Điều Trung Quốc làm trên biển Đông để thăm dò thái độ của ông Trump

Điều Trung Quốc làm trên biển Đông để thăm dò thái độ của ông Trump

Thứ 6, 25/11/2016 | 21:39
0
Trung Quốc sẽ cố tình có một vài động thái trên Biển Đông để "kiểm tra" thái độ của Donald Trump vào tháng 3 tới đây.

Trong lúc Trump còn đang án binh bất động và định hình dần dần chính sách của ông về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đang có hai sự lựa chọn: Chờ đợi diễn biến sắp tới từ Mỹ hoặc tham gia vào các hành động khiêu khích chính quyền mới của Trump - nghiên cứu viên cao cấp Tetsuo Kotani từ Viện Quan hệ quốc tế Nhật Bản nhận định.

Tiêu điểm - Điều Trung Quốc làm trên biển Đông để thăm dò thái độ của ông Trump

Tàu tuần tra của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông cho rằng dù thời điểm hiện tại mọi thứ vẫn yên ắng nhưng sắp tới Trung Quốc có thể có những động thái khiêu khích liên quan đến Biển Đông nhằm kiểm tra phản ứng của Washington sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào đầu năm tới.

Tương tự như các năm 2001 và năm 2009 sau khi cựu Tổng thống George W Bush và Tổng thống đương nhiệm Barack Obama nhậm chức, Trung Quốc luôn có thói quen "kiểm tra" thái độ từ chính quyền mới của nước Mỹ.

Vào tháng 4/2001, Washington và Bắc Kinh đã có một cuộc tranh cãi sau vụ va chạm trên không trung giữa máy bay trinh sát điện tử EP-3E của Hải quân Mỹ và chiến đấu cơ đánh chặn F-8 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Máy bay Mỹ sau đó buộc phải hạ cánh tại đảo Hải Nam. Toàn bộ phi hành đoàn bị bắt giữ và chỉ được thả khi Tổng thống Bush phải gửi một lá thư xin lỗi đến Bắc Kinh.

Trong khi đó, vào hồi tháng 3/2009, đã có một sự cố ở Biển Đông khi Lầu Năm Góc thông báo rằng 5 tàu Trung Quốc đã tiếp cận nguy hiểm gần tàu thăm dò đại dương USS Impeccable đang hoạt động thường lệ tại lãnh hải quốc tế.

Phía Trung Quốc ngang nhiên cho rằng tàu hải quân Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế và Trung Quốc đã có động thái gây hấn ngay khu vực ngoài khơi đảo Hải Nam.

"Hai sự cố nói trên đều xảy ra vào khoảng từ tháng Ba đến tháng Tư, vì vậy rất có khả năng từ tháng Ba năm sau Trung Quốc có thể tiếp tục các động thái ngang ngược để thăm dò phản ứng từ chính quyền mới của Mỹ ở biển Đông", tờ Nation dẫn lời chuyên gia Kotani nói trong một cuộc phỏng vấn. "Việc chờ đợi một chính sách thực tế của Trump là quá lâu, vì vậy không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ là bên chủ động trước".

Tiêu điểm - Điều Trung Quốc làm trên biển Đông để thăm dò thái độ của ông Trump (Hình 2).

Trung Quốc có thể thử phản ứng của chính quyền Trump bằng động thái khiêu khích trên Biển Đông vào tháng 3 tới đây.

Tuy nhiên, học giả Nhật Bản cho rằng nếu Trung Quốc tiếp tục những động thái khiêu khích ngang ngược ở Biển Đông, tình hình khu vực chắc chắn sẽ tiếp tục căng thẳng khi đây là điều các nước láng giềng và dư luận quốc tế phản đối kịch liệt.

Đặc biệt hơn chính sách mới của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cùng với sự nổi lên của phe "bảo thủ" trong nội bộ chính trị Trung Quốc cũng có thể là yếu tố tác động khó lường.

Philippines là đồng minh lâu năm của Mỹ, nhưng khi trở thành nhà lãnh đạo mới của Manila, ông Duterte đã chuyển sang một cách tiếp cận hòa dịu hơn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong chuyến thăm tới Trung Quốc gần đây.

"5 tháng trôi qua kể từ khi ông Duterte nhậm chức và sau phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực đưa ra hồi tháng 7, tình hình Biển Đông đã trở nên yên ả nhưng mọi thứ có thể sẽ nổi sóng ngay từ bây giờ", chuyên gia Kotani nhấn mạnh: "Nếu nhóm lãnh đạo cứng rắn ở Trung Quốc giành được ưu thế và tiếp tục hành động gây hấn để thăm dò Trump, chắc chắn Duterte không thể giữ yên lập trường hòa hảo hiện tại".

Phán quyết PCA đã mang về một thắng lợi cho Philippines trong vụ kiện Biển Đông, và trên thực tế dù phản đối kịch liệt điều này nhưng Trung Quốc vẫn bị chi phối bởi luật pháp quốc tế cũng như trên khía cạnh ngoại giao.

Ông Kotanni cho rằng chính sách của Trung Quốc hiện tại vẫn bị định hình bởi phán quyết của Tòa Trọng tài. Nếu không Bắc Kinh đã không "nhún mình" chấp nhận kết quả của Bộ quy tắc ứng xử với ASEAN ở Biển Đông, cũng như chào đón nồng nhiệt Tổng thống Philippines Duterte.

Tiêu điểm - Điều Trung Quốc làm trên biển Đông để thăm dò thái độ của ông Trump (Hình 3).

Nếu tiếp tục gây hấn, Philippines sẽ không thể tiếp tục thái độ hòa dịu với Bắc Kinh.

"Không cần sử dụng phán quyết của Tòa Trọng tài một cách trực tiếp, Duterte vẫn định hình được hành vi của Trung Quốc", chuyên gia Nhật Bản đánh giá.

Ông cũng lưu ý phán quyết PCA sẽ không dễ bị phai mờ hay mất giá trị theo năm tháng, bởi nó đã được xác định dựa trên Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Phụ lục 7 của phán quyết này quy định rằng Philippines có thể quay trở lại tòa án, hoặc thậm chí là Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA), nếu như nước này cảm thấy không hài lòng với việc thực thi của Trung Quốc theo bản án đưa ra, cũng như cho phép Manila tiếp tục sử dụng phán quyết này trong tương lai.

Tại UNGA, Philippines có thể tập trung được rất nhiều giải pháp gây sức ép - mặc dù không có tính ràng buộc về mặt pháp lý - nhưng sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho Trung Quốc về mặt ngoại giao.

Sau khi trở thành Tổng thống mới của nước Mỹ, Donald Trump đã khiến dư luận đặt ra câu hỏi liệu ông có tiếp tục chính sách xoay trục châu Á của chính quyền Obama để kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng hay không.

Đã có những ý kiến cho rằng Trump sẽ giảm bớt việc mang tầm ảnh hưởng của Mỹ ra nước ngoài để tập trung nguồn lực giải quyết các khó khăn nội tại của nước Mỹ.

Tuy nhiên các cố vấn cao cấp của ông trong một số bài viết gần đây đã gợi mở rằng chính sách mới của Mỹ không chỉ tiếp tục coi trọng châu Á mà còn cứng rắn hơn so với cách làm của chính quyền Obama hiện tại.

Xem thêm >>> Rút khỏi TPP, Mỹ mất điều gì trên Biển Đông?

Quốc Vinh

Ông Donald Trump sẽ khiến Bắc Kinh 'chùn bước' ở Biển Đông?

Thứ 6, 18/11/2016 | 07:10
Với việc tự đưa mình vào thế khó sau phán quyết PCA và có thể sẽ gặp rắc rối với việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Trung Quốc đang phải ẩn mình trên Biển Đông.

Báo Nhật: Âm mưu 'quấy nhiễu' Biển Đông của tàu sân bay Liêu Ninh

Thứ 4, 16/11/2016 | 16:33
Với việc Trung Quốc vừa tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh đã "sẵn sàng chiến đấu", giới quan sát lo ngại mẫu hạm này sẽ "quấy nhiễu" Biển Đông trong thời gian tới đây.

Trump và Duterte kiên nhẫn thăm dò nhau, Biển Đông 'lặng sóng'

Thứ 2, 14/11/2016 | 15:02
Ông Duterte và Trump đều dành cho nhau một sự tôn trọng nhất định, và nhiều tín hiệu cho thấy mối quan hệ song hành Philippines-Mỹ sớm trở lại.

Ông Donald Trump sẽ khiến Bắc Kinh 'chùn bước' ở Biển Đông?

Thứ 6, 18/11/2016 | 07:10
Với việc tự đưa mình vào thế khó sau phán quyết PCA và có thể sẽ gặp rắc rối với việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Trung Quốc đang phải ẩn mình trên Biển Đông.

Báo Nhật: Âm mưu 'quấy nhiễu' Biển Đông của tàu sân bay Liêu Ninh

Thứ 4, 16/11/2016 | 16:33
Với việc Trung Quốc vừa tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh đã "sẵn sàng chiến đấu", giới quan sát lo ngại mẫu hạm này sẽ "quấy nhiễu" Biển Đông trong thời gian tới đây.

Trump và Duterte kiên nhẫn thăm dò nhau, Biển Đông 'lặng sóng'

Thứ 2, 14/11/2016 | 15:02
Ông Duterte và Trump đều dành cho nhau một sự tôn trọng nhất định, và nhiều tín hiệu cho thấy mối quan hệ song hành Philippines-Mỹ sớm trở lại.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.