Doanh nghiệp nỗ lực 3 tại chỗ, trong giông bão tìm được thuyền trưởng giỏi

Doanh nghiệp nỗ lực 3 tại chỗ, trong giông bão tìm được thuyền trưởng giỏi

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 3, 01/02/2022 | 16:05
0
Nỗ lực sản xuất trong thời gian Tp.HCM giãn cách xã hội, lãnh đạo Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT) đã cùng thực hiện 3 tại chỗ với người lao động.

Nhìn lại thời gian khó khăn đó, ông Trương Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty, Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Tp.HCM cảm thấy tự hào vì doanh nghiệp đã đoàn kết, nỗ lực đồng hành cùng chính quyền địa phương để đạt thành quả phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Tình yêu đất nước thể hiện qua công việc

Thưa ông, khi thực hiện phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình 3 tại chỗ để đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm cho người dân Tp.HCM trong thời gian giãn cách xã hội, phía lãnh đạo công ty đã xác định quan điểm như thế nào?

Tôi tâm niệm rằng, mỗi người sinh ra đều có một số phận, một sứ mệnh. Nếu mình làm tốt sứ mệnh của mình thì số phận của mình cũng tốt.

Sứ mệnh của chúng tôi là tạo ra thực phẩm để phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đại dịch xuất hiện, chúng tôi không thể ích kỷ ở nhà mà phải xông pha. Như quan điểm mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo là “chống dịch như chống giặc” nên doanh nghiệp xác định tinh thần như người lính.

Vì nếu không ổn định an ninh lương thực hay đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm thì sẽ tác động lớn đến tâm lý, tinh thần của người dân Tp.HCM, có thể dẫn đến hỗn loạn nhiều hơn nữa.

Đối thoại - Doanh nghiệp nỗ lực 3 tại chỗ, trong giông bão tìm được thuyền trưởng giỏi

Từ sự quan tâm chăm lo, người lao động Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp.

Thời điểm Tp.HCM thực hiện Chỉ thị 16 và các biện pháp giãn cách xã hội triệt để, góc nhìn của một doanh nghiệp về lương thực thực phẩm như Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn là gì?

Trong dịch bệnh, nhiều thiệt hại có thể lớn hơn khi người dân lo lắng thiếu lương thực thực phẩm. Thực tế đã diễn ra khi mọi người ùn ùn kéo đến siêu thị để mua đồ ăn tích trữ mỗi khi có thông tin về các biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch.

Nhưng là người hoạt động trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, doanh nghiệp chúng tôi cũng như các thành viên Hội Lương thực thực phẩm Tp.HCM đã khẳng định nhiều lần, Việt Nam đứng thứ nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo, đứng thứ ba về xuất khẩu thủy hải sản. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí thứ 1 về xuất khẩu nông sản.

Vì vậy, lương thực thực phẩm không thể thiếu mà bài toán là việc lưu thông như thế nào khi xảy ra thiếu hụt cục bộ. Chúng tôi đã trăn trở. Nếu những doanh nghiệp như APT không xông pha tổ chức hoạt động sản xuất phục vụ hàng hóa thì chuỗi cung ứng sẽ khó khăn.

Dù thời chiến hay thời bình, mỗi người có cách riêng để thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Với chúng tôi, điều đó thể hiện qua công việc.

Trước khi thực hiện 3 tại chổ theo chỉ đạo của UBND Tp.HCM, công ty đã chủ động trữ hàng nhất định, nhập vào những đợt nguyên liệu. Lúc bình thường, cá tươi tiêu thụ tốt hơn cá đông lạnh nhưng trong hoàn cảnh khó khăn, doanh nghiệp buộc phải dự trữ hàng đông lạnh nhiều hơn để đảm bảo nguồn cung ít nhất 3 tháng.

Đối thoại - Doanh nghiệp nỗ lực 3 tại chỗ, trong giông bão tìm được thuyền trưởng giỏi (Hình 2).

Ông Trương Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn.

Để thực hiện sản xuất 3 tại chỗ, Công ty đã có những giải pháp nào trước và trong thời điểm Tp.HCM giãn cách xã hội?

Từ năm 2020, Công ty đã có các phương án, bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch nên khi đối diện đợt dịch thứ 4 vẫn giữ được thế chủ động. Các biện pháp phòng chống dịch như đo thân nhiệt, phun khử khuẩn,…đảm bảo thực hiện thường xuyên.

Lãnh đạo doanh nghiệp đã suy nghĩ trước về những tình huống có thể xảy ra. Ngay cả phương án 3 tại chỗ cũng được tính toán từ trước khi Tp.HCM chính thức áp dụng nên khi chính quyền địa phương quyết định là công ty chấp hành rất nhanh.

Song, chúng tôi cho rằng vắc-xin là giải pháp quan trọng nhất bên cạnh các biện pháp hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm nếu có. Lãnh đạo công ty phải chủ động để tạo ra sự an toàn cho người lao động nên khi Chính phủ có chủ trương cho doanh nghiệp tiếp cận vắc-xin thì APT là một trong những doanh nghiệp thực hiện sớm nhất thông qua Ban Quản lý các KCX – KCN Tp.HCM.

Ngày 23/6/2021, Công ty đạt 100% người lao động được tiêm mũi 1 vắc-xin phòng Covid-19 và đến 15/8/2021 hoàn thành mũi thứ 2. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch trong sản xuất kinh doanh không được chủ quan, phải tuân thủ quy tắc 5K.

Khi thực hiện 3 tại chỗ, lãnh đạo Công ty đã đồng hành với người lao động như thế nào để tập thể đoàn kết thực hiện nhiệm vụ đảm bảo sản xuất kinh doanh?

Trong đợt dịch vừa qua, số công nhân tham gia sản xuất của Công ty chỉ đạt 40% do nhiều người khác mắc kẹt ở địa phương hoặc liên quan đến các ca nhiễm bệnh.

Với người lao động thực hiện 3 tại chỗ, ban lãnh đạo Công ty xác định, việc cố gắng chăm lo cho người lao động là trách nhiệm. Chúng ta phải lo cho người lao động thì người lao động mới thấy sự an toàn, điều kiện sống đảm bảo để gắn bó với doanh nghiệp. Từng người lãnh đạo, quản lý phải xem những người đồng nghiệp là người thân.

Vì vậy, trong giai đoạn chống dịch quyết liệt nhất, tôi và các lãnh đạo Công ty đã tiên phong xách vali vào nhà máy để 3 tại chỗ cùng người lao động. Chúng tôi hiểu rõ tâm tư của người lao động. Họ nhìn vào người thủ lĩnh, nhìn vào tinh thần làm gương để tìm chỗ dựa tinh thần trong lúc có nhiều khó khăn, vất vả. Như một hình tượng tôi vẫn thường nói với các cấp lãnh đạo, quản lý công ty là chọn thuyền trưởng giỏi nhờ vào những lúc phong ba bão táp.

Những ngày đó, tập thể lãnh đạo đoàn kết cùng ăn, cùng ở với công nhân, nhân viên. Chúng tôi làm bằng cả tấm lòng để thể hiện sự dũng cảm, sự dấn thân của người đứng đầu công ty chính là chỗ dựa vững chắc nhất là người lao động.
Mặc dù một số cán bộ cấp thấp cũng có người hoang mang, không thể hiện được vai trò. Chính lúc đó, người lãnh đạo phải nhìn ra và có điều chỉnh, động viên kịp thời.

Sự quan tâm là sợi dây kết nối để người lao động với công ty. Điều đó đã giúp người lao động gắn bó với công ty ngay cả khi khôi phục hoạt động sản xuất bình thường mới.

Tình cảm chân thành sẽ chạm đến trái tim

Kết quả kinh doanh trong giai đoạn phòng chống dịch của công ty ra sao?

Từ các giải pháp đúng đắn và nhu cầu thị trường, công ty ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần. Nhưng chi phí sản xuất cũng tăng lên rất nhiều như xét nghiệm Covid-19, chăm lo nguồn nhân lực. Đặc biệt là khâu vận chuyển khi tước đây chỉ giao hàng đến một nơi thì trong lúc địa phương giãn cách phải cử lực lượng để giao hàng tận nơi.

Đối thoại - Doanh nghiệp nỗ lực 3 tại chỗ, trong giông bão tìm được thuyền trưởng giỏi (Hình 3).

Trong thời gian Tp.HCM giãn cách xã hội, Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn đáp ứng sản xuất 3 tại chỗ với trách nhiệm đảm bảo lương thực thực phẩm.

Tuy nhiên, chúng tôi xác định không điều chỉnh giá bán vì lợi nhuận lúc này không phải là lợi ích kinh tế. Mà phải đảm bảo hàng hóa cho người dân Tp.HCM yên tâm. Trong các buổi họp với Sở Công Thương Tp.HCM, công ty APT khẳng định, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ huy động lực lượng để đưa hàng hóa đến tận khu phố, tổ dân phố.

Các doanh nghiệp trong Hội Lương thực thực phẩm Tp.HCM nói với nhau, trong lúc khó khăn này, doanh nghiệp nhỏ thì đóng góp nhỏ. Tập thể doanh nghiệp cùng nỗ lực sẽ tạo ra kỳ tích chứ không thể ai cũng ngại khó mà không làm. Từ đó, chúng tôi tạo ra sự lan tỏa trong cộng đồng doanh nhân, cùng phục vụ xã hội.

Hiện nay, Công ty đã khôi phục sản xuất kinh doanh khi Tp.HCM bước vào “bình thường mới” như thế nào?

Khi Tp.HCM kết thúc giãn cách, người lao động của công ty APT đã quay lại làm việc gần 80% so với trước đợt dịch thứ 4. Hoạt động sản xuất cơ bản ổn định hơn trước. Vì trong giai đoạn 3 tại chỗ, công ty phải điều phối công nhân cho các công việc cần thiết trong dây chuyền sản xuất, có khi không quen tay nên chắc chắn chông chênh.

Để phục vụ mùa vụ Tết, công ty chủ trương tuyển dụng thêm lao động. Nếu Tp.HCM cần người lao động gắn bó lâu dài thì cần giải quyết bài toán nhà ở xã hội, nhà cho công nhân bên cạnh đánh giá điều kiện nhà trọ để đảm bảo an toàn, chất lượng sống cho lực lượng lao động từ các tỉnh về Thành phố.

Để giải quyết khó khăn về nguyên liệu, công ty có một xí nghiệp chăn nuôi nhưng không đủ nguồn nguyên liệu trước nhu cầu lớn nên phải thu mua thêm. Điều này phụ thuộc đội ngũ thương lái. Ví dụ như một ao cá khi thu hoạch, cá có trọng lượng từ vài trăm gram đến 1,5kg, thương lái sẽ phân loại để nhà máy chỉ lấy từ 800gr đến 1,2kg, còn những loại khác sẽ đưa đến chợ, đến nhà hàng,…

Do đó, nếu mua phục vụ cho sản xuất, công ty sẽ phải tính toán nhiều hơn bên cạnh chủ động nguyên liệu bằng cách mở rộng xí nghiệp sản xuất.

Đối thoại - Doanh nghiệp nỗ lực 3 tại chỗ, trong giông bão tìm được thuyền trưởng giỏi (Hình 4).

Nỗ lực sản xuất kinh doanh với chính quyền Tp.HCM là cách Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn Thể hiện trách nhệm đồng hành với chính quyền Tp.HCM.

Trải qua giai đoạn khó khăn phòng chống dịch, bài học về quản trị doanh nghiệp mà ông nhận ra là gì?

Là lãnh đạo một doanh nghiệp có bề dày lịch sử 45 năm, tôi muốn các cấp quản lý phải hiểu về trách nhiệm của mình với người lao động để có sự quan tâm, sâu sát. Trong thời điểm khó khăn như dịch bệnh, điều này càng quan trọng hơn. Sự quan tâm xuất phát từ tình cảm chân thành thì giá trị mới chạm đến trái tim.

Đối với khách hàng cũng như thế. Sức khỏe của người tiêu dùng chính là lợi nhuận lớn nhất doanh nghiệp gặt hái được. Chúng ta kinh doanh lương thực thực phẩm phải hiểu rằng, mình ăn cái gì thì bán cái đó. Những thứ mình không ăn thì làm sao bán cho khách hàng.

Những điều này tôi được học từ bố mẹ mình. Họ là nhà giáo nên tôi đã ý thức phải luôn luôn rèn luyện bản lĩnh, nhân cách. Nếu không thì những điều bố mẹ mình nói với xã hội sẽ mất giá trị.

Và người lãnh đạo trước đây đã dạy tôi, nếu hôm nay bạn không làm, ngày mai sẽ có người khác làm tốt hơn. Vì thế, tôi luôn tự hỏi bản thân, tại sao người khác làm được mà mình thì không để tạo động lực khi đối mặt khó khăn cho bản thân và đồng nghiệp, đồng đội.

Cảm ơn ông!

Giải pháp nào thay thế “3 tại chỗ” cho doanh nghiệp phía Nam?

Thứ 2, 16/08/2021 | 10:00
Sau “3 tại chỗ” bất khả thi, nhiều hiệp hội doanh nghiệp phía Nam đề xuất thay thế bằng phương án “2 tại chỗ - 1 vùng xanh” nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

Ách tắc “3 tại chỗ”, doanh nghiệp chế biến gỗ lo ngại vỡ kế hoạch

Thứ 7, 07/08/2021 | 14:51
Vì không đáp ứng quy định “3 tại chỗ” nên gần 100% nhà máy của doanh nghiệp ngành gỗ tại khu vực TP.HCM đã phải ngưng hoạt động. Doanh nghiệp có đơn hàng lại lo không giao hàng đúng hẹn phải bồi thường hợp đồng.

Chỉ có 30% doanh nghiệp thủy sản đảm bảo được điều kiện "3 tại chỗ"

Thứ 4, 04/08/2021 | 20:43
Theo VASEP, chỉ có khoảng 30% các DN thủy sản đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và chỉ huy động được 30-50% số lượng lao động.
Cùng tác giả

Tp.HCM: Bế giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn năm 2024

Thứ 2, 25/03/2024 | 19:45
Sau một tuần tổ chức, gần 100 học viên là thủ trưởng các sở, ban, ngành, lãnh đạo các quận, huyện và Tp.Thủ Đức đã được trau dồi kỹ năng phát ngôn.

Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị cho hạt điều xuất khẩu

Thứ 6, 22/03/2024 | 14:45
Đẩy mạnh chế biến sâu để xuất khẩu hạt điều là cách để các doanh nghiệp tận dụng hiệp định thương mại, gia tăng giá trị cho ngành hàng này.

Tp.HCM lập tổ chuyên trách xử lý phản ánh về vụ việc Trường Quốc tế Mỹ

Thứ 5, 21/03/2024 | 20:45
Cùng với công bố kênh tiếp nhận thông tin của phụ huynh, Sở GD&ĐT Tp.HCM thành lập tổ chuyên trách xử lý đơn thư phản ánh về Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam.

Vụ khách hàng bị nợ 8,8 tỷ đồng: Eximbank tuyên bố "sẽ thu mức hợp lý"

Thứ 5, 21/03/2024 | 20:11
Eximbank khẳng định sẽ cùng khách hàng thỏa thuận lại số lãi khác, hợp lý hơn cho đôi bên, không thu 8,8 tỷ đồng trong vụ việc nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu qua 11 năm.

Tp.HCM: Nắng nóng kéo dài, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng cao

Thứ 5, 21/03/2024 | 20:05
Trong 11 tuần đầu năm, thành phố Hồ Chí Minh đã có 1.495 ca bệnh tay chân miệng đến khám và nhập viện, riêng tuần qua, số ca tăng 41%.
Cùng chuyên mục

Bộ GTVT hé lộ kế hoạch đầu tư hoàn thiện khu bến cảng Lạch Huyện

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:30
Bộ GTVT vừa có công văn trả lời kiến nghị cử tri Tp.Hải Phòng gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

ĐBQH: Cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn là cần thiết

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, quy định cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn là cần thiết. Tuy nhiên, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Cử tri kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ công chức cấp xã, Bộ Nội vụ nói gì?

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:45
Bộ Nội vụ vừa có công văn về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Kiến nghị có giải pháp cho xe ba bánh, công nông vận chuyển nông sản

Thứ 3, 26/03/2024 | 21:31
Cử tri kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có biện pháp phù hợp nhằm hỗ trợ cho người dân vận chuyển nông sản bằng xe công nông, xe ba bánh.

Đường cao tốc phân kỳ đầu tư cần đáp ứng tối thiểu 4 làn xe hoàn chỉnh

Thứ 3, 26/03/2024 | 18:40
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, thời gian tới đường cao tốc phân kỳ đầu tư cần đáp ứng tối thiểu 4 làn xe hoàn chỉnh, đầy đủ làn dừng xe khẩn cấp.
     
Nổi bật trong ngày

ĐBQH: Cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn là cần thiết

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, quy định cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn là cần thiết. Tuy nhiên, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Cử tri kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ công chức cấp xã, Bộ Nội vụ nói gì?

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:45
Bộ Nội vụ vừa có công văn về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Bộ GTVT hé lộ kế hoạch đầu tư hoàn thiện khu bến cảng Lạch Huyện

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:30
Bộ GTVT vừa có công văn trả lời kiến nghị cử tri Tp.Hải Phòng gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Vẫn còn nhiều "băn khoăn" về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Thứ 4, 27/03/2024 | 19:00
Quy định về hưởng BHXH một lần trong Dự thảo lần này là nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm.