Đức và nhiều nước khác sẽ gửi vũ khí trực tiếp cho Ukraine

Đức và nhiều nước khác sẽ gửi vũ khí trực tiếp cho Ukraine

Chủ nhật, 27/02/2022 | 08:38
0
Viện trợ lần này bao gồm các loại vũ khí sát thương, như đạn dược, vũ khí chống tăng và vũ khí phòng không, và viện trợ phi sát thương như vật tư y tế.

Đức hôm 26/2 đã đưa ra quyết định lịch sử: Đảo ngược chính sách lâu đời của mình về “không gửi vũ khí đến các khu vực xung đột”.

Từ kho dự trữ của mình, Chính phủ Đức sẽ gửi 1.000 vũ khí chống tăng và 500 hệ thống phòng không Stinger tới Ukraine. Chính phủ Đức cũng đã ủy quyền Hà Lan gửi cho Ukraine 400 bệ phóng tên lửa chống tăng và yêu cầu Estonia gửi 9 xe lựu pháo cũ, trang Politico (Bỉ) cho biết.

Người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết vũ khí sẽ được chuyển giao "càng sớm càng tốt".

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một “bước ngoặt” quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ trật tự sau Thế chiến II trên toàn châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết trong một tuyên bố.

Thế giới - Đức và nhiều nước khác sẽ gửi vũ khí trực tiếp cho Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ảnh hưởng đến toàn bộ trật tự hậu chiến trên toàn châu Âu. Ảnh: Skagit Valley Herald

Cho đến tận trước khi đưa ra quyết định trên, Đức vẫn “vướng mắc” trong chính cái thông lệ lâu đời của mình là không cho phép vũ khí sát thương mà nước này kiểm soát được chuyển vào khu vực xung đột.

Theo Politico, lập trường đó của Đức đã khiến một số quan chức châu Âu hoang mang, thậm chí còn hoang mang hơn sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tấn công toàn diện Ukraine và tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào thủ đô Kiev.

Sự thay đổi của Đức diễn ra khi nhiều đồng minh phương Tây đang vận động gửi cho Ukraine nhiều súng, đạn dược và thậm chí cả hệ thống phòng không khi lực lượng Nga tấn công các thành phố lớn của Ukraine.

Sự đảo ngược này có thể đồng nghĩa với sự gia tăng nhanh chóng viện trợ quân sự của châu Âu dành cho Ukraine, vì phần lớn vũ khí và đạn dược của Lục địa này đều mang dấu ấn của ngành sản xuất của Đức, cho phép Berlin kiểm soát hợp pháp đối với việc chuyển giao vũ khí của các bên.

Tuy nhiên, lập trường thay đổi của Berlin không nhất thiết có nghĩa là tất cả các yêu cầu vận chuyển vũ khí sẽ được chấp thuận, vì mỗi trường hợp được quyết định riêng.

Trước diễn biến hôm 26/2, các quan chức cấp cao của Ukraine đã phàn nàn gay gắt trong nhiều tuần về việc Đức từ chối cho phép chuyển giao các chuyến hàng vũ khí để tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine.

Cụ thể, Estonia cho biết họ muốn gửi một số xe lựu pháo cũ cho Ukraine nhưng không nhận được sự chấp thuận từ Đức. Estonia đã mua số vũ khí này từ Phần Lan, nhưng vẫn cần sự đồng ý của Đức trong việc chuyển giao vì vốn lô xe pháo này là do Đức bán cho Phần Lan.

Thế giới - Đức và nhiều nước khác sẽ gửi vũ khí trực tiếp cho Ukraine (Hình 2).

Một quân nhân Ukraine được nhìn thấy tại địa điểm xảy ra cuộc đụng độ với quân đội Nga ở Kiev. Ảnh: DW

Theo Sky News (Anh), quyết định của Đức được đưa ra sau khi hơn 20 quốc gia, bao gồm cả Anh và Mỹ, đã đồng ý cung cấp thêm vũ khí, vật tư y tế và viện trợ quân sự khác cho Ukraine.

Sky News dẫn một nguồn tin quốc phòng cho biết, Vương quốc Anh đã đề nghị tiến hành "các hoạt động hậu cần" để hỗ trợ việc vận chuyển viện trợ cho Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã tổ chức một hội nghị trực tuyến với các nhà tài trợ viện trợ quân sự vào tối 25/2. Khoảng 25 quốc gia, bao gồm Mỹ và Canada cùng một số nước ngoài NATO, đã tham gia hội nghị và tất cả đều nói rằng họ sẽ tiếp tục đóng góp viện trợ.

Ba Lan đã bắt đầu gửi đạn dược bằng đường bộ, trong khi Estonia và Latvia hôm 25/2 cho biết họ đang bắt đầu vận chuyển nhiên liệu, vũ khí chống giáp Javelin và vật tư y tế tới biên giới Ukraine để chuyển giao cho các lực lượng Ukraine. Trong một diễn biến khác, Cộng hòa Séc cho biết họ sẽ gửi súng và đạn dược, và Slovakia cho biết họ sẽ gửi đạn dược, dầu diesel và dầu hỏa.

Từ hôm 26/2, nhiều quốc gia hơn bắt đầu tham gia.

Hà Lan cho biết họ sẽ gửi 200 hệ thống phòng không Stinger tới Ukraine - đây thường là loại viện trợ quân sự được yêu cầu hàng đầu của các binh sĩ và quan chức Ukraine. Và Bỉ tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine 2.000 súng máy và 3.800 tấn nhiên liệu.

Bên kia Đại Tây Dương, Mỹ hôm 26/2 cũng tăng cường hỗ trợ quân sự ngay lập tức cho Ukraine, ủy quyền lên tới 350 triệu USD để giúp tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine.

Minh Đức

Mỹ sẽ cấp 600 triệu USD hỗ trợ quân sự ngay lập tức cho Ukraine

Thứ 7, 26/02/2022 | 14:11
Hỗ trợ trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh các nhà chức trách ở Kiev kêu gọi người dân tìm kiếm hoặc ở yên trong các nơi trú ẩn.

Đêm không bình yên ở Ukraine

Thứ 6, 25/02/2022 | 12:54
Mọi người nên chuẩn bị hành lý với những thứ cần thiết như thuốc men và giấy tờ, Thị trưởng Kyiv cảnh báo.

Mỹ và đồng minh phản ứng với động thái của Tổng thống Putin

Thứ 5, 24/02/2022 | 14:11
Ngay sau tuyên bố của ông Putin, những tiếng nổ lớn đã được nghe thấy ở Kiev, Kharkov và các khu vực khác của Ukraine.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine

Thứ 5, 24/02/2022 | 10:55
Ông Putin cũng cảnh báo các lực lượng bên ngoài không can thiệp.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.