Được chớ mừng, mất chớ buồn

Được chớ mừng, mất chớ buồn

Thứ 3, 17/12/2013 | 12:13
0
Trong kiếp nhân sinh không có gì là ngẫu nhiên, xét đến sâu xa thì đều có căn nguyên duyên nghiệp mà thành.

Con người ta từ lúc thơ ấu đã biết định nghĩa rõ ràng về hai chữ “được” và “mất”. Một đứa trẻ con được cho bánh, kẹo hay đồ chơi thì thích thú nhưng nếu bảo nó chia sẻ cho một đứa trẻ khác thì nó đâu có chịu.

Theo năm tháng trưởng thành, ý niệm được mất cũng lớn lên theo con người. Dĩ nhiên khi lớn, người ta không còn tham lam một cách lộ liễu như thời trẻ con. Người ta biết sẻ chia hơn theo những quy chuẩn chung của xã hội. Nhưng dù sao thì “được” vẫn thích hơn là “mất”.

Được một ai đó quý mến làm ta kiêu hãnh nhất là được cấp trên cưng chiều thì lại càng tự hào. Được cho, được tặng quà cáp vật chất thì vui mừng khôn xiết. Ngược lại, mất một món đồ dù nhỏ cũng hậm hực mất vài ngày.

Thiền++ - Được chớ mừng, mất chớ buồn

Mọi chuyện được mất trong đời đều do ở chính ta.

Cuộc sống con người vì thế cứ loay hoay hết ngày này sang tháng khác trong cái vòng được mất đó. Ấy chính đó là luân hồi dẫn ta đi hết bến mê này đến bến mê khác. Tham được tiền thì tìm đủ mọi cách để kiếm tiền thậm chí dùng cả những thủ đoạn không chính đáng để rồi kẻ thì vào tù ra tội vì tiền, kẻ thì ngồi trên đống tiền mà vẫn than bất hạnh.

Con người ai cũng thích được mà sợ mất, nhưng lại không biết rằng mỗi lần mất là ta đã trả được một món nợ. Vì theo thuyết nhân duyên nghiệp báo của nhà Phật, mọi sự đều có nguyên nhân gọi là nhân duyên. Khi các duyên hợp lại thì sự việc xảy ra. Nhân duyên có thể do chính ta tạo ra ở kiếp này hoặc kiếp trước hoặc có khi là ta phải gánh nghiệp duyên của đời cha ông ta. Dân gian ta có câu “đời cha ăn mặn đời con khát nước” chính là một câu nói biểu thị triết lý nhân duyên.

Nếu sống trong đời, có một ai đó luôn luôn đen đủi, gặp hết vận đen này đến vận đen khác chẳng qua là vì anh ta đang phải trả những món nợ của anh ta từ trước. Đến khi các món nợ dần dần vơi đi, đời anh ta sẽ tươi sáng hơn. Tất nhiên, nếu ở những nghiệp duyên trước, anh ta làm phúc giúp đỡ người khác (về tiền bạc hay về bất cứ điều gì) thì anh ta cũng sẽ được trả những nợ ấy qua những may mắn đến với anh ta.

Được với mất như hai mặt âm dương. Có mất (cho đi) thì mới có được. Được nhiều mà không chịu chia sẻ với xã hội, không chịu làm phúc giúp đỡ người khác (không chịu mất) thì cũng chẳng bền vì một lúc nào đó phúc duyên cũng hết.

Rốt cuộc lại, mọi chuyện được mất trong đời đều do ở chính ta. Ta muốn được nhiều thì ta phải cho đi nhiều để tạo ra cái nhân duyên tốt. Ta muốn được thì ta cũng phải vui lòng với những cái mất mát bất ngờ xảy ra dù nặng dù nhẹ. Vì đó mỗi lần như thế là ta đã trả được một món nợ của ta từ tiền kiếp hoặc trả nợ thay cho gia đình, cha ông đời trước. Hiểu được lẽ đó để bình tĩnh đối diện với được mất thì ta không bị nó đưa đi trong cái vòng quay cuồng mà tâm ta luôn an lạc.

Hương Quỳnh

Chùa Mạc Thượng, nơi cưu mang những sinh linh bị bỏ rơi

Thứ 4, 23/10/2013 | 11:01
Hơn 4 năm kể từ ngày sư thầy Thích Đàm Quyết cưu mang bé gái đầu tiên, cho tới nay đã có 8 cháu bé được nhà chùa Mạc Thượng (xóm 2, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam) cũng các phật tử nuôi dưỡng, dù khó khăn thiếu thôn trăm bề nhưng sư thầy vẫn cố gắng xoay sở, nuôi dưỡng 8 bé được nên người.

Tự do, tự tại theo dòng chảy của nhân duyên nghiệp quả

Thứ 7, 14/09/2013 | 08:20
Nhu yếu của con người là mong sao cho đời sống của mình luôn luôn được thảnh thơi, an vui và hạnh phúc. Để đạt được mục đích đó, con người cần phải cố gắng, nỗ lực suy tính và vạch ra nhiều phương cách nhằm đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống.

Câu chuyện thiền môn: Duyên xưa nghiệp cũ

Thứ 6, 22/11/2013 | 14:29
Câu chuyện xẩy ra ở một nhà giàu tại Trung Quốc ngày xưa. Truyền thống "Cải gia vi tự" (biến nhà thành chùa) bắt nguồn từ đấy.

Phật giáo coi cầu nguyện là trạng thái tâm lý tham (2)

Thứ 5, 21/11/2013 | 20:15
Thực ra, tinh thần cầu nguyện của đạo Phật nhằm thay đổi những tín ngưỡng dân gian có hại cho con người, như cúng sao giải hạn, xin xăm cầu đảo, nên chư Tổ phương tiện lập ra cầu an, cầu siêu để chuyển hình thức mê tín dị đoan đã len lỏi vào căn nhà Phật giáo từ bấy lâu nay.

Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín

Thứ 6, 07/06/2013 | 17:25
Chúng ta có thể xem xét định mệnh bằng con mắt cẩn trọng, có thể dò tìm nhân duyên bằng trái tim thao thức, nhưng không có nghĩa là mê tín. Mê tín là cách nhìn mù quáng mà ngay cả các tôn giáo cũng từ chối mê tín. Mê tín là gì? Nó ngược nghĩa vơi xác tín.

Góc khuất nhân quả

Thứ 5, 28/11/2013 | 08:39
Bác Tư của tôi không uống rượu, nhưng mỗi khi có bạn bè đến nhà chơi thì ông mua rượu về thết đãi bạn bè. Ông là người rất hiếu khách, coi trọng tình bằng hữu và cũng ham vui. Bạn bè đến ăn nhậu, ca hát, ngủ nghỉ tự nhiên như ở nhà mình, bác tôi không câu nệ, chấp nhất, vì thế ai cũng quý mến ông.

Chùa Mạc Thượng, nơi cưu mang những sinh linh bị bỏ rơi

Thứ 4, 23/10/2013 | 11:01
Hơn 4 năm kể từ ngày sư thầy Thích Đàm Quyết cưu mang bé gái đầu tiên, cho tới nay đã có 8 cháu bé được nhà chùa Mạc Thượng (xóm 2, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam) cũng các phật tử nuôi dưỡng, dù khó khăn thiếu thôn trăm bề nhưng sư thầy vẫn cố gắng xoay sở, nuôi dưỡng 8 bé được nên người.

Tự do, tự tại theo dòng chảy của nhân duyên nghiệp quả

Thứ 7, 14/09/2013 | 08:20
Nhu yếu của con người là mong sao cho đời sống của mình luôn luôn được thảnh thơi, an vui và hạnh phúc. Để đạt được mục đích đó, con người cần phải cố gắng, nỗ lực suy tính và vạch ra nhiều phương cách nhằm đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống.

Câu chuyện thiền môn: Duyên xưa nghiệp cũ

Thứ 6, 22/11/2013 | 14:29
Câu chuyện xẩy ra ở một nhà giàu tại Trung Quốc ngày xưa. Truyền thống "Cải gia vi tự" (biến nhà thành chùa) bắt nguồn từ đấy.

Phật giáo coi cầu nguyện là trạng thái tâm lý tham (2)

Thứ 5, 21/11/2013 | 20:15
Thực ra, tinh thần cầu nguyện của đạo Phật nhằm thay đổi những tín ngưỡng dân gian có hại cho con người, như cúng sao giải hạn, xin xăm cầu đảo, nên chư Tổ phương tiện lập ra cầu an, cầu siêu để chuyển hình thức mê tín dị đoan đã len lỏi vào căn nhà Phật giáo từ bấy lâu nay.

Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín

Thứ 6, 07/06/2013 | 17:25
Chúng ta có thể xem xét định mệnh bằng con mắt cẩn trọng, có thể dò tìm nhân duyên bằng trái tim thao thức, nhưng không có nghĩa là mê tín. Mê tín là cách nhìn mù quáng mà ngay cả các tôn giáo cũng từ chối mê tín. Mê tín là gì? Nó ngược nghĩa vơi xác tín.

Góc khuất nhân quả

Thứ 5, 28/11/2013 | 08:39
Bác Tư của tôi không uống rượu, nhưng mỗi khi có bạn bè đến nhà chơi thì ông mua rượu về thết đãi bạn bè. Ông là người rất hiếu khách, coi trọng tình bằng hữu và cũng ham vui. Bạn bè đến ăn nhậu, ca hát, ngủ nghỉ tự nhiên như ở nhà mình, bác tôi không câu nệ, chấp nhất, vì thế ai cũng quý mến ông.