Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giảm kỷ lục

Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giảm kỷ lục

Thứ 6, 07/10/2022 | 17:34
0
Nhật Bản được cho là đã bán tài sản bằng USD như trái phiếu kho bạc Mỹ để kìm hãm đà lao dốc của đồng Yên.

Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản đã giảm 54 tỷ USD xuống còn 1,238 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2017.

Dữ liệu về dự trữ ngoại hối của Nhật Bản được đưa ra một tuần sau khi các số liệu của Bộ Tài chính nước này cho thấy Tokyo đã chi tới 19,32 tỷ USD để can thiệp vào thị trường tiền tệ vào tháng trước.

Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản bao gồm tiền gửi tại các ngân hàng trung ương ở nước ngoài và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), chứng khoán bao gồm trái phiếu kho bạc Mỹ, vàng, vị thế ròng và quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Bộ Tài chính Nhật Bản không tiết lộ cấu tạo của các loại tiền tệ dự trữ, nhưng một phần lớn trong số đó được cho là bằng đồng USD, vì động thái gần đây của chính phủ Nhật đã gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu trong nước.

Thị trường đồn đoán rằng Tokyo đã bán tài sản bằng USD như trái phiếu kho bạc Mỹ để tiến hành can thiệp nhằm cứu vãn đồng Yên sau khi đồng tiền này chạm đáy 24 năm so với đồng bạc xanh.

Dữ liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản hôm 7/10 càng chứng minh giả định này vì giá trị chứng khoán trong kho dự trữ Nhật Bản đã giảm từ 1,036 nghìn tỷ USD xuống 985,27 tỷ USD vào cuối tháng 8.

Nỗ lực trong nước

Giờ đây, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản lo ngại nhiều hơn về ảnh hưởng của việc đồng Yên giảm mạnh đối với sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Các nhà đầu tư quốc gia này đang theo dõi chặt chẽ dữ liệu can thiệp hàng ngày trong quý III (dự kiến được công bố vào tháng 11) để xem liệu các nhà chức trách Nhật Bản có tiến hành can thiệp mà không có thông báo chính thức hay không.

Việc can thiệp mua đồng Yên, bán USD hiếm khi xảy ra ở Nhật Bản vì quốc gia này từ lâu đã coi xuất khẩu ô tô và đồ điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhật Bản mới chỉ chính thức can thiệp thị trường vào ngày 22/9 khi đồng Yên giảm mạnh xuống gần 146 Yên đổi 1 USD, mức thấp nhất trong 24 năm qua.

Chính phủ Nhật Bản từng chi 2,6 nghìn tỷ Yên vào tháng 4/1998 để cứu đồng Yên khỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98.

Thế giới - Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giảm kỷ lục

Dự trữ đồng USD của Nhật Bản từ 2010 đến nay . Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết, việc chính phủ Nhật Bản mua đồng Yên, bán đồng USD đã có “hiệu quả nhất định” và là lời cảnh báo đối với những nhà đầu cơ đứng phía sau đồng tiền này.

Sau động thái can thiệp của chính phủ Nhật Bản vào cuối tháng 9, đồng USD đã giảm khoảng 5 Yên trong một khoảng thời gian ngắn. Đồng USD sau đó đã phục hồi trở lại và giao dịch trên mức 145 Yên/USD ngày 7/10.

Đồng Yên rẻ hơn được coi là một lợi ích cho các nhà xuất khẩu vì nó tăng lợi nhuận ở nước ngoài, nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí nhập khẩu. Đây là một vấn đề đau đầu đối với một quốc gia nghèo tài nguyên như Nhật Bản giữa lúc chi phí nguyên, nhiên liệu tăng cao do cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Cuộc chiến toàn cầu

Thời gian qua, đồng USD đã tăng kỷ lục so với nhiều loại tiền tệ khác do chính sách thắt chặt mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang, làm rúng động thị trường tài chính. Lạm phát toàn cầu gia tăng, nguyên nhân phía sau hành động của Fed, đã làm giảm giá trị của trái phiếu trên toàn thế giới.

Dữ liệu được công bố trong tuần này cho thấy dự trữ ngoại hối ở các nền kinh tế châu Á khác cũng đang giảm xuống.

Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc cũng vừa chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10/2008, khi các nhà chức trách nước này vào cuộc để chống lại sự sụt giảm của đồng Won.

Thế giới - Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giảm kỷ lục (Hình 2).

Đồng Won giao dịch ở mức thấp nhất gần 13 năm do dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giảm dần. Ảnh: Bloomberg

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và Indonesia cũng sụt giảm trong tháng 9.

Dự trữ ngoại tệ toàn cầu đã giảm khoảng 1 nghìn tỷ USD, tương đương 7,8% trong năm nay xuống còn 12 nghìn tỷ USD.

Việc dự trữ ngày càng cạn kiệt cũng phản ánh sự căng thẳng trên thị trường tiền tệ, khiến các ngân hàng trung ương phải ráo riết hành động để cứu đồng tiền trong nước.

Nguyễn Tuyết (Theo Asia Financial, Mainichi, Reuters, Bloomberg)

Đồng bạc xanh – Lợi và hại khi tăng giá

Thứ 3, 20/09/2022 | 06:00
Giá trị đồng USD liên tục tăng lên gần mức cao nhất trong hơn 2 thập kỷ qua, gây ra nhiều tác động tích cực và cả tiêu cực lên nền kinh tế Mỹ và các quốc gia khác.

Hàng loạt ngân hàng theo chân Fed tăng lãi suất

Thứ 6, 23/09/2022 | 16:13
Sau khi mất quá nhiều thời gian để kiểm soát giá cả leo thang, các quan chức ngân hàng trung ương đã không còn đủ kiên nhẫn.

Nhật Bản tiến tới lấy lại nhịp độ để tránh tụt hậu về kinh tế

Thứ 6, 23/09/2022 | 10:35
Việc đồng Yên Nhật Bản xuống mức thấp nhất trong 24 năm đang tạo cơ hội khách quốc tế tới đất nước này được du lịch và mua sắm với chi phí rẻ hơn.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.