Doanh nghiệp Việt còn xa lạ với kinh tế tuần hoàn, làm gì để thúc đẩy?

Nguyễn Phương Anh
Thứ 4, 07/09/2022 | 18:54
0
Nhằm kích thích áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý, chính sách và nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp.

Ngày 7/9, Hội thảo "Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn" đã diễn ra với sự tham dự đông đảo của đại diện lãnh đạo Bộ ngành; các chuyên gia kinh tế và môi trường, các Hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hoàn thiện khung pháp lý cho KTTH

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh: "Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới như EU, Trung Quốc và cả các quốc gia ASEAN bởi chính những lợi ích về cả kinh tế và môi trường. Ước tính đến nay có khoảng 30 quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng các lộ trình để phát triển KTTH".

Việt Nam, KTTH đã sớm nhận được quan tâm của Đảng, Nhà nước với các định hướng, chỉ đạo theo hướng toàn diện, thống nhất trong Văn kiện của Đảng hoặc định hướng Chiến lược, đề án của Chính phủ.

Trong đó, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua năm 2021 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã tạo hành lang pháp lý cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích áp dụng KTTH.

Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp Việt còn xa lạ với kinh tế tuần hoàn, làm gì để thúc đẩy?

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng chỉ ra rằng đối với một quốc gia như Việt Nam để thực hiện KTTH chứa đựng cả những cơ hội và rào cản. Trong đó, có cần phải có những nỗ lực từ các cơ quan Chính phủ, tổ chức, cá nhân ở trong nước nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng đồng bộ.

Cùng với đó, cần có sự đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế trong việc gỡ bỏ các rào cản mang tính toàn cầu (ví dụ vấn đề thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ tuần hoàn, vấn đề tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm, hàng hóa, vấn đề tài chính).

Chính vì vậy, trong ngắn hạn Việt Nam cần tập trung đưa các quy định của Luật Bảo vệ môi trường vào cuộc sống, sớm xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện KTTH để lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên, xây dựng các định hướng mục tiêu, chỉ tiêu, giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành và địa phương trong cụ thể hóa chủ trương này.

Trong dài hạn, hệ thống pháp luật có liên quan cần lồng ghép tư duy của KTTH để hoàn thiện các quy định khác có liên quan như pháp luật về đầu tư công để hướng đến thúc đẩy mua sắm công xanh, pháp luật về thuế, phí bảo vệ môi trường để hướng đến điều chỉnh hành vi của người sản xuất, tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường; pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng để hướng đến đảm bảo "quyền được sửa chữa, cập nhật các sản phẩm, kéo dài vòng đời sản phẩm"…

“Cần phát huy vai trò kiến tạo của Chính phủ trong điều hành, hoạch định chính sách nhằm kích thích ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân đổi mới, sáng tạo, áp dụng các giải pháp KTTH vào trong quá trình thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu dùng và quản lý chất thải để tạo ra những vòng lặp tuần hoàn, kết nối một cách hệ thống để tạo dựng một xã hội tuần hoàn”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.

Nhận thức của doanh nghiệp về KTTH còn hạn chế

Đánh giá về mức độ nhận thức của doanh nghiệp về KTTH, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn ra kết quả khảo sát năm 2022 của CIEM thực hiện đối với 500 doanh nghiệp cho thấy, chỉ 21%-33% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ biết rõ hoặc rất rõ về một trong 6 mô hình kinh doanh tuần hoàn (KDTH) phổ biến.

Tỷ lệ các doanh nghiệp chưa biết đến các mô hình KDTH được đề cập là 8% - 15% tổng số các doanh nghiệp được khảo sát, trong đó tỷ lệ ở nhóm chưa áp dụng bất cứ hình thức đổi mới mô hình kinh doanh hoặc áp dụng mô hình KDTH là cao hơn đáng kể, từ 10% - 24% tùy theo từng loại mô hình, trong đó mô hình “Tái chế” chỉ dưới 10% chưa biết tới.

Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp Việt còn xa lạ với kinh tế tuần hoàn, làm gì để thúc đẩy? (Hình 2).

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

“Nhận thức về KTTH còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng thực sự của KTTH đối với sự phát triển bền vững, cả đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như với chính bản thân các doanh nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức và đánh giá đúng vai trò của kinh doanh theo hướng tuần hoàn đối với bản thân doanh nghiệp của họ. 

Các quy định về kinh tế tuần hoàn mặc dù đã có nhưng phần lớn vẫn đang nằm ở dạng chính sách, chưa được cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, và vì vậy gần như rất ít được triển khai trong thực tế.

Điều này dẫn đến các hoạt động hỗ trợ chính thức nhằm phát triển đối với các mô hình KDTH gần như chưa được thực hiện. Thiếu các quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh doanh theo hướng tuần hoàn, ví dụ các hỗ trợ về tài chính, công nghệ, đào tạo, tư vấn, thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm áp dụng các mô hình, quy trình theo hướng KDTH. Mô hình kinh doanh tuần hoàn đã xuất hiện ở một số doanh nghiệp trong thời gian gần đây, nhưng mức độ áp dụng còn thấp”, Phó Viện trưởng CIEM đánh giá.

Về giải pháp khắc phục, ông Cương cho rằng cần sớm hoàn thiện khung pháp luật về KTTH, KDTH, đặc biệt là các quy định chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh doanh một cách hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của quốc gia và điều kiện của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp;

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình KDTH; Xây dựng và áp dụng các bộ tiêu chuẩn, khung hướng dẫn áp dụng KTTH, KDTH, đặc biệt là xây dựng sổ tay hướng dẫn áp dụng mô hình KDTH cho các doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực, quy mô.

Chia sẻ tại hội thảo từ góc nhìn của doanh nghiệp, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát trình bày đưa ra một ví von:  “Mô hình KTTH trong một ngôi làng, một doanh nghiệp hay một địa phương tới đây sẽ như thế nào?”

Theo đó, bà Phương khẳng định là doanh nghiệp sản xuất trong ngành giải khát có sử dụng nhiều tài nguyên, Tân Hiệp Phát có trách nhiệm đưa KTTH vào một phần của tổ chức.

Xu hướng thị trường - Doanh nghiệp Việt còn xa lạ với kinh tế tuần hoàn, làm gì để thúc đẩy? (Hình 3).

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

“Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đầu tư công nghệ tiến tiến hàng đầu thế giới có tính tự động cao để đáp ứng yêu cầu triển khai kinh tế tuần hoàn gồm hiệu quả về kinh tế & tuần hoàn tối đa. Đầu tư dây chuyền sản xuất Nước giải khát công nghệ vô trùng Aseptic từ hãng GEA Procomac...

Ngoài ra, Tập đoàn còn đầu tư chuỗi công nghệ từ Washing - Extruder - Injection Molding để tái chế tuần hoàn nhựa PE,PP sản xuất pallet, thùng chứa rác,...đồng thời triển khai hệ thống quản trị số hóa tự động từ sản xuất tới cung ứng”, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát thông tin.

Bên cạnh đó, bà Phương cũng cho rằng văn hóa lãnh đạo cũng rất quan trọng đối với việc chuyển đổi mô hình sang KTTH.

“Chúng tôi xác định tư duy lãnh đạo hướng tới lợi ích của người tiêu dùng và sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội; Khích lệ nhân viên vượt qua bản thân và tạo nên tổ chức cùng chung tay xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững”, lãnh đạo Tân Hiệp Phát khẳng định.

Tuy nhiên, bà Trần Uyên Phương cũng chỉ ra một số thách thức trong quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp như: Thói quen tiêu dùng, nhận thức về KTTH; Khung pháp luật và chính sách chưa hoàn thiện; Liên kết, quy hoạch chuỗi giá trị phục vụ cho ngành công nghiệp tái phù hợp với quy mô thu gom, đặc thù địa lý và điều kiện kinh tế xã hội từng khu vực để triển khai tái chế hiệu quả về kinh tế.

Để thực hiện tốt mô hình KTTH, lãnh đạo Tân Hiệp Phát kiến nghị cần đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức mang tầm quốc gia dành cho người dân về phân loại rác tại nguồn; mở rộng đào tạo hướng dẫn, phổ biến tới doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, các hộ kinh doanh về kinh tế tuần hoàn; Hoàn thiện luật, quy định, chính sách, hướng dẫn; Đưa ra thước đo về thực thi KTTH, cơ sở hưởng ưu đãi cho các doanh nghiệp áp dụng KTTH; Quy hoạch Khu công nghiệp dành cho chuỗi giá trị liên quan tới ngành tái chế phục vụ một khu vực địa lý nhất định.

 

Cổ đông Thủy sản IDI sắp nhận "quà" 350 tỷ đồng sau 3 năm

Thứ 3, 06/09/2022 | 19:39
Kể từ sau đợt trả cổ tức vào năm 2019, Thủy sản IDI mới đây đã chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỉ lệ 15%, dự chi xấp xỉ 350 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là Trưởng BCĐ quốc gia về tăng trưởng xanh

Thứ 2, 05/09/2022 | 17:49
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là Trưởng Ban chỉ đạo.

Thuỷ sản Nam Việt rót thêm 38 tỷ đồng vào dự án sản xuất collagen từ da cá

Thứ 2, 22/08/2022 | 18:14
Công ty TNHH Amicogen Nam Việt tiếp tục được bổ sung 38 tỷ đồng góp vốn từ Navico, với người đại diện góp vốn là ông Doãn Tới và ông Lê Minh Tuấn.

Xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp

Thứ 6, 12/08/2022 | 13:10
Đến năm 2025, hoàn thành xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp chuyên sâu, phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản.

Chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn gặp khó do thiếu cơ chế

Thứ 3, 28/06/2022 | 17:19
Việc chuyển đổi bước đầu sẽ gặp khó khăn, bởi bối cảnh Việt Nam còn thiếu các cơ chế chính sách thúc đẩy và nguồn lực, công nghệ tái chế, tái sử dụng còn hạn chế.
Cùng tác giả

Gỗ An Cường báo lãi tăng gấp đôi ngay trong quý I/2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 16:01
Quý I/2024, Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu thuần đạt 695 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 81 tỷ đồng; tăng lần lượt 2% và 125% so với cùng kỳ năm trước.

Nợ vay tăng mạnh trong quý đầu năm, Sữa Quốc tế kinh doanh ra sao?

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:05
Quý I/2024, doanh thu thuần của Sữa Quốc tế đạt 1.584 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 223 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

ADB đã cam kết mức tài trợ khí hậu kỷ lục trong năm vừa qua

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Năm 2023, ADB đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lợi nhuận quý I/2024 của Mộc Châu Milk sụt giảm

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:56
Quý I/2024, Mộc Châu Milk báo lãi sau thuế 49,9 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ; chạm mốc lợi nhuận thấp nhất trong 12 quý vừa qua.

Từng bị từ chối, Vĩnh Hoàn lại muốn xin nộp báo cáo tài chính muộn

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:24
Vĩnh Hoàn cho biết đang cung cấp hồ sơ cho Bộ thương mại Mỹ cho kỳ kiểm tra hành chính đối với cá tra phi lê đông lạnh Việt Nam nên không kịp lập báo cáo tài chính.
Cùng chuyên mục

3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Nửa đầu tháng 4, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.

Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Thứ 3, 23/04/2024 | 18:35
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đã khởi sắc trở lại sau năm 2023 nhiều biến động, khó khăn.

Du lịch tạo điều kiện cho cá tra Việt Nam tiến sâu vào thị trường UAE

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:53
Theo VASEP, du lịch phát triển tại UAE kéo theo các dịch vụ liên quan gia tăng, là cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường này.

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Xăng dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:10
Giá xăng dầu hôm nay (23/4) trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh rủi ro xung đột tại Trung Đông “hạ nhiệt”.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra sang UAE đạt hơn 7 triệu USD

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.