Eurozone thảo luận kế hoạch hỗ trợ năng lượng khi kinh tế suy thoái

Eurozone thảo luận kế hoạch hỗ trợ năng lượng khi kinh tế suy thoái

Thứ 3, 08/11/2022 | 06:00
0
Các nước Eurozone đã đệ trình dự thảo ngân sách cho năm tới lên EC nhằm đảm bảo các thành viên tuân thủ quy định của EU và lập trường chính sách tài khóa chung.

Trong bối cảnh giá năng lượng leo thang, ngày 7/11, các Bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ thảo luận về cách phối hợp hỗ trợ tốt hơn cho các nền kinh tế nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới ngân sách năm 2023, cũng như chuẩn bị tốt hơn cho nguy cơ suy thoái.

Trước đó, tháng 9, Đức đã công bố kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp trị giá 200 tỷ euro (198,7 tỷ USD), quy mô ít quốc gia có thể theo kịp và gây lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng trong thị trường chung Liên minh châu Âu (EU). Các nước EU khác cũng đã công bố kế hoạch hỗ trợ, nhưng với số tiền nhỏ hơn.

Những kế hoạch đóng vai trò như biện pháp kích thích tài chính như vậy không chỉ làm tăng nợ công vốn đã lớn ở 19 quốc gia của Eurozone, mà còn gây khó khăn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc chống lạm phát, vốn đã lên tới 10,7% vào tháng 10.

Do đó, tháng 9 và tháng 10 vừa qua, các Bộ trưởng Eurozone đã nhất trí rằng sự giúp đỡ của chính phủ nên tập trung vào một nhóm đối tượng và chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, theo một quan chức cấp cao trong Eurozone, trên thực tế, những biện pháp như vậy sẽ không duy trì được lâu dài.

Một trong những phương án đang được thảo luận là để các chính phủ cung cấp hạn mức năng lượng cố định cho người tiêu dùng với mức giá trợ cấp. Nếu tiêu thụ vượt qua giới hạn, họ sẽ phải thanh toán theo mức giá cao của thị trường. Giới chức EU thừa nhận, đây không phải giải pháp tối ưu nhưng bền vững về mặt chính trị và kinh tế.

Nếu đạt được đồng thuận, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lên kế hoạch chi tiết và thiết lập các nguyên tắc mà Chính phủ EU có thể áp dụng trong chính sách quốc gia. Những nguyên tắc chung như vậy sẽ cho phép EU duy trì cạnh tranh bình đẳng giữa các nền kinh tế và cũng giúp các bộ trưởng lập kế hoạch chi tiêu ngân sách vào năm 2023.

Tháng trước, tất cả các nước trong Eurozone đã đệ trình dự thảo ngân sách cho năm tới lên EC để kiểm tra nhằm đảm bảo các nước này tuân thủ các quy định của EU và lập trường chính sách tài khóa chung là chuyển từ "hỗ trợ" trong năm nay sang "trung lập" vào năm 2023.

Tuy nhiên, những dự thảo này chỉ bao gồm các khoản chi tiêu đã được thông qua mà không tính đến các nhu cầu có thể phát sinh vào năm 2023 khi một số chương trình hỗ trợ năng lượng hiện tại có thể cần được gia hạn.

Eurozone đang ngày càng lún sâu vào suy thoái do lạm phát cao và lo ngại khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng ảnh hưởng nhu cầu.

Một cuộc khảo sát mới đây của Reuters cho thấy, hoạt động kinh doanh của khu vực Euro đang giảm nhanh nhất kể từ cuối năm 2020. Các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức cũng sụt giảm nhiều hơn so với dự đoán trong tháng 9 do nhu cầu ở nước ngoài suy yếu, đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào suy thoái.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global tổng hợp cho khu vực đồng Euro trong tháng 10 đã giảm xuống 47,3 - mức thấp nhất trong 23 tháng và thấp hơn so với mức 48,1 trong tháng 9, song vẫn cao hơn so với ước tính sơ bộ 47,1. Chỉ số PMI về dưới 50 chứng tỏ nền kinh tế đang suy giảm.

Ông Jack Allen-Reynolds tại Capital Economics cho rằng chỉ số PMI khu vực đồng Euro tháng 10 đã khắc họa rõ ràng hoạt động kinh tế đang lao dốc trong khi lạm phát cao ngất ngưởng.

"Mặc dù chúng tôi ước tính quý IV chỉ giảm 0,5% so với quý trước, nhưng các đơn đặt hàng mới và chỉ số PMI thời gian tới cho thấy điều tồi tệ hơn sẽ xảy ra", ông nói.

Lạm phát ở 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu trong tháng trước đã tăng nhanh hơn dự báo, đạt mức 10,7% và cao hơn 5 lần mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Do đó, ECB có thể sẽ phải tăng lãi suất nhiều hơn, làm tăng gánh nặng nợ cho người tiêu dùng đang mắc nợ. Đến cuối năm nay, lãi suất huy động và tái cấp vốn của khu vực đồng Euro được dự báo lần lượt ở mức 2% và 2,5%.

Tại khu vực đồng Euro, chi phí hoạt động cao do chi phí năng lượng, tiền lương và vận chuyển tăng cao, khiến các công ty cung cấp dịch vụ phải tăng giá lần nữa.

Với việc cuộc chiến Nga - Ukraine chưa có hồi kết, gần 65% trong số 34 người được hỏi trong cuộc thăm dò của Reuters cho rằng chi phí sinh hoạt ở khu vực này sẽ ngày càng tồi tệ hơn. "Châu Âu có thể sẽ phải trải qua một mùa đông khắc nghiệt với hoạt động kinh doanh suy yếu và lạm phát mạnh", Allen-Reynolds nhận định.

Minh Hoa (t/h theo TTXVN, Dân Trí)

 

Eurozone được dự báo vẫn tăng trưởng mạnh năm 2022 bất chấp chiến sự

Thứ 4, 16/03/2022 | 08:15
Chủ tịch ECB cho biết lạm phát theo tất cả kịch bản được dự báo sẽ giảm dần và còn ở mức khoảng 2% vào năm 2024.

Lạm phát ở khu vực Eurozone tăng gấp đôi so với dự kiến

Thứ 5, 18/11/2021 | 19:00
ECB đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc từ bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng và giải quyết vấn đề tăng trưởng giá đang làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình.

Lạm phát Eurozone cao kỷ lục trong vòng 13 năm trở lại đây

Thứ 7, 30/10/2021 | 09:57
Giá năng lượng đã trở thành vấn đề nóng tại châu Âu khi nhiều nước đang đau đầu giải bài toán hạ nhiệt thị trường năng lượng nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Thủ tướng Ý từ chức: Eurozone liệu có tan rã?

Thứ 3, 06/12/2016 | 07:22
Nhiều chuyên gia quan sát nhật định, Thủ tướng Ý Renzi từ chức đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng có hệ thống trong khu vực đồng Euro (Eurozone).
Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.

Kinh tế Đức sẽ hầu như “đứng im không nhúc nhích”

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:06
Chính phủ Đức gần đây cũng hạ mạnh dự báo kinh tế của mình và liên minh cầm quyền 3 bên của Thủ tướng Olaf Scholz đang bị chia rẽ về cách xoay chuyển tình thế.
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.