Đưa quản lý xăng dầu về Bộ Công Thương: Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 08/02/2023 | 10:43
Việc thống nhất một đầu mối điều hành, quản lý xăng dầu về Bộ Công Thương sẽ giúp tránh phát sinh bất cập trong tổ chức, thực hiện mặt hàng thiết yếu này.

Các cơ quan chức năng đang trong quá trình sửa đổi Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầucho phù hợp với tình hình mới. Đây là động thái được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng vào tháng 11/2022.

Bộ Tài chính không muốn quản xăng dầu

Trong quá trình soạn dự thảo các văn bản này, việc để Bộ Công Thương làm đầu mối quản lý xăng dầu được 2 Bộ Công Thương và Tài chính có ý kiến qua lại từ cuối năm 2022 đến nay.

Cụ thể, từ đầu tháng 11/2022, Bộ Tài chính đề nghị giao toàn diện vấn đề xăng dầu về cho Bộ Công Thương quản lý, kể cả quyết định giá và chi phí định mức. Theo Bộ Tài chính, việc chuyển quản lý xăng dầu về một đầu mối sẽ tránh được sự chồng chéo, tạo sự chủ động hơn trong điều hành.

Sau đề nghị này, đến đầu năm 2023, trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất trao lại quyền điều hành xăng dầu về Bộ Tài chính còn Bộ Công Thương sẽ phối hợp thực hiện.

Vài ngày sau đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tiếp tục nêu ý kiến cho rằng nên giao về đầu mối là Bộ Công Thương và Bộ Tài chính chỉ kiểm tra theo quy định.

Đến đầu tháng 2 năm nay, trong dự thảo tờ trình sửa đổi hai nghị định nói trên, Bộ Công Thương tiếp tục giữ quan điểm giao toàn bộ điều hành giá xăng dầu và tính toán các chi phí kinh doanh cho Bộ Tài chính. Mới đây nhất, hôm 4/2, trong văn bản gửi tới Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tiếp tục bảo lưu quan điểm giao thống nhất đầu mối quản lý giá xăng dầu về Bộ Công Thương.

Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 10/2022, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ đề xuất chuyển quyền quản lý xăng dầu về một đầu mối thống nhất là Bộ Công Thương, gồm việc điều hành giá, chi phí kinh doanh định mức... Theo ông Phớc, việc này sẽ đảm bảo nguồn cung thuận lợi hơn.

Nên giao đầu mối về Bộ Công Thương

Trong một lần trao đổi với Người Đưa Tin, lãnh đạo của một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhận xét việc 2 Bộ Công Thương và Tài chính có nhiều đề xuất khác nhau trong điều hành xăng dầu giống như việc hai bộ đang “đá bóng” cho nhau trong việc chịu trách nhiệm chính khi điều hành mặt hàng này.

Điều đáng nói, trong năm 2022, khi thị trường xăng dầu có biến động, nguồn cung thiếu hụt, hai Bộ Công Thương và Tài chính cũng đã có nhiều văn bản trao đi đổi lại trong công tác quản lý, điều hành. Và mỗi bộ đều bảo vệ quan điểm riêng về “trách nhiệm” của mình nhưng thị trường vẫn rất chậm có sự thay đổi.

Kinh tế vĩ mô - Đưa quản lý xăng dầu về Bộ Công Thương: Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.

Đánh giá về việc này, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, việc sớm thống nhất để giao đầu mối quản lý xăng dầu về một bộ là rất cần thiết và cần nhanh chóng thực hiện.

Ông Thịnh cho rằng, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý chuyên ngành về kinh doanh xăng dầu, vì vậy, Bộ Công Thương phải là người giúp cho các doanh nghiệp đầu mối, trung gian và các doanh nghiệp bán lẻ xây dựng nên hệ thống tổ chức sản xuất - kinh doanh sao cho đơn giản, phù hợp nhất đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị đề ra.

Hơn nữa, việc xuất nhập khẩu, quản lý cung cầu thị trường, quan hệ mua bán với nhà máy lọc dầu trong nước, tổ chức bán lẻ đều do Bộ Công Thương quản lý. Do đó, giao cho Bộ Công Thương là phù hợp

“Việc giao hết về đầu mối quản lý xăng dầu cho Bộ Công Thương là phù hợp, điều này sẽ giúp việc điều phối của Bộ Công Thương với các doanh nghiệp sẽ sát với thực tiễn”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu.

Đồng quan điểm, ĐBQH Trịnh Xuân An cho rằng, nên đưa về một đầu mối Bộ Công Thương. Ông An phân tích, xăng dầu là hàng hóa, liên quan đến xuất nhập, liên quan đến thị trường, đến điều tiết và Bộ Công Thương sẽ có khả năng, bộ máy, thực hiện được chức năng, nhiệm vụ quản lý.

“Lâu nay, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương là liên bộ nhưng cũng không thể can thiệp sâu vào việc xác định giá. Việc lằng nhằng như vậy khiến việc điều hành không có sự linh hoạt”, ông An nói.

Kinh tế vĩ mô - Đưa quản lý xăng dầu về Bộ Công Thương: Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm (Hình 2).

Việc đưa đầu mối quản lý xăng dầu về Bộ Công Thương là phù hợp với thực tiễn.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cũng nhìn nhận, Bộ Công Thương là cơ quan phù hợp hơn cả trong việc quy đầu mối quản lý xăng dầu.

Hiện, Bộ Công Thương đang quản lý về xăng dầu, từ quy hoạch, xây dựng hệ thống kinh doanh xăng dầu, hệ thống cảng; quản lý về hạn ngạch, cấp hạn ngạch, cấp phép trở thành đầu mối... Vì thế, Bộ này hiểu rõ nhất sự vận hành hệ thống đó, gắn với các chi phí điều hành giá.

Hơn nữa, giao Bộ Công Thương là hợp lý còn bởi phù hợp nội dung Luật Giá đang sửa đổi và thực tế kinh doanh xăng dầu mang đặc thù của kinh doanh thương mại. Còn nếu giao cho Bộ Tài chính là đi ngược với chủ trương sửa đổi Luật Giá đã báo cáo và dự kiến được thông qua vào kỳ họp Quốc hội tháng 5/2023.

Trong Luật Giá, có một chủ trương, định hướng rất quan trọng, đó là phân cấp, phân quyền trong vấn đề quản lý giá cho các bộ, ngành, địa phương. Tức là lĩnh vực hàng hoá do bộ ngành nào quản lý, bộ đó mới nắm sâu được, xem xét các yếu tố đầu vào để quyết định giá. Do đó, đề xuất trao quyền quản lý xăng dầu cho Bộ Tài chính là không phù hợp.

Bên cạnh đó, ông Thoả nhấn mạnh, Bộ Công Thương cũng nên rà soát, đánh giá để giảm bớt số lượng khâu trung gian phân phối xăng dầu; đánh giá kỹ tác động chính sách, nguồn lực tài chính khi sửa đổi quy định về kinh doanh doanh xăng dầu, cũng như nghiên cứu quy định mức chiết khấu tối thiểu để các cửa hàng bán lẻ đảm bảo hoạt động, kinh doanh.

Đại gia xăng dầu miền tây lỗ nặng, gần nửa tài sản là hàng tồn kho

Thứ 7, 04/02/2023 | 18:51
Là doanh nghiệp xăng dầu đầu mối có hơn 550 đại lý ở Tây Nam Bộ, Dầu khí Nam Sông Hậu vừa báo lỗ lần đầu tiên từ khi lên sàn chứng khoán.

Đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Thứ 6, 03/02/2023 | 16:12
Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật thuế bảo vệ môi trường, trong đó đề nghị điều chỉnh tăng mức thuế tối đa trong khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.

Gần 9.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu “kêu cứu” Thủ tướng

Thứ 5, 02/02/2023 | 14:19
Cộng đồng DN bán lẻ xăng dầu gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng góp ý việc sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95, bảo đảm cung ứng xăng dầu ổn định, công bằng lợi ích.

Bộ trưởng Công Thương thừa nhận những yếu kém, cầu thị khắc phục

Thứ 2, 26/12/2022 | 20:49
Ghi nhận những kết quả đạt được trong năm đầy khó khăn, song Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tập trung giải quyết.
Cùng tác giả

Tỷ phú Trần Đình Long viết gì trong tâm thư gửi tới cổ đông Hoà Phát?

Thứ 4, 22/03/2023 | 16:11
Năm 2022 xuất hiện nhiều biến động cả trong và ngoài nước, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của Hoà Phát khi lợi nhuận giảm tới 76% so với năm 2021.

Vi phạm về thuế, Hoa Sen bị xử phạt hơn 730 triệu đồng

Thứ 4, 22/03/2023 | 15:30
Ngoài việc bị xử phạt 733 triệu đồng, Tập đoàn Hoa Sen còn phải khắc phục hậu quả bằng việc nộp đủ số tiền thuế gần 2,1 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Thông điệp “5 tiên phong” Thủ tướng gửi 20 triệu thanh niên Việt Nam

Thứ 4, 22/03/2023 | 15:18
Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và đánh giá rất cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việt Nam đang thiếu khoảng 1 triệu nhân lực công nghệ

Thứ 4, 22/03/2023 | 15:12
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhìn nhận, muốn chuyển đổi số nhanh, phải đào tạo nhân lực và đây là vấn đề cần phải làm nhanh.

Đối thoại với Thủ tướng: Làm sao để người trẻ mua được nhà ở xã hội?

Thứ 4, 22/03/2023 | 10:50
Thủ tướng khẳng định nhà ở rất quan trọng với mỗi người, với thanh niên, bởi từ lúc ra trường - điều lo lắng nhất vẫn là về chỗ ở, ổn định việc làm.
Cùng chuyên mục

Vì sao giá tiêu tăng nhưng nông dân vẫn chưa muốn bán?

Thứ 7, 25/03/2023 | 15:00
Mặc dù giá tiêu đang tăng nhưng nhiều hộ dân trữ tiêu lại chờ giá tốt hơn để bán ra thị trường vì với giá bán hiện nay, người trồng tiêu vẫn chưa có lời.

VSIP cùng 9 tỉnh thành hợp tác phát triển KCN thông minh

Thứ 7, 25/03/2023 | 13:04
VSIP Group cùng 9 tỉnh thành cùng ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển khu công nghiệp thông minh và bền vững.

Giá thịt lợn hơi thấp, người chăn nuôi "ngậm đắng nuốt cay"

Thứ 6, 24/03/2023 | 11:08
Giá lợn hơi tiếp tục duy trì ở mức thấp, chỉ xung quanh 50.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi đang thua lỗ nặng và đang loay hoay tìm cách xoay sở.

Tin vui: Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất thế giới

Thứ 5, 23/03/2023 | 14:32
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu liên tục vượt qua các đối thủ cạnh tranh Thái Lan, Ấn Độ để vươn lên đứng đầu thế giới.

Xuất khẩu gạo tiềm năng, Cần Thơ dành 50.000 ha đất chuyên canh lúa chất lượng cao

Thứ 5, 23/03/2023 | 10:00
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao (CLC) gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”, Tp.Cần Thơ phấn đấu đưa 50.000 ha sản xuất lúa CLC.
     
Nổi bật trong ngày

VSIP cùng 9 tỉnh thành hợp tác phát triển KCN thông minh

Thứ 7, 25/03/2023 | 13:04
VSIP Group cùng 9 tỉnh thành cùng ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển khu công nghiệp thông minh và bền vững.

Giá vàng 25/3: Quay đầu giảm mạnh

Thứ 7, 25/03/2023 | 10:00
Giá vàng trên thị trường thế giới quay đầu đi xuống còn 1.979 USD/ounce, giảm 15 USD so với hôm qua.

Vì sao giá tiêu tăng nhưng nông dân vẫn chưa muốn bán?

Thứ 7, 25/03/2023 | 15:00
Mặc dù giá tiêu đang tăng nhưng nhiều hộ dân trữ tiêu lại chờ giá tốt hơn để bán ra thị trường vì với giá bán hiện nay, người trồng tiêu vẫn chưa có lời.

Giá vàng 26/3: Tuần tới giá vàng tăng hay giảm?

Chủ nhật, 26/03/2023 | 09:13
Trong ngắn hạn, nhiều chuyên gia cùng nhà đầu tư đều dự báo giá vàng vẫn đi lên.

Vì sao hành tỏi Việt "thua" ngay trên sân nhà?

Chủ nhật, 26/03/2023 | 08:23
Hành, tỏi là sản phẩm lợi thế của nhiều địa phương ở Việt Nam nhưng nghịch lý là hiện nay hành, tỏi nhập ngoại lại đang chiếm lĩnh thị trường nội địa.