Đối thoại hay đối đầu: Kịch bản nào cho Catalonia?

Đối thoại hay đối đầu: Kịch bản nào cho Catalonia?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 13/10/2017 | 09:00
0
Catalonia và Madrid đang cho nhau cơ hội trước khi tình hình đi tới giai đoạn không thể cứu vãn nổi.

Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 11/10 theo giờ địa phương, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy yêu cầu giới lãnh đạo Catalonia xác nhận lại lần cuối cùng về tuyên bố độc lập của mình, trước khi ông thẳng tay tước đoạt quyền tự trị và áp đặt sự điều hành trực tiếp của Madrid lên khu vực này.

Thủ tướng Rajoy nói rằng, Madrid sẽ không loại trừ việc kích hoạt Điều 155 trong Hiến pháp Tây Ban Nha nhằm giành lại quyền kiểm soát của Catalonia.

Tiêu điểm - Đối thoại hay đối đầu: Kịch bản nào cho Catalonia?

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 11/10 đã ra tối hậu thư cho xứ Catalan.

Ông muốn nghe câu trả lời chắc chắn từ nhà lãnh đạo Carles Puigdemont trong vài ngày tới về việc Catalonia chính thức tuyên bố độc lập hay chưa trước khi đưa ra biện pháp cuối cùng.

“Nếu ông Puigdemont chứng tỏ sự sẵn sàng tôn trọng luật pháp và thiết lập lại trạng thái bình thường về thể chế, chúng ta có thể cùng bước qua giai đoạn căng thẳng và tránh mọi thứ cùng tan vỡ”, ông Rajoy cảnh báo.

Theo Điều 155, chính quyền Trung ương Tây Ban Nha có thể tước đoạt quyền kiểm soát chính quyền các vùng tự trị, xóa bỏ quyền lực của giới lãnh đạo khu vực và tiến hành bầu cử mới.

Điều này cho phép Thủ tướng Rajoy ngăn cản quá trình độc lập diễn ra và thu lại Catalonia đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Madrid.

Nếu thực hiện, ông Rajoy sẽ là người đầu tiên kích hoạt điều khoản này trong lịch sử Hiến pháp Tây Ban Nha. Ông Rajoy đã nhiều lần chỉ ra, trưng cầu dân ý đòi ly khai ở Catalonia là hành động vi hiến.

Trước đó một ngày, người đứng đầu chính quyền xứ Catalan Carles Puigdemont vẫn khẳng định sẽ tiến hành các nỗ lực để biến Catalonia thành một nước cộng hòa có chủ quyền, ly khai khỏi Tây Ban Nha.

Lãnh đạo xứ Catalan đã ký một tuyên bố độc lập vào ngày 10/10 tại cơ quan nghị viện nhưng hoãn thi hành trong một vài tuần để đối thoại với Chính phủ Tây Ban Nha.

Một phát ngôn viên của chính quyền Catalonia cho biết, ông Puigdemont yêu cầu dừng thực hiện kế hoạch ban đầu do cân nhắc một số lời can gián hòa giải từ cộng đồng quốc tế.

Theo đó, một số nỗ lực ngoại giao đang được tiến hành và xứ Catalan sẽ suy nghĩ trước khi đi đến quyết định cuối.

 

Trong khi đó, cảnh sát Tây Ban Nha đã được ra lệnh sẵn sàng bắt giữ ông Puigdemont ngay lập tức nếu ông này tuyên bố trước cơ quan lập pháp rằng Catalonia độc lập.

Động thái hoãn thi hành các thủ tục độc lập của người đứng đầu chính quyền xứ Catalan để chủ động đối thoại với Madrid được đánh giá là bước đi giảm leo thang trước khi khủng hoảng lên đến cao trào.

Tiêu điểm - Đối thoại hay đối đầu: Kịch bản nào cho Catalonia? (Hình 2).

Thủ hiến xứ Catalonia Carles Puigdemont 

Mặc dù vậy, quyết định trên đã vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo của phe đối lập trong nghị viện xứ Catalan và một số các chính khách ủng hộ độc lập khác.

Những người chỉ trích cho rằng ông Puigdemont đã tỏ ra nhụt chí trước sự cứng rắn của chính quyền trung ương Tây Ban Nha và bỏ lỡ cơ hội thi hành độc lập ngay trong ngày 10/10.

Trước đó, nhân vật này từng hứa hẹn  sẽ đơn phương tuyên bố độc lập trong vòng 48 giờ sau khi cuộc trưng cầu dân ý hôm 1/10 diễn ra.

Theo giới phân tích, cả hai bên đang cho nhau cơ hội trước khi tình hình đi tới giai đoạn không thể cứu vãn nổi.

Phía Catalonia chờ đợi một sự nhượng bộ từ phía chính quyền Trung ương Madrid đối với các yêu cầu của mình. Trong khi Chính phủ Tây Ban Nha muốn khu tự trị này dừng lại hành động tự phát gây bất ổn đất nước trước khi phải dùng đến các biện pháp mạnh tay.

Tờ Financial Times đánh giá, thế giằng co hiện tại sẽ còn kéo dài từ vài ngày cho đến một tuần trước khi một trong hai bên cho thấy thiện chí muốn hòa giải.

Nhiều người lo ngại rằng, một khi Madrid kích hoạt Điều 155, tiến hành cưỡng chế tiến trình thi hành độc lập của Catalonia, khu tự trị vùng Đông Bắc Tây Ban Nha sẽ rơi vào tình trạng bạo lực đầy hỗn loạn.

Đây được coi là quyết định đầy rủi ro của Thủ tướng Rajoy, bởi việc sử dụng lực lượng an ninh đàn áp không chỉ vấp phải chống cự từ dân chúng xứ Catalan mà hành vi này còn kích động một phản ứng dữ dội trong cộng đồng quốc tế.

Đối với giới lãnh đạo Catalonia, hòa giải quốc tế là yếu tố rất quan trọng. Chính quyền của ông Puigdemont hiểu rằng, nếu không nhận được sự công nhận quốc tế, bất kỳ tuyên bố độc lập nào cũng đều trở thành vô nghĩa.

Tuy nhiên, châu Âu cho đến nay vẫn đứng về lập trường của Madrid ngay từ đầu. Các quốc gia trong khu vực khẳng định tính thượng tôn pháp luật cần phải được tôn trọng và hành vi của xứ Catalan là không nên khuyến khích.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 10/10 kêu gọi Liên minh châu Âu không nên đóng vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng Catalonia vì lo ngại sự trỗi dậy của phong trào độc lập ở các khu vực khác.            

Khủng hoảng Catalonia: Bài toán khó thách thức châu Âu

Thứ 5, 12/10/2017 | 11:44
Nếu chính quyền tự trị Catalonia và Tây Ban Nha không mở một cuộc đối thoại khẩn cấp về tương lai lập pháp của Catalonia, bạo lực trong khu vực này sẽ còn tiếp diễn.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.