Đừng để bài toán nguồn nhân lực trở thành rào cản phục hồi du lịch

Đừng để bài toán nguồn nhân lực trở thành rào cản phục hồi du lịch

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 7, 27/08/2022 | 14:35
0
Sau khoảng thời gian dài “ngủ đông” vì tác động của dịch Covid-19, các doanh nghiệp du lịch vẫn đang áp lực khi phải “chạy đua” tuyển dụng nhân sự có chất lượng.

Nhân sự vừa thiếu vừa yếu

Trên chuyến xe đi Tp.Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) nghỉ mát với công ty vào tháng 6/2022 mới đây, Xuân Anh, 28 tuổi, ngụ Tp.HCM nhìn các hướng dẫn viên say sưa làm việc mà chợt nhớ nghề cũ. Xuân Anh từng là một hướng dẫn viên du lịch nội địa. Vào những mùa cao điểm, thu nhập của cô gấp đôi bình thường.

Nhưng đại dịch Covid-19 từ 2 năm trước khiến Xuân Anh không thể theo đuổi với nghề. Cô chuyển sang làm thư ký kinh doanh cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài đến nay đã gần 1 năm.

Nhiều doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch cũng thừa nhận, trong lúc ngành du lịch bứt phá khi khách liên tục “chốt đơn”, khi giá tour nội địa cao hơn cả tour nước ngoài thì họ vẫn gặp khó khăn bởi lực lượng nhân sự thiếu hụt chứ đừng nói lao động có tay nghề, có trình độ.

Ông Nguyễn Minh Mẫn - Giám đốc Truyền thông TST Tourist cũng cho biết, chỉ khoảng 60% nhân sự cũ quay trở lại làm việc sau dịch. Ngay cả việc tuyển dụng các sinh viên cũng khó vì đối tượng này chưa định hướng được nghề nghiệp để cùng doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Kinh tế vĩ mô - Đừng để bài toán nguồn nhân lực trở thành rào cản phục hồi du lịch

Nhân sự là bài toán lớn đối với các địa phương có ngành du lịch phát triển sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Tp.HCM đánh giá: “Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế xã hội và đời sống, trong đó ngành du lịch chịu ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện. Số lượng du khách cũng như doanh thu du lịch đã sụt giảm mạnh, tăng trưởng của ngành du lịch giảm sâu, nhiều người lao động phải rời ngành để tìm kiếm việc làm khác”.

Ngành du lịch có hơn 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nhiều doanh nghiệp phải chuyển loại hình kinh doanh hoặc đóng cửa, nhiều người lao động phải rời ngành để tìm kiếm việc làm khác.

Đến thời điểm hiện nay, với hiệu quả của các chính sách phòng chống dịch và chiến lược phủ vắc-xin trên diện rộng của chính phủ và các địa phương, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đời sống kinh tế xã hội đang bắt đầu trở lại trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn đang đang đứng trước một số khó khăn, thách thức mới.

“Một trong những khó khăn lớn nhất đối với ngành du lịch hiện nay là nguồn nhân lực. Thách thức này không chỉ đối với Việt Nam, mà tất cả các nước trong khu vực, trên thế giới đều đang phải đối diện”, bà Ngọc Hiếu chỉ ra.

Nếu như trước dịch Covid-19, ngành du lịch Thành phố này trăn trở về nguồn nhân lực không đồng đều về chất lượng, tính chuyên nghiệp, thì sau tác động ảnh hưởng của dịch Covid-19, vấn đề đáng lo ngại là tình trạng nguồn nhân lực đang trở nên thiếu và yếu cả về chất lượng và số lượng.

Nguyên nhân do sự chuyển dịch về nguồn lao động giữa các ngành nghề, giữa các địa phương, do thời gian gián đoạn, đứt gãy chuỗi hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; 80% lực lượng lao động du lịch nghỉ việc hoặc chuyển đổi ngành nghề.

Cần giải pháp trước mắt và lâu dài

Theo các chuyên gia, để giải quyết bài toán nguồn nhân lực cho ngành du lịch, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng, tiết kiệm chi phí... cho cả hai bên.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thừa Thiên - Huế, cho rằng khi du lịch quay lại, vấn đề hàng đầu là nguồn nhân lực, bởi ngành này có đặc trưng là nhân lực phục vụ chiếm hơn một nửa chất lượng sản phẩm.

Theo ông Thắng, đây là bài toán đặt ra cho các cơ quan quản lý du lịch, các đơn vị kinh doanh. Nếu không giải quyết được vấn đề này, chất lượng phục vụ sẽ giảm và khách có nguy cơ không quay trở lại.

“Để giải quyết bài toán nhân sự du lịch, các doanh nghiệp cần có chính sách tốt để kêu gọi những nhân viên đã nghỉ quay lại, đầu tư thêm kinh phí để đào tạo nhân lực mới và liên kết các trường du lịch cho sinh viên đến làm ở các cơ sở. Tuy nhiên, thị trường khách phải ổn định”, ông Thắng chỉ ra.

Kinh tế vĩ mô - Đừng để bài toán nguồn nhân lực trở thành rào cản phục hồi du lịch (Hình 2).

Sau 2 năm hoạt động cầm chừng, nhiều hướng dẫn viên, thuyết minh viên,... ngành du lịch đã chuyển nghề.

Còn theo Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng, các hoạt động ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp không phải chỉ diễn ra trong 1-2 năm mà cần được duy trì, phát huy trong những thời gian tiếp theo để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng làm việc cho người lao động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và thị trường lao động nói chung.

Chính vì vậy, ngoài sự kết hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp, các ngành liên quan cần tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực phối hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo, đào tạo lại và cung ứng nguồn nhân lực.

Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nói: “Trong điều kiện bình thường mới, cần rà soát nguồn nhân lực du lịch, nhận diện rõ những hạn chế, yếu kém, thiếu hụt về chuyên môn nghiệp vụ của từng bộ phận; nghiên cứu nhu cầu thị trường, dự báo phát triển du lịch để tính toán nhu cầu đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo của từng địa phương, cơ sở”.

Cùng với đó, theo ông Bình, cần có chính sách về lương, môi trường làm việc... tốt, cho người lao động hưởng lương theo bậc, năng lực để khuyến khích họ nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề.

“Giải pháp cấp bách trong hỗ trợ nhân lực là rà soát các chính sách hỗ trợ của nhà nước, bổ sung, điều chỉnh và tổ chức triển khai các gói hỗ trợ tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp du lịch, khu, điểm tham quan, di tích. Cần rà soát và thành lập mạng lưới lao động du lịch địa phương theo đầu mối các doanh nghiệp, thông qua hệ thống liên lạc linh hoạt, nhằm đảm bảo bổ sung nhân lực du lịch phù hợp với hoạt động du lịch nội địa, du lịch quốc tế, đáp ứng các quy định về phòng, chống dịch Covid-19…” ông Bình đề xuất.

Tại hội nghị Tuyển sinh - đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng năm 2022 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức hồi cuối tháng 4/2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho biết, nhân lực du lịch trở nên thiếu hụt nghiêm trọng sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các doanh nghiệp lữ hành rơi vào khủng hoảng, 90-95% doanh nghiệp dừng hoạt động, chuyển ngành nghề, đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự.

Nếu như năm 2019, Việt Nam có 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch thì đến năm 2020, gần 80% nhân sự của ngành này bị cắt giảm bởi ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Năm 2021, chỉ 25% lao động trong số còn lại làm việc đủ thời gian.

Nhân sự ngành du lịch “ngạt thở” trước “sóng” Covid-19

Thứ 7, 08/08/2020 | 06:55
Kinh doanh khó khăn, không ít doanh nghiệp du lịch đã phải cho nhân viên nghỉ thay phiên, nghỉ việc tạm thời, giảm thu nhập do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nuôi hy vọng khi du lịch nội địa khởi sắc trở lại nhờ các chương trình kích cầu, một lần nữa, ngành công nghiệp không khói này lại phải đối mặt với khó khăn.

Đào tạo manh mún là nguyên nhân thiếu nhân sự cấp cao ngành du lịch

Thứ 6, 27/09/2019 | 15:33
Du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng với nền kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, sự đổi mới về cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch và diện mạo của các điểm đến… Tuy nhiên, dường như câu chuyện về nhân lực du lịch lại đang là “điểm trừ” của du lịch Việt Nam khi chưa có dấu hiệu cải thiện.
Cùng tác giả

Tp.HCM cảnh báo tội phạm mua bán người sau vụ 2 bé gái bị bắt cóc

Thứ 6, 12/04/2024 | 06:31
Công an Tp.HCM thực hiện thống kê, lập danh sách các đối tượng liên quan đến tội phạm mua bán người trên địa bàn để tăng cường nắm tình hình.

Tp.HCM xử lý vi phạm hành chính đối với 24 dự án chậm cấp sổ hồng

Thứ 5, 11/04/2024 | 22:06
Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện có 30.061 căn hộ đủ điều kiện cấp sổ hồng nhưng chủ đầu tư và người mua nhà chưa nộp hồ sơ.

Tp.HCM tăng cường xử lý "xe dù, bến cóc" dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 11/04/2024 | 21:55
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5.

Tháo gỡ điểm nghẽn để ngành mía đường phát triển ổn định

Thứ 6, 05/04/2024 | 16:01
Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh chênh lệch nhu cầu và nguồn cung.

Doanh nghiệp ngành gỗ thích ứng linh hoạt để đạt mục tiêu xuất khẩu

Thứ 5, 04/04/2024 | 14:00
Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất đang gặp nhiều thách thức trong ngắn hạn nhưng vẫn còn dư địa để mở rộng thị phần trong tương lai.
Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.