"Dư địa cho mobile money vẫn còn, nhưng chỉ là mảnh đất cằn cỗi"

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 4, 11/05/2022 | 15:27
0
Theo MobiFone, Việt Nam triển khai Mobile Money chậm hơn thế giới khoảng 20 năm, thời điểm vàng triển khai đã qua. Nên ta cần nhìn sang những lợi thế khác.

"Cạnh tranh" với ngân hàng số

Phát biểu tại Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam” diễn ra vào sáng 11/5, bà Phạm Minh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone - một trong những doanh nghiệp được cấp phép triển khai dịch vụ này bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, khi công nghệ và công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, phát triển mobile money sẽ đem lại cả nguồn lợi cho cả những công ty mạng điện thoại và cả các ngân hàng.  

Trên thực tế, các ngân hàng đang dốc toàn lực đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng số, các công ty fintech cũng đang cho thấy sức mạnh của mình, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh, thì mobile money từ các nhà mạng di động liệu còn cơ hội để phát triển hay không?

Câu trả lời bà Tú đưa ra là: “Có. Đừng chỉ nghĩ đến những bài toán cạnh tranh, mà hãy nghĩ tới xu hướng cộng tác cùng phát triển".

Tài chính - Ngân hàng - 'Dư địa cho mobile money vẫn còn, nhưng chỉ là mảnh đất cằn cỗi'

Bà Phạm Minh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone

Đứng ở góc độ những nhà mạng di động, mobile money như một sản phẩm GTGT, có thể thay thế cho những sản phẩm viễn thông truyền thống. Bên cạnh đó, khi đứng ở phía ngân hàng, cũng sẽ thu lại được những mặt tích cực khác khi cả hai cùng phối hợp triển khai, từ đó hướng tới mục tiêu đa dạng hoá các dịch vụ trải nghiệm thanh toán tài chính cho khách hàng trên nền tảng số.

Trước tiên, ở lĩnh vực ngân hàng, theo Báo cáo Phát triển về Fintech và Ngân hàng số ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) tới năm 2025 cho thấy, khách hàng của ngân hàng số có cơ hội tăng gấp 300 lần so với ngân hàng truyền thống. Bởi vậy, các ngân hàng đang trong cuộc đua khốc liệt, yêu cầu sự đổi mới liên tục. 

Cụ thể, 44% các ngân hàng top đầu tại CA-TBD đang tập trung phát triển hệ sinh thái tài chính trên các nền tảng số. 60% ngân hàng đàng đầu tư vào các giải pháp công nghệ cao như AI để ứng dụng cho các bài toán sản xuất, kinh doanh của mình.

Ở Việt Nam, các ngân hàng trong năm qua cũng đã phát triển rất mạnh bằng cách nỗ lực số hoá dịch phụ, đáp ứng nhu cầu thị trường và đã thu được những thành quả nhất định.

Bên cạnh đó, vềới mobile money, sau hơn 20 năm phát triển trên thế giới, đã có khoảng 1.3 tỷ tài khoản mobile money với tổng trị giá giao dịch lên tới 10 nghìn tỷ USD, tốc độ tăng trưởng cũng rất ấn tượng với trung bình 31% mỗi năm.

Từ đó, chứng minh rằng việc phát triển mobile money vẫn còn nhiều hứa hẹn theo xu hướng thế giới. Trong những năm tới, mức tăng trưởng kép có thể lên tới 28.8%. Về thị phần, các mảng dịch vụ chuyển tiền trên mobile money cũng sẽ phát triển nhanh nhất trong thời gian tiếp theo.

Tài chính - Ngân hàng - 'Dư địa cho mobile money vẫn còn, nhưng chỉ là mảnh đất cằn cỗi' (Hình 2).

Mobile Money có mặt tại 95 quốc gia (bản đồ màu xanh nhạt) trên toàn cầu. (Ảnh: GSMA)

Mobile money đa phần tập trung ở các nước có nền tài chính chưa thực sự phát triển như CA-TBD, Nam Á, Châu Phi, Nam Mỹ. Và trong những năm tới, khu vực CA-TBD vẫn sẽ tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực này, song song với sự phát triển của thương mại điện tử, tăng trưởng dân số ấn tượng. 

Hạn mức 10 triệu đồng/ tháng là không đủ

Thời gian thực hiện không dài, song cũng đủ để các doanh nghiệp triển khai dịch vụ này nhìn nhận ra vấn đề: “Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, ở Việt Nam triển khai Mobile Money chậm hơn thế giới khoảng 20 năm, thời điểm vàng triển khai Mobile Money đã qua. Cách đây 20 năm, số lượng người sử dụng ngân hàng rất là ít và đó là lợi thế của di động. Nên ta cần nhìn sang những lợi thế khác của các nhà mạng”, đại diện MobiFone bày tỏ.

Với Mobile Money, không phụ thuộc vào kết nối internet hay tài khoản ngân hàng, chỉ với 1 số điện thoại, người dân trên cả nước có thể thực hiện các giao dịch mua bán, chi tiêu không tiền mặt vô cùng dễ dàng thông qua tài khoản tiền di động.

Đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới, tiền di động đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng cơ hội giao thương cho tất cả mọi người, xóa nhòa khoảng cách về địa lý lẫn công nghệ. Để người dân từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng tới miền núi, hải đảo xa xôi đều có thể dễ dàng kết nối, thực hiện trao đổi, mua bán hàng hóa chỉ với chiếc điện thoại.

Tuy nhiên, bà Tú cũng đưa ra nhận định, dư địa của mobile money không phải không còn, nhưng đây là những mảnh đất cằn cỗi, sỏi đá. Trong khi mảnh đất màu mỡ ngân hàng đã cày xới hết trước đó.

Điều này được thể hiện trong quy định về hạn mức sử dụng của mobile money. Cụ thể, hạn mức của mobile money chỉ dưới 10 triệu đồng, thấp hơn ví điện tử rất nhiều, so với ngân hàng thì hầu như còn không có hạn mức.

“Đây là một hạn chế. Khi mà chúng ta cung cấp một dịch vụ mới nhưng vấp phải quá nhiều hạn chế, khó phát triển”, bà Tú nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm trên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông VNPT VinaPhone, ông Nguyễn Văn Tấn chia sẻ,  trong giai đoạn thử nghiệm, VNPT hoàn toàn đồng ý với hạn mức 10 triệu đồng liên quan đến các hoạt động về rút và chuyển tiền.

Tuy nhiên, khi đã hết giai đoạn thử nghiệm 2 năm, doanh nghiệp này đề xuất mở rộng giới hạn trên.

Tài chính - Ngân hàng - 'Dư địa cho mobile money vẫn còn, nhưng chỉ là mảnh đất cằn cỗi' (Hình 3).

Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông VNPT VinaPhone, ông Nguyễn Văn Tấn

Ông cho biết: “Gọi là micro payment (chi tiêu nhỏ lẻ) nhưng trong trường hợp mức độ giao dịch cao hơn thì có thể cho phép và xác thực ở mức độ nhất định”.

Bởi mỗi tháng, nếu người dân cần rút 10 triệu cho một hoạt động chi tiêu nào đó, thì đồng nghĩa với việc mọi hoạt động chi tiêu khác đều sẽ “đóng băng", không thể sử dụng mobile money.

Nghịch lý Mobile Money: Quản lý muốn chặt chẽ, người dân lại chỉ cần 1-2 nút bấm

Thứ 4, 11/05/2022 | 12:27
Khi nói về chuyển đổi số thì rất cao sang nhưng người dân sử dụng dịch vụ chỉ muốn 1-2 nút bấm đơn giản, đây là bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp.

VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Mobile Money trên toàn quốc

Thứ 5, 25/11/2021 | 16:12
Việc triển khai Mobile Money được xem là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Sẽ triển khai chính thức Mobile Money sau 2 năm thí điểm

Chủ nhật, 03/10/2021 | 11:13
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, dịch vụ Mobile Money sẽ được thí điểm trong khoảng 2 năm trên phạm vi toàn quốc.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

VIC đứng đầu đà kéo của thị trường, xuất hiện đốm sáng QCG

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:28
Sắc đỏ bao trùm nhóm bất động sản, toàn ngành có 5 mã giảm sàn và cá biệt VIC đứng đầu đà kéo thị trường khi lấy đi 2,3 điểm. Song QCG ngược dòng tăng kịch trần.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về khoản tiền cho SCB vay

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:28
Theo ông Đào Minh Tú, việc cho vay cung ứng tiền, dù ít hay nhiều đều có công cụ điều hòa lượng tiền đưa ra thông qua việc cho vay ngân hàng SCB.

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:04
11 năm trước (năm 2013), Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 76 phiên đấu thầu, chào bán ra thị trường hơn 1,93 triệu lượng vàng và bán thành công hơn 1,81 triệu lượng.

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái thẳng thắn trả lời về dư nợ Novaland, Trung Nam và SCB

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:14
Khi được hỏi về dư nợ cho vay SCB, Chủ tịch MB khẳng định, ngân hàng không cho SCB vay, đây là vấn đề đã được nhắc lại rất nhiều lần.

Lăng kính chứng khoán 17/4: Tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Hiện mốc 1.179 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index, nhà đầu tư cần quản trị rủi ro chờ đợi thị trường ổn định hơn.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái thẳng thắn trả lời về dư nợ Novaland, Trung Nam và SCB

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:14
Khi được hỏi về dư nợ cho vay SCB, Chủ tịch MB khẳng định, ngân hàng không cho SCB vay, đây là vấn đề đã được nhắc lại rất nhiều lần.

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

PGBank đặt mục tiêu lãi gấp rưỡi trong năm 2024 

Thứ 5, 18/04/2024 | 14:50
Năm 2024, PGBank đặt kế hoạch tổng tài sản 63.503 tỷ đồng, tăng 14,4%; tổng thu thuần đạt 2.086 tỷ đồng, tăng 49,7% so với năm 2023.

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:04
11 năm trước (năm 2013), Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 76 phiên đấu thầu, chào bán ra thị trường hơn 1,93 triệu lượng vàng và bán thành công hơn 1,81 triệu lượng.