Duterte thực sự đã giết chết liên minh Philippines-Mỹ?

Duterte thực sự đã giết chết liên minh Philippines-Mỹ?

Thứ 3, 22/11/2016 | 10:30
0
Các liên minh của Mỹ từ châu Á-Thái Bình Dương đến châu Âu và Trung Đông đang ở trạng thái dễ bị tổn thương chưa từng thấy.

Tờ National Interest ngày 21/9 đăng tải bình luận của tác giả Harry H. Sa cho rằng các liên minh của Mỹ từ châu Á-Thái Bình Dương đến châu Âu và Trung Đông đang ở trạng thái dễ bị tổn thương chưa từng thấy.

Điển hình của tình trạng này là mối quan hệ rạn nứt ngày càng tăng gần đây giữa Mỹ với Philippines. Kể từ khi lên cầm quyền, mối quan hệ giữa tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và người đồng cấp Mỹ Barack Obama đã có nhiều vết nứt.

Thế giới - Duterte thực sự đã giết chết liên minh Philippines-Mỹ?

 Các liên minh của Mỹ từ châu Á-Thái Bình Dương đến châu Âu và Trung Đông đang ở trạng thái dễ bị tổn thương chưa từng thấy. Ảnh National Interest.

Không rõ vô tình hay cố ý, ông Duterte đã dành những từ gay gắt và không phù hợp để nhận xét về ông Obama dẫn tới việc Nhà Trắng hủy bỏ cuộc họp giữa 2 nhà lãnh đạo này  tại Lào. Vài tuần sau, ông Duterte ra tuyên bố đề nghị lực lượng đặc biệt mỹ chấm dứt hoạt động của họ ở Mindanao và ám chỉ một sự thay đổi trong quan hệ với Trung Quốc và Nga. Những động thái này đã khiến các chuyên gia đặt ra câu hỏi rằng liệu liên minh Mỹ-Philippines có sống sót trong nhiệm kỳ của ông Duterte.

Việc bảo vệ hiệp ước Mỹ-Philippines không phải là cơn đau đầu duy nhất ông Obama phải đối mặt ở cuối nhiệm kỳ của mình. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã nhiều lần đặt ra câu hỏi về giá trị của NATO và đe dọa sẽ rút khỏi liên minh này nếu các thành viên châu Âu khác không chia sẻ gánh nặng tài chính với Washington. Ông Trump cũng đặt ra những câu hỏi tương tự đối với đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ngay cả trong quan hệ với Israel, một đồng minh lâu năm của Mỹ và nhận được sự ủng hộ rỗng rãi của lưỡng đảng, cũng đang giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử và đối mặt với sự chỉ trích rộng rãi trong công chúng Mỹ.

Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, chính sách đối ngoại của một quốc gia không phụ thuộc nhiều vào ý tưởng bất chợt của một cá nhân. Trong cuối những năm 1970, liên minh Mỹ và Hàn Quốc từng đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng nhất. Tổng thống Jimmy Carter trong quá trình vận động tranh cử đã hứa sẽ đơn phương rút tất cả các lực lượng hạt nhân và quân đội Mỹ ra khỏi bán đảo Triều Tiên.

Trong suốt nhiệm kỳ, ông đã cố gắng thực hiện lời hứa này. Nửa nhiệm kỳ đầu tiên, ông cố gắng rút hơn 3.000 quân và hơn một nửa lực lượng hạt nhân của Mỹ tại Hàn Quốc, nhưng sau đó Quốc hội và quân đội đã thuyết phục ông từ bỏ kế hoạch này. Mặc dù lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc hiện nay đã giảm đáng kể so với ban đầu, nhưng liên minh Mỹ-Hàn vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và kiên trì tới tận ngày nay.

Đây không phải là lần đầu tiên mối quan hệ Mỹ-Israel đối mặt với áp lực như vậy. Hệ quả của Chiến tranh Lạnh, Israel đã nhận hàng trăm ngàn người tị nạn từ Liên Xô với hy vọng bắt đầu lại ở miền đất hứa. Sau đó,  Thủ tướng Yitzhak Shamir quay sang Mỹ xin bảo lãnh cho một khoản vay trị giá hàng tỷ USD để giúp hỗ trợ những người tị nạn. Tuy nhiên, cùng lúc đó, hàng ngàn người cánh hữu tìm cách biến Bờ Tây và Dải Gaza thành nhà của họ. Năm 1992, Tổng thống George HW Bush từ chối bảo lãnh cho khoản vay của Israel trừ phi Thủ tướng Shamir đồng ý rút quân ra khỏi các vùng chiếm đóng.

Mối quan hệ giữa Bush và Shamir không giống như Obama và Netanyahu. Nó chưa đầy căng thẳng và thái độ khinh thị lẫn nhau. Tuy nhiên, Tổng thống Bush cuối cùng đã nhượng bộ. Những bất đồng trong quá khứ đã không thể ngăn cản chính quyền Obama ký kết thỏa thuận cung cấp cho Israel khoản viện trợ quân sự trị giá kỷ lục, tới 38 tỷ USD, trong thập kỷ tới.

Vì vậy, theo tác giả bài viết, liên minh Mỹ-Philippines có thể bị bị lung lay nhưng gần như chắc chắn là không bị phá vỡ.

Nguyên do thứ nhất là lời đe dọa của ông Duterte nhắm ào lực lượng Mỹ ở miền Nam Philippines là không có gì đáng lo ngại. Số lượng binh sĩ Mỹ còn ở khu vực này còn khoảng 200 người. Họ là tàn dư của lực lượng chống khủng bố Operation Enduring Freedom - Philippines (OEF-P).

Bình luận hiếu chiến của ông Duterte diễn ra  trong bối cảnh hoạt động đã chính thức kết thúc hơn 1 năm trước và các binh sĩ đã được rút gần hết. Lời kêu gọi này sẽ có nhiều “hấp dẫn” hơn nếu được đưa ra trong thời kỳ đỉnh cao của hoạt động OEF-P tại Mindanao, tác giả bài viết bình luận.

Theo ông, động thái này của ông Duterte là một động thái có nguy cơ thấp và giúp củng cố hình ảnh công chúng của ông là một nhà lãnh đạo “miễn dịch” với các áp lực từ phía Mỹ.

Bất kể những mối rạn nứt gia tăng trong quan hệ Mỹ-Philippines, nhưng các mối đe dọa thực sự là không có. Bằng chứng là Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Jr ngay sau đó đã lên tiếng đính chính rằng việc rút lính Mỹ ra khỏi Mindanao chỉ là một biện pháp tạm thời, không phải là một sự thay đổi trong chính sách của Washington-Manila.

Chính phủ Mỹ, ngược lại, thông báo rằng không có yêu cầu chính thức từ phía Philippines và cả hai bên sau đó cũng đã nhanh chóng khẳng định lại các cam kết đồng minh vững chắc với nhau.

Thứ hai, cả hai bên đều còn có rất nhiều mối đe dọa chung cần phải đối phó và không thể ngăn chặn điều đó nếu thiếu nhau. Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn còn lo lắng về Triều Tiên, Philippines vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Israel vẫn đang bị bao quanh bởi các cường quốc thù địch.

Theo tác giả, việc các nước này duy trì quan hệ hợp tác an ninh mật thiết với Mỹ là vì lợi ích của họ.

Harry H. Sa là một nhà phân tích tại Chương trình Hoa Kỳ thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược của Trường Nghiên cứu Quốc tế (RSIS) có trụ sở tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

 Hoàng Hải 

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.