Đối thoại hướng tới giải quyết hoà bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông

Đối thoại hướng tới giải quyết hoà bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông

Thứ 5, 19/11/2020 | 06:48
0
Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông có sự tham dự của hàng trăm chính khách, học giả, diễn giả nêu quan điểm, thảo luận những vấn đề "nóng" được dư luận quan tâm.

Mới đây, hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Duy trì Hoà bình và Hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động” có sự tham dự của hàng trăm chính khách, học giả, diễn giả. Đây là hội thảo thường niên lần thứ 12 do hội Luật gia Việt Nam (VLA), học viện Ngoại giao (DAV) và quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) tổ chức nhằm tạo cầu nối để các chính khách, diễn giả, học giả nêu quan điểm, thảo luận những vấn đề “nóng”ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực đang diễn ra ở Biển Đông.

Đối thoại, thúc đẩy hợp tác, cùng phát triển

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 16-17/11, trong không khí cởi mở, hữu nghị và thẳng thắn, nhiều bài phát biểu được trình bày và nhận được hàng trăm lượt thảo luận, trao đổi, trong đó đề cập trực diện những vấn đề trên Biển Đông hiện nay và đưa ra những khuyến nghị thực chất.

Trong bài diễn văn chính tại hội thảo, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu cao tinh thần đối thoại, thúc đẩy hợp tác, cùng phát triển và cùng tìm các giải pháp hoà bình cho các khác biệt và tranh chấp Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Chính sách - Đối thoại hướng tới giải quyết hoà bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông
Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông là diễn đàn có uy tín hàng đầu khu vực về Biển Đông.

Các nước liên quan cần tăng cường hợp tác, biến Biển Đông thành vùng biển kết nối và hợp tác thay vì cạnh tranh và đối đầu; tăng cường xây dựng và duy trì một môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác biển ở Biển Đông; chủ động phòng tránh nguy cơ đụng độ ngoài ý muốn trên biển; thúc đẩy hợp tác nhằm phục hồi kinh tế và cùng phát triển; hợp tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường nghiên cứu khoa học biển và phát triển bền vững ở Biển Đông; không ngừng hướng tới giải quyết hoà bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Tại hội thảo, các diễn giả châu Âu khẳng định việc EU quan tâm và hiện diện nhiều hơn ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng trong thời gian gần đây thông qua tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN và Đông Nam Á vì muốn bảo vệ hệ thống luật pháp quốc tế, tự do thương mại và trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, học giả Trung Quốc lại cho rằng sự “can thiệp” của các nước Châu Âu không phải là nước ven Biển Đông lại có thể khiến tình hình phức tạp hơn.

Các học giả Đông Nam Á cho rằng, các nước ASEAN nhìn chung phản ứng kiềm chế để không làm căng thẳng ở Biển Đông vượt ngoài tầm kiểm soát, đồng thời tập trung ứng phó với đại dịch Covid-19, duy trì chuỗi cung ứng và phục hồi kinh tế trong nước.

ASEAN tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, vai trò trung tâm của ASEAN để giữ được vị thế trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gay gắt, đồng thời nỗ lực thúc đẩy hợp tác biển trên cơ sở của luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý cho các hoạt động trên các vùng biển và đại dương.

Có ý kiến cho rằng ASEAN cần tối ưu hoá nguyên tắc đồng thuận, thúc đẩy các cơ chế tiểu đa phương giữa các nước Đông Nam Á chủ chốt, chung chí hướng để hợp tác khu vực hiệu quả hơn. ASEAN cũng cần phải xây dựng, tăng cường các thiết chế của mình để có thể thúc đẩy hợp tác biển đa phương trong bối cảnh chủ nghĩa đa phương đang chịu nhiều thách thức trên thế giới.

EU ủng hộ sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan và Chuẩn đô đốc Juergen Ehle, Cố vấn cao cấp của Cơ quan đối ngoại Liên minh châu ÂU (EEAS) có các bài diễn văn quan trọng đưa ra góc nhìn khách quan, khẳng định vị thế của ASEAN trong mối quan hệ đa phương tại Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan nhấn mạnh rằng Canada là đối tác đối thoại của ASEAN trong hơn 40 năm qua, hết sức coi trọng vai trò của ASEAN trong các cơ chế đa phương ở khu vực.

Canada đoàn kết nhất trí với ASEAN trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc. Canada kêu gọi tất cả các nước tuân thủ Công ước luật biển.

Canada phản đối các hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng khu vực và phá hoại sự ổn định ở Biển Đông, phản đối sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực, cải tạo đảo trên diện rộng, xây dựng đồn bốt trên các điểm tranh chấp và sử dụng chúng cho các mục đích quân sự.

Chính sách - Đối thoại hướng tới giải quyết hoà bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông (Hình 2).

Ngoài các diễn giả tham dự trực tiếp, hội thảo còn có sự tham gia trực tuyến của các diễn giả từ nhiều quốc gia trên thế giới. 

Canada thúc giục tất cả các bên tuân thủ cam kết phi quân sự hoá các điểm tranh chấp và các cam kết trong Tuyên bố DOC, trông đợi một Bộ Quy tắc ứng xử COC dựa trên luật pháp quốc tế và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước thứ ba.

Chuẩn đô đốc Juergen Ehle, Cố vấn cao cấp của Cơ quan đối ngoại Liên minh Châu ÂU (EEAS) cho biết, EU ủng hộ việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nếu kết quả thương lượng công bằng, hợp lý, trên cơ sở hài hoà lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Từ năm 2018, EU đã có chính sách chung về thúc đẩy hợp tác an ninh với các nước Châu Á, nhất là ASEAN, trong đó có hợp tác an ninh biển, và mong muốn sự hợp tác này ngày càng trở nên thực tiễn hơn. Các nước thành viên EU cũng đang tiến tới xây dựng một cách tiếp cận thống nhất về các vấn đề chiến lược đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Định hình quan điểm của công chúng ở Biển Đông

Điểm mới của hội thảo năm nay là đề cao vai trò của truyền thông trong việc định hình quan điểm của công chúng ở Biển Đông, các đại biểu cho rằng sự cạnh tranh định hình dư luận này đã diễn ra ở phạm vi rộng, ở nhiều hình thức khác nhau.

Việc cơ quan truyền thông các nước lớn đưa tin từ góc độ chủ nghĩa dân tộc có thể làm sai lệch thông tin, có hại cho việc thúc đẩy hợp tác quản lý và giải quyết hoà bình các tranh chấp. Việc cố tình che giấu thông tin và cung cấp thông tin sai lệch có thể phản tác dụng với chính chính phủ các nước.

Các học giả cũng khuyến nghị công chúng cần tham khảo thông tin từ các nguồn chính thống và đối chiếu các nguồn thông tin với nhau để có được góc nhìn khoa học, chân thực nhất có thể về một vấn đề chính trị nóng bỏng như Biển Đông.

Chính sách - Đối thoại hướng tới giải quyết hoà bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông (Hình 3).

Bà Phạm Lan Dung - Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu.

Nhiều học giả cũng cho rằng truyền thông ở Việt Nam rất cởi mở, thể hiện qua việc có nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đặt trụ sở tại Việt Nam và sự hợp tác, thẳng thắn của các cơ quan Chính phủ Việt Nam đối với các nhà báo quốc tế.

Việc mời các nhà báo, cơ quan truyền thông quốc tế với tư cách người tham dự hội thảo là một minh chứng rõ ràng nhất về sự cởi mở cho truyền thông trong vấn đề Biển Đông ở Việt Nam.

Theo bà Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, hội thảo năm nay có một phiên đặc biệt với sự tham gia của các nhà lãnh đạo trẻ. Theo bà, sự tham gia của các nhà lãnh đạo trẻ là cần thiết nhằm tạo dựng một thế hệ trẻ mới hiểu biết về các vấn đề khu vực, nhạy bén về lợi ích của các bên, đồng thời cung cấp thêm các ý tưởng mới để duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cho các thế hệ tiếp theo.

Các học giả tham dự hội thảo cũng bày tỏ nguyện vọng được gặp mặt trực tiếp tại Việt Nam trong chuỗi hội thảo Biển Đông sắp tới, khi đại dịch đi qua.

Nhóm PV

Covid-19 làm cho quan hệ giữa các nước lớn xấu đi ở Biển Đông

Thứ 4, 18/11/2020 | 18:00
Đây là một trong những ý kiến được đưa ra trong các phiên thảo luận tại hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 do Hội Luật gia Việt Nam, Học viện Ngoại giao và Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông tổ chức.

Vẫn nhức nhối nạn đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế về Biển Đông

Thứ 2, 16/11/2020 | 17:17
Năm 2020 vẫn nổi lên vấn nạn đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế về Biển Đông, theo Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tại khai mạc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông.
Cùng tác giả

Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Trong đó, có những vi phạm đối với Ban Thường vụ tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:37
Ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng 5 đồng phạm bị bắt giữ do liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Vụ tai nạn làm 10 người thương vong ở Yên Bái: Thủ tướng chỉ đạo khẩn

Thứ 2, 22/04/2024 | 20:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái.

Yên Bái: Nguyên nhân xảy ra tai nạn khiến 7 người tử vong ở nhà máy xi măng

Thứ 2, 22/04/2024 | 18:27
Chiều ngày 22/4, UBND tỉnh Yên Bái có thông cáo báo chí, thông tin ban đầu về vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân từ vong.

Bắt Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:41
Ông Phạm Thái Hà bị bắt để điều tra vì liên quan đến vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.
Cùng chuyên mục

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:08
Điện Biên xác định làm tốt công tác dân vận để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

4 trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:06
Cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc trong trường hợp nào là vấn đề nhiều người quan tâm.

Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Trong đó, có những vi phạm đối với Ban Thường vụ tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ các khía cạnh của 8 dự án BOT vướng mắc

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông.

Đề xuất 2 phương án phạt cọc và trường hợp không phạt cọc

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:00
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn phạt cọc là thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
     
Nổi bật trong ngày

Trường hợp công dân bị thu hồi thẻ căn cước, ai cũng nên biết

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:03
Nhiều người thắc mắc thẻ căn cước có bị thu hồi hay bị giữ không? Nếu có thì trường hợp nào sẽ bị thu hồi hay bị giữ thẻ căn cước?

Đề xuất 2 phương án phạt cọc và trường hợp không phạt cọc

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:00
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn phạt cọc là thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Trong đó, có những vi phạm đối với Ban Thường vụ tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ các khía cạnh của 8 dự án BOT vướng mắc

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.