Du lịch đường biển Việt Nam: Vì đâu 'thất thế'?

Du lịch đường biển Việt Nam: Vì đâu 'thất thế'?

Thứ 3, 17/09/2013 | 09:46
0
Được thiên nhiên ban tặng trên 3.600km đường bờ biển, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch tàu biển. Thế nhưng, lượng khách du lịch quốc tế đi bằng tàu biển vào Việt Nam lại chiếm tỷ trọng rất thấp. Đâu là nguyên nhân?

Xe hàng, xe cẩu đồng hành cùng khách

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2013, số lượng khách tàu biển đến Việt Nam tăng 51% so với cùng kỳ năm 2012; số lượng tàu biển quốc tế và tần suất chuyến tàu đến Việt Nam cũng tăng mạnh so với năm trước.

Nguyên nhân của sự bấp bênh này chủ yếu vẫn do những khó khăn cũ từ nhiều năm qua. Điều dễ dàng nhận thấy là hiện nay chúng ta đang thiếu hẳn hệ thống cơ sở vật chất để đón khách du lịch tàu biển. Hầu hết, các cảng tàu hiện nay chủ yếu dùng để phục vụ vận chuyển hàng hóa, việc đón khách du lịch ở đây chỉ coi như sự tận dụng, do đó nhiều cảng không đủ đảm bảo vệ sinh, an toàn cho khách, mặt cảng lồi lõm không có nhà vệ sinh sạch sẽ, không có nhà chờ cho khách.

Lạ & Cười - Du lịch đường biển Việt Nam: Vì đâu 'thất thế'?

Những con tàu du lịch lớn này chỉ ghé vào Việt Nam rất ít ngày

Thậm chí tại nhiều cảng lớn xe tải, xe hàng, xe cẩu di chuyển cùng khách trên cảng. Tình trạng không cầu cảng để đón khách, tàu du lịch đành phải neo ở xa, chuyển tải hành khách vào bờ bằng…thuyền cứu sinh của tàu cũng thường xuyên xảy ra trong nhiều năm qua.

Ông Nguyễn Quý Phương – vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cũng thừa nhận rằng, nguyên nhân khiến Việt Nam chưa thu hút mạnh mẽ du khách tàu biển đó là do hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đón khách tàu biển chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chưa có cảng hành khách tàu biển chuyên dụng.

PGS.TS Phạm Trung Lương, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Du lịch Việt Nam chia sẻ: “Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.600km, vậy mà không có lấy một cảng biển du lịch nào, đây là điều vô cùng đáng tiếc. Phần lớn các tour (cả nội địa và quốc tế) là du lịch biển và lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm vẫn tăng, nếu chúng ta có cảng du lịch riêng sẽ mang lại những lợi ích lớn về mặt kinh tế, đồng thời sẽ cải thiện hình ảnh của du lịch Việt Nam”.

Cảng Hòn Gai là một ví dụ, vì không có cảng tàu nên các tàu khách đến đều phải neo đậu cách cảng khoảng 500 – 1000 m. Hậu quả một số tàu phải hủy chuyến hoặc giảm bớt khách vào Việt Nam. Cũng vì chuyển tải mất nhiều thời gian, chính vì thế lượng thời gian lưu trú cho khách tham quan tại đất liền rất hạn chế. Đó còn chưa kể tình trạng giành giật khách của các "taxi dù" xe ôm trước cổng cảng mỗi khi có tàu về.

Có một thực tế xảy ra là mấy năm trở lại đây là tình trạng mua tour phá giá trên mạng của các doanh nghiệp "lữ hành chui" xảy ra thường xuyên, gây bất ổn cho thị trường du lịch trong nước nói chung và thị trường khách tàu biển nói riêng.

Đây là những doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế, không có giấy chuyển giao nguồn khách làm thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp và các hãng tàu.

Đục nước béo cò

Trong lúc các doanh nghiệp và hãng tàu phải mất rất nhiều công sức cho việc marketing, vận chuyển hành khách, đóng góp cảng phí cùng nhiều loại phí để đưa tàu vào cảng thì các "doanh nghiệp chui" chỉ cần gửi thư điện tử tới khách yêu cầu khách ra ngoài cổng cảng, hoặc hẹn khách đi bộ ra một điểm bên ngoài để "đón lõng" đưa đi tham quan, chèo nài tận thu bằng các chiêu tiếp thị.

Còn nhớ, vài năm về trước tại Quảng Ninh đã xảy ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh của các doanh nghiệp đón khách tàu biển. Biện pháp cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành lúc này là hạ giá và cho nợ, chính vì thế nhiều công ty lữ hành đã rơi vào tình trạng không đòi được nợ từ các doanh nghiệp lữ hành Trung Quốc với số tiền lớn điều này đẩy các doanh nghiệp này tình thế kiện tụng kéo dài.

Có những doanh nghiệp khoán trắng hoạt động kinh doanh lữ hành cho một số cá nhân. Các cá nhân này lại bán cho hướng dẫn viên. Vì lợi ích kinh tế, những hướng dẫn này thường xuyên ép khách dẫn tới chất lượng phục vụ giảm sút mức ăn chỉ còn vài chục ngàn đồng/suất, dù tour giá cao nhưng khách chủ yếu chỉ được nghỉ tại khách sạn 2 sao trở xuống.

Một đại diện doanh nghiệp chuyên đón khách tàu biển cho hay, hiện nay các tàu khách du lịch vào nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua chủ yếu dưới dạng quá cảnh, thời gian tham quan và lưu trú tại cảng biển còn rất ngắn, thời gian ghé bình quân chỉ từ 2- 3 ngày qua 1 đến 2 cảng, thời gian neo đậu tại mỗi cảng chỉ quáng 8- 24 tiếng. Bên cạnh đó, chúng ra cũng chưa có các đội tàu khách du lịch đạt chuẩn quốc tế (về an toàn hàng hải, dich vụ trên tàu và đội ngũ thuyền viên chuyên nghiệp).

Là nước đứng thứ 27/156 quốc gia trên thế giới có biển và là nước ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á, lại toạ lạc trên tuyến đường giữa hai trung tâm du lịch tàu biển trong khu vực SingaporeHồng Kông, không thể phủ nhận rằng, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch tàu biển. Thế nhưng, chưa bao giờ lượng khách du lịch quốc tế đi bằng tàu biển vào Việt Nam chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Số lượng khách này mới chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (khoảng 4 đến 5%).

Theo Dân trí

Nhân lực ngành Du lịch: 'Đãi cát tìm vàng'

Thứ 2, 16/09/2013 | 10:11
Nhân lực du lịch đang là vấn đề mang tính cấp bách khi mà rất nhiều sinh viên ngành du lịch ra trường vẫn còn "non tay".

10 điểm du lịch mùa Thu hấp dẫn nhất Đông Nam Á

Thứ 5, 12/09/2013 | 17:04
Trong danh sách này có Sa Pa và vịnh Hạ Long của Việt Nam, ngoài ra, những địa điểm thu hút du khách nhất còn có Bali, Phuket và Boracay.

10 quốc gia chi tiêu nhiều nhất vào du lịch Việt Nam

Thứ 5, 12/09/2013 | 11:26
Bà Lorijon Bacchi, giám đốc Khu vực của Visa tại Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết báo cáo mới nhất rất thú vị về Tổng quan du lịch Việt Nam của Visa.

Bài học về định vị thương hiệu du lịch Việt Nam

Thứ 7, 07/09/2013 | 22:00
Những gì New Zealand, Tây Ban Nha, Malaysia hay Hồng Kông nói về bản thân đúng như những gì khách du lịch đang nghĩ về họ. Đây là chuyện về định vị thương hiệu cho ngành du lịch, một công việc thú vị, không phải quốc gia nào cũng làm tốt.

Nhà thờ hút khách du lịch nhờ... bức tranh 'thảm họa'

Chủ nhật, 01/09/2013 | 20:34
Bức tranh từ thế kỷ 19 của họa sĩ Elias Garcia Martinez đã được giao cho Cecilia Gimenez phục chế hồi năm ngoái. Tuy nhiên nó đã trở thành một thảm họa.

Du lịch Việt Nam: 'Làm chay' nên mờ nhạt

Thứ 2, 26/08/2013 | 15:50
Mặc dù năm 2012, lượng khách đến Việt Nam đạt 6,847,678 lượt, doanh thu đạt 6,610 tỉ USD nhưng theo PGS.TS Phạm Trung Lương: “Du lịch nước ta ra đời từ những năm 60 nhưng từ đó đến nay vẫn theo kiểu "làm chay", chưa có thương hiệu du lịch quốc gia”.

Iraq quyết phát triển du lịch dù bạo lực hoành hành

Thứ 7, 24/08/2013 | 20:07
Khi nhắc tới Iraq, người ta hình dung ngay tới khủng bố và bạo lực. Tuy vậy, Chính phủ Iraq đã quyết tâm thay đổi hoàn toàn diện mạo ngành du lịch nước này để giới thiệu một Iraq của “lịch sử và văn minh” tới với bạn bè thế giới.

Lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam tăng mạnh

Thứ 6, 23/08/2013 | 07:48
Đại diện của Văn phòng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) tại Việt Nam vừa cho biết 7 tháng đầu năm 2013, lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam đạt 440 nghìn lượt, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2012.