Doanh nghiệp nỗ lực giải bài toán thiếu lao động những tháng cuối năm

Doanh nghiệp nỗ lực giải bài toán thiếu lao động những tháng cuối năm

Thứ 4, 17/11/2021 | 09:00
0
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động những tháng cuối năm, các doanh nghiệp đã đưa ra mức hỗ trợ hấp dẫn để cạnh tranh, thu hút lao động khi tái sản xuất.

Thực tế thiếu hụt lao động

Khi chuyển sang trạng thái bình thường mới sau thời gian giãn cách, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện phải đối diện với nhiều thách thức để nhanh chóng ổn định hoạt động; trong đó, thiếu hụt lao động là nỗi lo không nhỏ.

Ông Nghiêm Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nội thất TOP cho biết, doanh nghiệp đang thiếu lao động thi công công trình do số đông nhân lực đều là người ngoại tỉnh. Thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết đều đã xin nghỉ về quê vì e ngại địa phương đóng cửa, phong tỏa. Tới nay, mặc dù, lệnh giãn cách đã được gỡ bỏ, người lao động cũng lác đác quay trở lại làm việc.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giải quyết các đơn hàng cũng những hợp đồng bị dồn ứ trong khoảng thời gian giãn cách đang là vấn đề khó khăn; nhất là khi nguồn nhân lực hiện hữu thì chưa đủ quân số, mà việc tuyển thêm lao động thì chưa thể tiến hành trong một sớm một chiều.

Trước thực trạng này, công ty đang phải chia nhỏ các phần việc; đồng thời, tổ chức thuê ngoài một số dịch vụ để đáp ứng yêu cầu về tiến độ và thời gian theo cam kết với khách hàng. Tất nhiên, giải pháp này sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu, tới doanh số và lương, thưởng, thù lao của người lao động.

Bàn luận về vấn đề này, TS. Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, những ngành nghề thâm dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến thủy sản... hiện đang thiếu hụt lao động trầm trọng. Đặc biệt, như ngành chế biến gỗ vốn là ngành sử dụng chủ yếu lao động phổ thông, thậm chí lao động dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thuộc các ngành du lịch cũng chịu ảnh hưởng lớn nhưng đây là ngành có thể dễ khôi phục hơn, thu hút lao động trở lại nếu thị trường được tái mở cửa.

Ngoài phạm vi ngành, mức độ ảnh hưởng còn được xét theo loại hình doanh nghiệp; trong đó, các doanh nghiệp tư nhân đơn lẻ quy mô vừa và nhỏ chịu tác động thiếu hụt lao động lớn hơn các doanh nghiệp FDI có chuỗi sản xuất, nhà máy ở các khu vực khác nhau. Ví dụ cùng trong ngành dệt may, các nhà máy của doanh nghiệp nhỏ thường rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng hơn doanh nghiệp FDI cùng lĩnh vực, bởi vậy khó khôi phục sản xuất ngay.

Tính đến thời điểm hiện tại, 50-80% khu chế xuất phía Nam đã khôi phục sản xuất với số lao động trở lại làm việc đạt từ 70-75% theo nguồn tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Như vậy thực tế sản xuất đã khôi phục nhưng bền vững hay không thì chưa chắc chắn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang phức tạp. Thêm nữa, các doanh nghiệp cũng đang phải chi phí lớn cho mô hình 3 tại chỗ hay phải làm xét nghiệm Covid-19 thường xuyên và liên tục dẫn tới những khó khăn trong việc phục hồi thị trường lao động. Do đó, rất cần những giải pháp cấp bách để giải quyết vấn đề lao động thiếu hụt tại các doanh nghiệp.

Tình cảnh thiếu lao động cũng diễn ra ở các xưởng sản xuất ở làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái (huyện Thường Tín, Tp.Hà Nội). Dù trả lương cao song các làng nghề vẫn khó thu hút người lao động có tay nghề, phục vụ sản xuất những tháng cuối năm.

Trao đổi với Lao Động, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Hồi - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái - chia sẻ: “Trước đây, làng Hạ Thái có khoảng 80% hộ dân làm sơn mài. Nghề sơn mài được xem là nghề chính và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân. Nhưng hiện nay, do một số hộ đã chuyển sang phát triển các ngành nghề mới, nhiều công ty, xí nghiệp lân cận mọc lên nên lực lượng lao động làng nghề sơn mài cũng tản mát và giảm mạnh”.

Ông Nguyễn Văn Thi (Trưởng thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái) cho biết: Hiện tại, ở làng Hạ Thái có khoảng 3.250 nhân khẩu, trong đó có 9 nghệ nhân, 2 nghệ nhân ưu tú đã được Nhà nước công nhận. Hằng năm, chính quyền thôn cũng đã nhiều lần đi vận động các gia đình có con em theo học các lớp thủ công mỹ nghệ miễn phí, tiếp nối nghề truyền thống của cha ông nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao.

Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp nỗ lực giải bài toán thiếu lao động những tháng cuối năm

Nhiều doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu lao động sau giãn cách. Ảnh minh họa.

Nỗ lực tìm cách tháo gỡ

Trước đây, việc người lao động ồ ạt đổ xô về quê tránh dịch đã tạo ra những khó khăn cho thị trường lao động, khiến nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất tại Tp.HCM rơi vào cảnh “khủng hoảng lao động”.

Không ít doanh nghiệp đua nhau đưa ra mức hỗ trợ hấp dẫn để cạnh tranh, thu hút lao động khi tái sản xuất sau giãn cách. Và sau một thời gian hoạt động trở lại, khó khăn này của các doanh nghiệp đã dần được tháo gỡ.

Qua rà soát và báo cáo của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại Tp.HCM, số lao động thiếu hụt ở mức khoảng 5.700 người. Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Tp.HCM cho biết, do có sợi dây gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp nên ngay khi phục hồi sản xuất là doanh nghiệp huy động được lực lượng.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.HCM, trong quý IV/2021, Thành phố cần từ 43.000 - 57.000 lao động. Ngoài tuyển dụng lao động làm việc toàn thời gian, các công ty, doanh nghiệp cũng cần một lượng lớn lao động bán thời gian phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong dịp tết.

Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; trong đó có việc làm gián đoạn chuỗi cung ứng lao động của các ngành kinh tế, đồng thời tạo nên những thách thức to lớn về việc làm và kỹ năng nghề của thị trường lao động hiện tại và tương lai.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động trong thời điểm căng thẳng của những tháng cuối năm, khi mà đa số doanh nghiệp đang phải căng sức và tăng năng suất lao động để hoàn thành các kế hoạch mục tiêu, ông Trương Anh Dũng cho rằng, các doanh nghiệp cần sớm có phương án ứng phó với tình trạng thiếu nhân công lao động; đồng thời, tìm giải pháp bù đắp bằng cách tuyển thêm và tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho lực lượng lao động hiện có.

Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp cần nhân lực có kỹ năng nghề để sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các cơ sở giáo dục và hướng nghiệp cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo, tái đào tạo cho người lao động được thực hành, thực tập. Qua đào tạo nghề nghiệp, sẽ góp phần khôi phục thị trường lao động và giải quyết sớm thách thức về con người, về nguồn nhân lực hiện nay. 

Đào Vũ (Theo báo Tin Tức, Lao Động, VOV)  

Hậu giãn cách: Doanh nghiệp vận tải hành khách đã... “thấm đòn”

Thứ 3, 16/11/2021 | 15:46
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều nhà xe “thấm đòn”, phải ngừng hoạt động nhiều tháng qua, vậy mà khi chuẩn bị trở lại thì giá xăng lại tăng cao ngất ngưởng.

Tận dụng ưu đãi thuế quan cho doanh nghiệp trong Hiệp định thương mại

Thứ 3, 16/11/2021 | 14:41
Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, cần phân biệt rõ ràng quy tắc xuất xứ hàng hoá đối với từng thị trường, tận dụng ưu đãi thuế quan của mỗi Hiệp định thương mại.
Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.
Cùng chuyên mục

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.

Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Thứ 3, 23/04/2024 | 18:35
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đã khởi sắc trở lại sau năm 2023 nhiều biến động, khó khăn.

Du lịch tạo điều kiện cho cá tra Việt Nam tiến sâu vào thị trường UAE

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:53
Theo VASEP, du lịch phát triển tại UAE kéo theo các dịch vụ liên quan gia tăng, là cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường này.

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Xăng dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:10
Giá xăng dầu hôm nay (23/4) trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh rủi ro xung đột tại Trung Đông “hạ nhiệt”.

Không phải căng thẳng ở Trung Đông, đây mới là điều khiến giá dầu tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 06:00
Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế có lúc vượt ngưỡng 90 USD/thùng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran.
     
Nổi bật trong ngày

Du lịch tạo điều kiện cho cá tra Việt Nam tiến sâu vào thị trường UAE

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:53
Theo VASEP, du lịch phát triển tại UAE kéo theo các dịch vụ liên quan gia tăng, là cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường này.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Xăng dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:10
Giá xăng dầu hôm nay (23/4) trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh rủi ro xung đột tại Trung Đông “hạ nhiệt”.

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.