[ĐỘC QUYỀN] Trò chuyện với vị tiến sĩ có 33 bằng đại học

[ĐỘC QUYỀN] Trò chuyện với vị tiến sĩ có 33 bằng đại học

Dương Thị Thu Nga
Thứ 5, 03/05/2018 | 05:00
3
PV Báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn độc quyền vị Tiến sĩ Hubert Petit - giảng viên trường đại học Strasbourg - người giữ 33 bằng đại học được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới.

Tiến sĩ có 33 bằng đại học được công nhận kỷ lục Guinness

Xin chào ông Hubert Petit, xin ông cho biết yếu tố nào đã giúp ông đạt được 33 bằng đại học?

Những yếu tố theo tôi là đã giúp tôi có được 33 bằng đại học: Điều thứ nhất, cần có một phương pháp học cho riêng mình; điều thứ hai cần chuẩn chỉnh trong việc xác định mục tiêu; điều thứ ba, sự đam mê thực sự; điều thứ tư, cần phải có một sự ham học hỏi, tò mò; điều thứ năm cần phải có kỷ luật.

Nhưng tất cả điều này chưa đủ, một yếu tố quan trọng khác, đó là sự may mắn. Trong một năm học, tôi học từ 3 đến 4 bằng đại học. Do đó, cần phải có một chút may mắn mới có thể học được nhiều trường song song như vậy.

Đi học các khóa học diễn ra song song như vậy, không phải là điều dễ dàng, tôi cần phải biết sắp xếp giờ. Trong quá trình học, tôi có nhiều môn trùng nhau, có những môn tôi không tham dự được từ đầu đến cuối khoa học. Có những bằng, tôi thấy mình toàn đi thi, thời gian học thì không được nhiều.

Tôi có một may mắn là chưa bao giờ trùng về ngày thi và lịch thi. Duy có một lần là giữa giờ đi thi và giờ đi học hai môn sát nhau. Cụ thể, lúc 9h tôi thi một môn hỏi đáp về chính trị, 11 giờ tôi lại phải học một môn về y học. Tôi đã phải sắp xếp với bạn bè bảo cho tôi thi ca lúc 9 giờ. Như vậy, tôi đã kịp thời gian 11 giờ đi học y.

Xin ông cho biết, để có được 33 bằng đại học, ông đã trải qua bao nhiêu năm tháng học tập?

Nhiều năm lắm. Khi mà đã thích, đã là đam mê của mình thì không bao giờ tính toán thời gian.

[ĐỘC QUYỀN] Trò chuyện với vị tiến sĩ có 33 bằng đại học

Tiến sĩ Hubert Petit trò chuyện với PV Người Đưa Tin

Ông có thể chia sẻ về bí quyết học của mình?

“Càng học càng ham” – đó là bí quyết của tôi. Ví như trong ẩm thực, khi chúng ta càng ăn thì càng thấy ngon miệng. Việc học cũng như trong ẩm thực, mỗi người có sở thích riêng, học như một món ăn, khi có công thức rồi thì chúng ta không nên ỷ lại mà cần sáng tạo. Khi các em học nhiều môn thì các em càng ham và muốn học nhiều hơn nữa.

Việc học tập diễn ra hàng ngày, học ngay từ thất bại. Bạn phải đặt ra các mục tiêu cụ thể, có thể đạt được, kết hợp với ghi nhớ, tái thiết và suy nghĩ. Tiếp theo, cần tìm kiếm thông tin, tìm nguồn, xác định mục tiêu, đặt câu hỏi về xu thế, phân biệt sự cần thiết của cái phụ ; rốt cuộc đó là tinh thần ham học hỏi trước mọi thử thách bởi lẽ kẻ chán chường dễ có nguy cơ thất vọng.

Ngoài ra, bạn phải biết tư duy lựa chọn phương pháp nào là phù hợp với mình nhất, có đầu óc tổng hợp những tri thức đã đạt được; huy động trí tưởng tượng, không ngần ngại vượt ra ngoài khuôn mẫu bằng cách xây dựng những mối liên hệ giữa các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau; về bản chất của vấn đề, cần rút ra điều cốt yếu để làm cơ sở trung tâm cho suy luận.

Chắc hẳn nhiều độc giả sẽ thắc mắc về cuộc sống đời thường của một tiến sĩ có 33 bằng đại học, ông có thể bật mí được không?

Mọi người đừng nghĩ tôi chỉ có học không thôi. Tôi bắt đầu tự kiếm sống từ năm 22 tuổi, việc vừa học vừa làm không phải là đơn giản. Bạn phải biết cách sắp xếp thời gian sao cho phù hợp nhất.

Tôi có gia đình riêng của mình. Ngoài ra, tôi còn đi dạy nhảy điệu valse, chachacha, zumba, rock… và tôi còn dạy cả môn karatedo nữa.

Tôi kể với bạn về câu chuyện con gái của tôi. Khi mà con gái tôi còn bé, nó luôn hỏi “tại sao mẹ chỉ học mỗi ngành y”. Vợ tôi là tiến sĩ y khoa - chuyên phẫu thuật về mắt. Bạn đã hiểu rồi chứ?

Phương pháp dạy con cái học tập của ông là gì, thưa tiến sĩ?

Theo tôi mỗi người sẽ có một phương pháp khác nhau. Tôi chỉ xin đưa ra phương pháp của mình gồm điểm khởi đầu và kỹ năng sống. Điểm khởi đầu, tôi giúp chúng nhận ra rằng muốn đạt được điều gì cần sự nỗ lực của bản thân, cần là chính mình và biết lắng nghe người khác. Tiếp đó là kỹ năng sống, tôi dạy chúng cách thích nghi và không đánh mất tâm hồn.

Ông có 33 bằng đại học với những chuyên ngành khác nhau: Y học, kinh tế học, văn học, chính trị học… Tuy nhiên, tục ngữ Việt Nam có câu “một nghề thì sống, đống nghề thì chết”, ông nghĩ sao?

Cái đó cũng tùy thôi, với tư cách là một bác sĩ, một luật gia, một nhà kinh tế học và sau đó trong vòng 7 năm làm việc với tư cách là kiểm toán viên, là nhà ngoại giao, hiện nay là giảng viên tại trường đại học, tôi chưa bao giờ chết đói.

Tùy thuộc chúng ta ở trình độ nào, tôi đã trải qua 12 công việc. Tuy nhiên, tùy từng bối cảnh thôi chứ không phải cùng một lúc tôi làm 12 nghề.

Lúc 25 tuổi, tôi là bác sĩ, là nhà kinh tế. Lúc đó, bố mẹ hỏi tôi “con muốn làm gì sau này?”. Lúc đó, tôi không biết mình sẽ làm gì cho những ngày tháng tiếp theo cả. Sau này, tôi nhận ra chính cuộc sống sẽ mang đến cho chúng ta cơ hội. Mọi thứ đến với chúng ta là sự tình cờ mang tính bối cảnh. Chính vì vậy, khi chúng ta có đủ kỹ năng thì sẽ không thiếu cơ hội để chúng ta được thể hiện.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Tiến sĩ Hubert Petit là giảng viên trường đại học Strasbourg và nhiều trường đại học khác trên thế giới. Ông là đại sứ của Cộng đồng Pháp ngữ. Ông đã từng làm việc trong cơ quan ngoại giao của Pháp và Liên minh châu Âu, tại Trung Đông, Balkans, châu Á, châu Phi, Hội đồng châu Âu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và UNESCO. Ông cũng từng giữ các vị trí trong bộ Y tế Pháp, với cương vị bác sĩ ở Tây Nam nước Pháp.

Ông được trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp, bác sĩ danh dự của đại học Tirana. Trong số các bài giảng của ông, có thể kể đến Các vấn đề châu Âu tại Albania (chương trình thạc sĩ), Nghiên cứu về châu Á hiện đại tại đại học New York, Ngoại giao châu Âu tại đại học Cairo, tại học viện ngoại giao của Kazakhstan và của Cộng hòa Dân chủ Congo.

Ông là công dân Pháp, người giữ 33 bằng đại học và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới là người có nhiều bằng đại học nhất, bao gồm y tế, luật, kinh tế, khoa học chính trị, quan hệ quốc tế, toán học, văn học, ngoại giao, dịch tễ học, xã hội học, dân tộc học, ngôn ngữ và văn minh phương Đông, v.v. Ông là cựu sinh viên và giảng viên tại trường Hành chính Quốc gia Pháp (ENA).

Clip: Cô giáo gây sốt dân mạng vì "mắng" học sinh quá dễ thương

Thứ 4, 02/05/2018 | 09:43
Thay vì quát mắng, cô giáo này chỉ nhắc nhở và nhẹ nhàng khuyên bảo học trò của mình khiến nhiều người "tâm phục khẩu phục".

Tiến sĩ có 33 bằng đại học đến Việt Nam chia sẻ về "Học cách học"

Thứ 5, 26/04/2018 | 22:08
Ngày 27/4, tiến sĩ Hubert Petit - người có 33 bằng đại học sẽ có buổi hội thảo chia sẻ về "Học cách học" tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội).
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Tuyển sinh 2024: Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:29
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.