước đây bố chị là công nhân nhưng đã nghỉ mất sức từ lâu vì đôi mắt bị hỏng.

Biết gia đình chị hoàn cảnh khó khăn nên ông Thắng (tức Giám đốc công ty Hoàng Thắng) đã thông qua người làng là ông Ngô Thế Bảy đến động viên bố mẹ chị cố gắng lo liệu tiền nong để cho các con đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Ông Bảy đã vẽ ra trước mắt cả nhà một bức tranh vô cùng tươi sáng. Thấy ông Bảy và ông Thắng hứa hẹn đủ điều mà thủ tục lại rất đơn giản, hơn nữa theo như hợp đồng thì tổng số tiền đi xuất khẩu lao động là 120 triệu đồng, trong khi công ty chỉ yêu cầu đóng trước 35 triệu đồng, số còn lại sẽ trừ dần vào tiền lương sau này nên bố mẹ chị Thủy cũng “cắn răng” đi vay 70 triệu đồng để cho cả con trai và con gái “xuất ngoại”.

Xã hội - 30 ngày sống trong ác mộng

Ông Ngô Thế Bảy và ông Nguyễn Công Đinh kể lại sự việc với PV báo ĐS&PL.

Ngồi cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của bố, chị Nguyễn Thị Thủy thở dài: “Hai chị em đều là nạn nhân trong chuyến đi này. May mà liên hệ được với người thân để giải cứu về Việt Nam, chứ nếu không chả biết sau này sẽ như thế nào. Bây giờ về được Việt Nam rồi, không biết làm sao để có tiền mà trả nợ cho người ta. Em thấy thương bố mẹ quá”.

Anh Nguyễn Công Đức (SN 1994, em trai chị Thủy) kể lại: “Trước khi đi “xuất khẩu”, ông Thắng bảo bọn em đổi tiền Đài Loan để sang đấy tiêu vặt trong những ngày đầu khi chưa có lương. Vì đợt đi này chủ yếu là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên mỗi người cũng chỉ mang theo một vài triệu đồng rồi đổi sang tiền Đài Loan. Hai chị em mang theo khoảng 3 triệu đồng tiền Việt để đổi lấy tiền Đài Loan.

Em vẫn còn nhớ, hôm 27/9, 9 người bọn em tập trung ở sân bay Nội Bài và được giám đốc Nguyễn Văn Thắng trực tiếp đưa sang “Đài Loan” để nhận công việc. Sang đến sân bay bên kia, ông Thắng yêu cầu cả đoàn tập trung lại một chỗ và bảo ngồi chờ để làm thủ tục. Trong quá trình chờ đợi, một người trong nhóm tiến đến quầy bán hàng hỏi mua một chai nước và mua sim điện thoại. Tuy nhiên người bán hàng từ chối bán, họ nói loại tiền chúng em mang theo không sử dụng được mà phải dùng tiền Nhân dân tệ (tiền của Trung Quốc) mới mua được. Đến lúc này, bọn em mới nháo nhác hỏi thăm những người xung quanh thì mới vỡ lẽ ra rằng, đó là sân bay Quảng Đông (Trung Quốc).

Cả nhóm tìm ông Thắng thắc mắc, ông này bao biện: “Từ Việt Nam không có chuyến bay thẳng sang Đài Loan. Tất cả phải bay qua Trung Quốc, rồi mới từ Trung Quốc bay sang Đài Loan”. Vì đây là lần đầu bọn em được ra nước ngoài nên chẳng hiểu gì. Thấy ông Thắng nói thế cũng tạm tin”.

Tiếp lời anh Đức, nạn nhân Nguyễn Danh Thái ngồi bên cạnh nói tiếp: “Khi đến sân bay Quảng Châu, ông Thắng đưa cả đoàn vào một khách sạn tương đối hiện đại và yêu cầu chúng em ngồi đợi ở ngoài để ông ta vào... làm thủ tục. Tuy nhiên, một lát sau, ông Thắng quay ra, mặt mũi nhăn nhó bảo rằng khách sạn đã hết chỗ. Ông giám đốc yêu cầu cả đoàn sắp xếp hành lý rồi đưa đi bằng xe buýt và sau đó là xe ô tô 7 chỗ, chở đến một nhà trọ bình dân nghỉ qua đêm.

Sáng hôm sau, tức ngày 28/9, ông Thắng bảo chúng em ngồi đợi để ông ta đến đại sứ quán đóng dấu vào hộ chiếu. Thế nhưng, sau khi ông Thắng đi, chủ nhà trọ đuổi bọn em xuống dưới đường. Khoảng gần 1 tiếng sau, ông Thắng quay trở lại, dẫn theo một người đàn ông Trung Quốc. Ông này chỉ trỏ về phía bọn em và nói gì đó nhưng vì không biết tiếng nên bọn em không hiểu họ nói gì với nhau. Đến khoảng 14h cùng ngày, nhóm bọn em được đưa về một khu sản xuất vỏ hộp nằm heo hút, khá xa khu dân cư. Tổng diện tích khu này ước tính khoảng 200m2” .

Xã hội - 30 ngày sống trong ác mộng (Hình 2).

Ảnh minh hoạ.

Sống chết mặc... người lao động

Trong suốt chuyến đi, một số người lao động đã phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường nhưng ông Thắng đều tìm cách bao biện. Khi cả nhóm thắc mắc, ông Thắng “gân cổ”... giải thích: “Đây là Đài Loan, không phải Trung Quốc!”. “Nạn nhân” Nguyễn Danh Thái cho biết, khi họ mua nước ở quán bên đường thì nhất định người ta không bán vì không có tiền Nhân dân tệ. Họ đem chuyện này thắc mắc với ông Thắng thì được vị giám đốc công ty tuyển dụng lao động lấp liếm bào chữa: “Họ sợ chúng mày là người dân tộc nên mới không bán hàng cho”.   

Sau khi thỏa thuận với “ông chủ” người Trung Quốc, Thắng bắt ép cả nhóm phải vào làm công nhân cho xưởng sản xuất vỏ hộp nói trên. Lúc này, thực tế những gì người lao động chứng kiến khác rất xa so với viễn cảnh mà giám đốc Nguyễn Văn Thắng đã vẽ ra trước đây. Chị Nguyễn Thị Định, một trong số những nạn nhân kể lại: “Trước khi đi xuất khẩu lao động, ông Thắng bảo sẽ đưa bọn em sang Đài Loan làm về máy in, làm đường sữa, nước yến... Nhưng đến nơi cả đoàn vỡ lẽ, đây là một xưởng làm vỏ hộp. Không gian nhem nhuốc, bẩn thỉu, mùi phế thải bốc lên chua nồng khiến những người trong đoàn choáng váng đầu óc”.

Lời kể của "những người khốn khổ”

Theo lời kể của chị Định, trước khi đăng ký xuất khẩu lao động, ông giám đốc còn bảo, trong hợp đồng mỗi ngày phải làm 11 tiếng, thế nhưng chỉ cần 5 tiếng làm nghiêm túc, 6 tiếng còn lại vô cùng nhàn hạ, vừa làm vừa ngủ gật cũng không sao. “Vậy mà khi sang đến nơi đâu có như vậy, bọn em phải làm luôn chân luôn tay từ 8h sáng đến 21h30 hàng ngày. Bữa trưa và bữa tối chỉ được nghỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ để ăn cơm. Mà bọn em cũng chẳng biết xưởng sản xuất ấy tên gì, khi bọn em sang được nửa tháng thì xưởng mới treo biển hiệu”, chị này chua xót nhớ lại.

Chị Nguyễn Thị Thủy cho biết thêm: “Khi bọn em sang, xưởng của họ chẳng hề trang bị cho bọn em đồ dùng sinh hoạt gì. Tất tần tật từ quần áo, kem đánh răng, xà phòng giặt, chăn màn, chiếu... đều phải tự bỏ tiền ra mua hết. Lúc đó, ông Thắng mới bảo, loại tiền Đài Loan bọn em mang theo phải đi cách xưởng 20 cây số thì mới tiêu được. Nói thế thì khác nào đánh đố.

Tiếng Trung Quốc không biết, đường không thuộc, ngày ở quê thì cả đời chỉ loanh quanh trong làng, có ra ngoài bao giờ mà ông ấy nói vậy. Thấy mọi người phản ứng, ông ấy lấy cớ và bảo bọn em đưa lại số tiền Đài Loan mang theo để ông ấy đổi sang tiền Trung Quốc cho để mà đi mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày”. 

Hàng chục người lao động xuất ngoại đợt này đều không thể ngờ, ông Thắng đang dựng lên màn kịch vô cùng tinh vi để lừa phỉnh họ. Đây chỉ là khúc dạo đầu cho hành trình lao động cay đắng nơi xứ người.       

Vay lãi cắt cổ cho con đi xuất khẩu lao động

Theo lời ông Nguyễn Công Đinh, những gia đình bị lừa chủ yếu là hộ nghèo, muốn cho con cái sang xứ người kiếm đồng tiền bát gạo. Đổi đời thì chẳng dám mong nhưng ít nhất cũng kiếm được đồng ra đồng vào gửi về phụ giúp gia đình. “Trước ngày đi, thằng con trai tôi cứ khóc suốt.

Đây là lần đầu tiên nó xa nhà. Nó bảo, con đi vài năm sẽ cố gắng kiếm tiền về sửa sang cửa nhà, giúp đỡ để bố mẹ bớt khổ. Thấy con cái quyết tâm, gia đình tôi cũng chạy vạy khắp nơi để vay mượn tiền nộp cho công ty Hoàng Thắng. Chúng tôi thậm chí phải vay nóng, lãi 3 nghìn đồng/1 triệu/1 ngày để giao đúng hạn. Có gia đình còn phải cắm cả sổ đỏ để lo đủ tiền cho con. Đổi đời đâu không thấy, thiếu chút nữa đã hại đời các cháu”, ông Đinh chua xót kể.   

Nguyễn Hường - Anh Đức

(Còn nữa)

Hà Tĩnh: Lừa đảo xuất khẩu lao động, ôm tiền bỏ trốn

Thứ 4, 31/07/2013 | 14:26
Sau khi nhận tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động của nhiều người dân, bà Đào hứa hẹn hết lần này đến lần khác nhưng 1 năm trôi qua vẫn không đi được. Khi người dân đến nhà đòi lại tiền thì bà Đào đã “cao chạy xa bay”.

Điều tra giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Ngày 27/12, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội cho hay đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Lừa cô gái 20 tuổi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Công an quận Hoàng Mai đang điều tra làm rõ vụ việc một phụ nữ trẻ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động sang Angola

Thứ 5, 18/04/2013 | 11:39
Cơ quan chức năng chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola.

Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 580 triệu đồng

Thứ 7, 16/11/2013 | 09:09
Sáng hôm nay (15/11), tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Hòa (SN 1961, Chí Linh – Hải Dương) và Dương Thị Lan (SN 1962, Hòa Bình) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

'Thoát xác' và lừa đảo dưới vỏ bọc doanh nhân

Thứ 6, 04/10/2013 | 10:17
Cơ quan CSĐT công an TP.Đà Nẵng vừa có quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Văn Hữu Thiết, nguyên phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đà Nẵng. Cái danh doanh nhân chỉ là vỏ bọc để ông Thiết toan tính những mưu đồ lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của một số cá nhân và doanh nghiệp.

Hà Tĩnh: Lừa đảo xuất khẩu lao động, ôm tiền bỏ trốn

Thứ 4, 31/07/2013 | 14:26
Sau khi nhận tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động của nhiều người dân, bà Đào hứa hẹn hết lần này đến lần khác nhưng 1 năm trôi qua vẫn không đi được. Khi người dân đến nhà đòi lại tiền thì bà Đào đã “cao chạy xa bay”.

Điều tra giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Ngày 27/12, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội cho hay đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Lừa cô gái 20 tuổi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Công an quận Hoàng Mai đang điều tra làm rõ vụ việc một phụ nữ trẻ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động sang Angola

Thứ 5, 18/04/2013 | 11:39
Cơ quan chức năng chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola.

Lừa xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 580 triệu đồng

Thứ 7, 16/11/2013 | 09:09
Sáng hôm nay (15/11), tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Hòa (SN 1961, Chí Linh – Hải Dương) và Dương Thị Lan (SN 1962, Hòa Bình) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

'Thoát xác' và lừa đảo dưới vỏ bọc doanh nhân

Thứ 6, 04/10/2013 | 10:17
Cơ quan CSĐT công an TP.Đà Nẵng vừa có quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Văn Hữu Thiết, nguyên phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đà Nẵng. Cái danh doanh nhân chỉ là vỏ bọc để ông Thiết toan tính những mưu đồ lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của một số cá nhân và doanh nghiệp.