PV: Hiệp định Hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc sẽ hết hiệu lực vào tháng 6/2019. Xin ông cho biết khi Hiệp định hết hiệu lực, vùng đánh cá chung sẽ ra sao? Theo ông, chúng ta nên có những chuẩn bị gì khi Hiệp định hết hiệu lực và liệu có cần đến một Hiệp định hợp tác tương tự để thay thế?

Ðiều 22 của Hiệp định Hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ VN-TQ quy định:

1. Hiệp định này, sau khi được hai Bên ký kết hoàn thành trình tự pháp luật của mỗi nước, sẽ có hiệu lực vào ngày được thỏa thuận trong văn kiện trao đổi giữa Chính phủ hai nước.

2. Hiệp định này có hiệu lực trong vòng 12 năm và mặc nhiên gia hạn thêm 3 năm. Sau khi thời gian gia hạn kết thúc, việc hợp tác tiếp theo do hai Bên ký kết hiệp thương thỏa thuận. Hiệp định này được ký tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

Như vậy, Hiệp định này sẽ chấm dứt hiệu lực sau 15 năm phát huy tác dụng điềuchỉnh các quan hệ liên quan đến nghề cá giữa Trung Quốc và Việt Nam trong “Vùng đánh cá chung” được xác định cụ thể, chi tiết, tại phần II, Ðiều 3:

“Hai Bên ký kết nhất trí thiết lập Vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 200 Bắc và cách đường phân định được xác định trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là “Ðường phân định”) 30,5 hải lý về mỗi phía”. Hiệp định Hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc được ký kết đồng thời với Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000.

Là người trực tiếp tham gia đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ, tôi cũng xin cung cấp thêm thông tin để bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa của sự kiện này:

1. Trong quá trình đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc đã chủ động đềxuất việc ký kết Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ mà phạm vi điều chỉnh của nó được gọi là “Vùng đánh cá chung” trong vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc lập luận rằng đây là giải pháp quá độ để tạo điều kiện cho ngư dân địa phương liên quan của hai nước đã từng đánh bắt cá trong vịnh Bắc Bộ theo truyền thống có thời gian chuyển đổi kế sinh nhai. Sau khi nghiên cứu, cân nhắc kỹ, phía Việt Nam đã đồng ý ký kết Hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ, vì những lý do sau đây:



1.1. Hiệp định hợp tác nghề cá trong vùng biển đã có đường phân định cuối cùng cũng là một tiền lệ của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Nhiều quốc gia ven biển khi ký kết Hiệp ước Hoạch định biển cũng có tính đến việc áp dụng giải pháp quá độ này. Bởi vì, suy cho cùng việc phân định vùng biển chồng lấn cũng xuất phát từ mục tiêu là tạo ra môi trường ổn định bền vững cho việc khai thác hải sản có hiệu quả nhất, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của cộng đồng ngư dân.

1.2. Việc ký Hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ xuất phát từ chủ trương đúng đắn, trước sau như một, của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc duy trì và củng cố mối quan hệ mọi mặt với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc, theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhau, thượng tôn pháp luật.

1.3. Việc ký kết Hiệp định này bắt nguồn từ truyền thống “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” trong bang giao với nước láng giềng phương Bắc; phát huy bản chất hòa hiếu, nhân văn của Dân tộc Việt Nam trongquan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Nhân dân Trung Quốc được vun đắp, duy trì qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

1.4. Việc ký kết Hiệp định này không làm thay đổi nội dung của Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ đã được ký kết theo đúng nguyên tắc công bằng và hoàn toàn phù hợp với thủ tục pháp lý hiện hành của mỗi nước. Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000 xác định một cách chuẩn xác, rõ ràng đường phân định, đi qua 21 điểm được thể hiện trên bộ hải đồ do 2 bên hợp tác thành lập, đã phân chia rõ ràng phạm vi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi nước. Vì vậy, khi tính đến một hình thức hợp tác nào đó, dù là hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật hay an ninh, quốc phòng… hai bên đều phải tuyệt đối tuân thủ Hiệp ước phân định này.


2. Như vậy, khi đến hết thời hạn thi hành (15 năm), Hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ sẽ chấm dứt hiệu lực. Hai phía Việt Nam và Trung Quốc cần phải chấp hành đầy đủ nội dung Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000 để xử lý tất cả các quan hệ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng xảy ra trong phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình. Để phát huy hiệu lực của Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ, thiết nghĩ chúng ta nên:

2.1. Cần tiếp tục phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về các nội dung của Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân, trực tiếp hay gián tiếp, hoạt động trong vịnh Bắc Bộ. Phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải được triển khai dưới nhiều hình thức, theo những nội dung đượcchuẩn bị ở những mức độ khác nhau.

2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn và phương tiện thực thi pháp luật của các cánbộ chiến sỹ thuộc các lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Biên phòng, Hải quan…. Chú trọng nâng cao khả năng hoạt động và trình độ “hợp đồng tác chiến” giữa các lực lượng có liên quan trong từng tình huống giả định cụ thể có thể xảy ra. Cần tính đến vai trò của các cơ quan tư pháp, luật sư, chuyên gia pháp lý trong quá trình thụ lý các vụ vi phạm để đưa ra xét xử dùng thủ tục pháp lý hiện hành.

2.3. Để giúp cho các tổ chức và lực lượng nói trên có thể xác định và xử lý chuẩnxác các vi phạm xảy ra tại các vùng biển cụ thể thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, cần nhanh chóng công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ, bổ sung và điều chỉnh nội dung Tuyên bố về đường cơ sở của Chính phủ Việt Nam năm 1982.

3. Xuất phát từ những thông tin nói trên, chúng tôi cho rằng chúng ta không nên tiếp tục ký hay kéo dài Hiệp định Hợp tác Nghề cá, với tư cách là một thỏa thuận tạm thời, mang tính quá độ bởi vì:

3.1. Đã đến lúc xóa bỏ “Vùng đánh cá chung” để các quyền và lợi ích chính đáng trong các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên đã được phân định dứt khoát, rõ ràng bởi ranh giới đi qua 21 điểm, xuất phát từ điểm nằm giữa cửa sông Bắc Luân kéo đến điểm nằm giữa đường cửa vịnh, theo Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000, được tôn trọng và bảo vệ.

3.2. Mười lăm năm là thời gian đủ để cộng đồng ngư dân địa phương có liên quan đôi bên thích nghi với kế sinh nhai mới. Nếu kéo dài thêm thì sẽ có thể “lợi bất cập hại”; thành quả của quá trình đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ có nhiều khả năng bị vô hiệu và tình trạng tranh chấp trong vịnh Bắc Bộ vẫn tiếp tục tồn tại, gây bất ổn đến môi trường sống, sản xuất của cộng đồng ngư dân, có tác động tiêu cực đến quan hệ chính trị giữa 2 nước.

3.3. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chấm dứt khả năng hợp tác với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ trên những lĩnh vực khác nhau, dưới những hình thức mà hai bên có thể chấp nhận được. Tất nhiên khả năng hợp tác đó không cònmang ý nghĩa tạm thời, quá độ nữa, mà là sự hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi, đặc biệt là phải dựa vào đường phân định vịnh Bắc Bộ của Hiệp ước phân định năm 2000 để xác định quyền hạn vànghĩa vụ của mỗi bên khi tiến hành bất kỳ thỏa thuận hợp tác nào.



PV: Nhìn lại việc thực hiện Hiệp định Hợp tác nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt Nam -Trung Quốc trong những năm qua, ông có thể đánh giá về những điều được và chưa được? Ý nghĩa lớn nhất trong thực tiễn mà Hiệp định này mang lại cho chúngta là gì thưa ông?

Với ý nghĩa và giá trị pháp lý của Hiệp định hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ như đã phân tích nói trên, trong thời gian qua, hai bên đã cùng nhau giải quyết, xử lý một cách có tình có lý mọi hoạt động khai thác hải sản trong vịnh Bắc Bộ; đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng ngư dân hai bên từng bước chuyển đổi kế sinh nhai, đảmbảo cuộc sống ổn định lâu dài của họ.

Điều quan trọng nữa là bằng việc triển khai thi hành Hiệp định này đã giúp cho các cơ quan quản lý, cũng như các lực lượngthực thi pháp luật trên biển, rút ra được những bài học có ý nghĩa thực tiễn cho quá trình tổ chức thi hành Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ đã chính thức có hiệu lực sau khi Cơ quan quyền lực cao nhất của 2 bên đã phê chuẩn.


PV: Xin ông cho biết những ảnh hưởng tới việc khai thác của cộng đồng ngư dân khi Hiệp định hết hiệu lực và không còn vùng đánh cá chung như hiện tại? Và theo ông, chúng ta nên có chính sách quản lý, hỗ trợ ra sao đối với lực lượng ngư dân đã và đang hoạt động trong vùng đánh bắt chung?

Theo tôi, thời gian 15 năm là thời gian cần thiết và đủ để hai bên có thể thu xếp, hỗ trợ cho cộng đồng ngư dân chuyển đổi được kế sinh nhai. Do đó khi Hiệp định hết hiệu lực, “vùng đánh cá chung” bị xóa bỏ, sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của cộng đồng ngư dân, trừ phi một bên nào đó cố tình tìm cách trì hoãn nhằm phục vụ cho một toan tính nào đó.

Vì vậy, chúng ta nên tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hoạt động của ngư dân để không xảy ra những vi phạm đáng tiếc; nếu tiếp tục có hành vi cố ý vi phạm thì kiên quyết xử lý theo đúng luật lệ hiện hành, không khoan nhượng.



PV: Có ý kiến cho rằng có thể mở rộng mô hình hợp tác đánh cá chung ra ngoàicửa vịnh Bắc Bộ? Xin ông cho biết quan điểm của ông về vấn đề này?

Hiện nay, hai bên đang đàm phán phân định vùng chồng lấn nằm ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Theo quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc 1982 , trong khi đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, nếu chưa thống nhất được đường phân định cuối cùng, hai bên có thể tính đến việc áp dụng một giải pháp tạm thời, có ý nghĩa thực tiễn: “Cùng phát triển”(joint-development) ở “ vùng chồng lấn” (over-lapping area). Được biết, phía Việt Nam cũng đồng ý áp dụng giải pháp tạm thời này, tất nhiên là chỉ áp dụng đối với “vùng chồng lấn” được xác định ở vùng cửa vịnh Bắc Bộ được xác định phù hợpvới quy định của UNCLOS 1982.

Trong khi đó, Trung Quốc lại muốn áp dụng giải pháp này trên hầu hết diện tích Biển Đông theo yêu sách “lưỡi bò” phi lý của họ.Vì vậy, ý tưởng mở rộng mô hình hợp tác đánh cá chung ra ngoài cửa vịnh có thể khả thi với điều kiện 2 bên đã tìm ra được đường phân định cuối cùng hay thống nhất được phạm vi vùng chồng lấn phù hợp với các điều kiện theo quy định của UNCLOS 1982.

Trong điều kiện Trung Quốc vẫn theo đuổi chủ trương độc chiếm Biển Đông, cố tình áp đặt quan điểm của mình và gây sức ép buộc các nước liên quan khác trong Biển Đông phải chấp nhận yêu sách phi lý cuả họ trên BiểnĐông, thì mô hình “hợp tác đánh cá chung” khó có thể áp dụng ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.



PV: Ngoài hợp tác đánh cá chung, chúng ta cũng cần đến sự hợp tác trong các vấn đề ít nhạy cảm ở Biển Đông như hợp tác về việc tìm kiếm cứu nạn hay các hoạt động khí tượng thuỷ văn. Xin ông cho biết tiến trình hợp tác trong các lĩnh vực này của chúng ta ra sao?

Trong bối cảnh trong khu vực Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp phức tạp và nhạy cảm, không chỉ tranh chấp về quyền thụ đắc lãnh thổ đối với các hải đảo ởgiữa Biển Đông, tranh chấp trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các quốc gia ven biển , mà còn có cuộc cạnh tranh về địa-chính trị, địa-kinh tế, địa - chiến lược giữa các siêu cường, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc, chủ trương của Việt Nam là các bên tranh chấp phải đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp, trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Trước và trong quá trình đàm phán, để môi trường chính trị thuận lợi, các bên có thể áp dụng các giải pháp tạm thời, vừa có tính thực tiễn vừa không làm phương hại đến quan điểm lập trường đàm phán, không gây ảnh hưởng tới các quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan, không vi phạm các quy định của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.




Vì vậy, hợp tác trong các vấn đề ít nhạy cảm ở Biển Đông cũng là những giải pháp có ý nghĩa thực tiễn, có thể giúp các bên tranh chấp từng bước tháo gỡ được bế tắc trên con đường tìm ra được một giải pháp cơ bản, lâu dài đầy chông gai, trở ngại…

Chúng ta cũng đã và đang cố gắng áp dụng các giải pháp hợp tác trên một số lĩnh vực ít nhạy cảm đó. Tuy nhiên, trên thực tế, thỏa thuận hợp tác đó vẫn chưa được triển khai suôn sẻ, thuận lợi, mà rào cản khó cóthể vượt qua là phạm vi, chủ thể, đối tượng áp dụng giải pháp đó cụ thể ra sao trong Biển Đông.

Xin trân trọng cảm ơn ông !