ECB nâng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm nhằm ứng phó với lạm phát

ECB nâng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm nhằm ứng phó với lạm phát

Thứ 5, 21/07/2022 | 21:56
0
ECB đã nâng lãi suất tiêu chuẩn thêm 0,5%, nhằm đưa lạm phát tại khu vực 19 quốc gia sử dụng đồng Eurro trở lại mức mục tiêu 2% trong trung hạn.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của khu vực đồng Euro, mới đây đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong vòng 11 năm. Đây là một trong các nỗ lực của ECB nhằm kiểm soát lạm phát cao đang lan rộng trong nền kinh tế.

ECB đã nâng lãi suất tiêu chuẩn thêm 0,5%, đưa lãi suất tiền gửi đạt 0%. Động thái này được cho là đã gây bất ngờ cho thị trường, bởi trước đó các nhà giao dịch dự báo mức tăng lãi suất của ECB sẽ nhỏ hơn 0,25%, theo hãng tin CNBC.

ECB tuyên bố rằng hội đồng thống đốc ngân hàng đánh giá việc thực hiện tăng lãi suất lớn hơn so với các tín hiệu đã đưa ra tại các cuộc họp trước là phù hợp với tình hình hiện tại. ECB cho biết động thái nâng lãi suất lần này nhằm đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% trong trung hạn.

Nói về việc tăng lãi suất ở mức lớn hơn, Chủ tịch ECB Christine Lagarde chia sẻ: “Lạm phát tiếp tục ở mức cao và dự kiến ​​sẽ duy trì trên mức mục tiêu của chúng tôi trong một thời gian nữa. Dữ liệu mới đã cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại, làm mờ đi triển vọng kinh tế trong nửa cuối năm 2022 và còn hơn thế nữa".

Theo dữ liệu của Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, giá tiêu dùng tại khu vực 19 quốc gia sử dụng đồng Euro trong tháng 6 vừa qua đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhảy vọt so với mức kỷ lục trước đó là 8,1% ghi nhận trong tháng 5. 

Hồi tháng 6, ECB đã đưa ra dự báo mức lạm phát cả năm 2022 của khu vực đồng Euro sẽ đạt 6,8%, sau đó giảm về 3,5% vào năm 2023 và còn 2,1% vào năm 2024. 

Đồng Euro đã tăng lên trong phiên 21/7 khi có tin tức về việc ECB tăng lãi suất mạnh, giao dịch ở mức 1,0257 USD. Lợi tức trái phiếu của Italy kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên theo tin tức này, kéo dài mức tăng sau khi Thủ tướng Italy Mario Draghi đệ đơn từ chức hôm 21/7.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhận định “Cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài là rủi ro đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt nếu nguồn cung năng lượng từ Nga bị gián đoạn đến mức phải phân chia năng lượng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình”.

Thế giới - ECB nâng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm nhằm ứng phó với lạm phát

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde. Ảnh: Getty Images.

Hôm 20/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tự nguyện giảm 15% nhu cầu khí đốt từ tháng 8 năm nay cho đến tháng 3 năm sau so với mức tiêu thụ trung bình cùng kỳ giai đoạn 2016 - 2021.

“Nga đang tống tiền chúng ta. Nga đang sử dụng năng lượng như một vũ khí. Do đó, châu Âu cần phải sẵn sàng trong mọi trường hợp bị cắt phần lớn hay toàn bộ khí đốt từ Nga", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trước các phóng viên.

Nga từng cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt cho châu Âu, nhưng nguồn cung này đã giảm dần kể từ khi xung đột taạ Ukraine bắt đầu hồi tháng 2 năm nay. Moscow đã cắt nguồn cung khí đốt đến 3 nước khu vực Baltic là Phần Lan, Ba Lan và Bulgaria, đồng thời nguồn cung cho Đức và Italy cũng bị cắt giảm do liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

EC cho biết dòng khí đốt từ Nga sang EU trong tháng 6 đã thấp hơn 30% so với mức trung bình trong giai đoạn 2016-2021. Châu Âu đã nhập khẩu 155 tỷ mét khối khí đốt của Nga vào năm ngoái và tiêu thụ khoảng 400 tỷ mét khối khí đốt trong một năm bình thường trước đó.

Phạm Hà Thanh (theo CNBC, Reuters)

Giá dầu hạ nhiệt trước nguy cơ suy thoái kinh tế

Thứ 5, 21/07/2022 | 11:17
Giá dầu đang rơi vào cuộc giằng co giữa nguồn cung thắt chặt do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nguy cơ suy thoái kinh tế và nhu cầu sụt giảm.

EU lên kế hoạch để ứng phó với kịch bản xấu nhất, Nga dừng cung cấp khí đốt

Thứ 4, 20/07/2022 | 15:00
Nguy cơ Nga dừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 có thể gây ra thiệt khiến các quốc gia châu Âu gấp rút tìm kiếm kế hoạch để ứng phó.

Nắng nóng khắc nghiệt có thể khiến lạm phát tiếp tục ở mức cao

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:58
Tạp chí môi trường Grist trong tuần này đã đề cập đến "heatflation" (kết hợp của heat -nóng và inflation - lạm phát) sẽ khiến giá lương thực toàn cầu tăng hơn nữa.

EU hỗ trợ 1,3 tỷ USD giúp Nigeria đa dạng hóa nền kinh tế

Thứ 3, 05/07/2022 | 08:52
Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi, có nguồn thu phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu mỏ trong khi nhập khẩu các lương thực quan trọng từ vùng Biển Đen.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.