Gánh nặng trên vai luật sư: Bảo vệ pháp chế hay lợi ích khách hàng?

Gánh nặng trên vai luật sư: Bảo vệ pháp chế hay lợi ích khách hàng?

Chủ nhật, 28/05/2017 | 19:24
0
Giới luật sư cả nước đang đứng ngồi không yên trước quy định không tố giác tội phạm trong Dự thảo Bộ luật Hình sự.

Nên bỏ khoản 3 điều 19 Dự thảo

Luật sư Lê Đăng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trường Giang (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đưa ra quan điểm: Nên hủy bỏ khoản 3 điều 19 Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS). Bởi rất dễ dẫn đến sự bất chắc trong hoạt động nghiệp vụ của luật sư, tác động không nhỏ đến tâm lý người bào chữa vì sợ rủi ro nghề nghiệp.

Tư vấn - Gánh nặng trên vai luật sư: Bảo vệ pháp chế hay lợi ích khách hàng?

 Luật sư Lê Đăng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trường Giang (Đoàn luật sư TP Hà Nội)

Nếu không bỏ khoản 3 điều 19 sẽ xảy ra trường hợp sau: Trong khi luật sư đang bào chữa cho khách hàng mà phát hiện khách hàng vi pham. Nếu không tố cáo khách hàng sẽ vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ công dân. Ngược lại, nếu luật sư tố cáo khách hàng, đồng nghĩa với việc luật sư phản bội lại niềm tin khách hàng, vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Luật luật sư.

Luật sư phải trung thành tuyệt đối với khách hàng

Luật gia Ngô Văn Thạnh (Hà Nội) cho biết: Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (quy tắc 12) về giữ bí mật thông tin quy định: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Tư vấn - Gánh nặng trên vai luật sư: Bảo vệ pháp chế hay lợi ích khách hàng? (Hình 2).

 Luật gia Ngô Văn Thạnh (Hà Nội)

Như luật bất thành văn, khách hàng đặt niềm tin, ký hợp đồng pháp lý thì luật sư phải có trách nhiệm trung thành với thân chủ của mình. Mỗi quan hệ giữa hai bên dựa trên lòng tin tuyệt đối với nhau đến giây phút cuối cùng. Đặc biệt với vai trò người bào chữa, luật sư nỗ lực hết sức mình để gỡ tội cho khách hàng một khách quan, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, luật sư cũng không cần thiết phải nói ra những điều gây bất lợi cho thân chủ của mình, cho dù đó là diễn biến sự thật khách quan của vụ án. Điều này phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội của pháp luật hình sự. Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Nói như một luật sư đồng nghiệp, luật sư bào chữa không thể đóng vai trò như một thẩm phán và phán xét hành vi của khách hàng có phạm tội hay không?

Những thông tin luật sư tiếp nhận từ khách hàng (cho dù thông tin đó cho thấy khách hàng có dấu hiệu thực hiện hành vi tội phạm) thì luật sư không thể tiết lộ cho bên thứ ba.

Giới luật sư nói chung đang ‘đứng ngồi không yên”, bàn luận, góp ý đối với khoản 3 điều 19 Dự thảo BLHS 2015 quy định người bào chữa cho bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự do không tố giác khách hàng về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại điều 389 BLHS.

Theo tôi, ngoài việc làm tốt dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sư còn phải có trách nhiệm lớn lao hơn là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do vậy, tôi đồng tình với quan điểm đối với nhóm tội an ninh quốc gia, luật sư phải có trách nhiệm tố giác tội pham. Còn những nhóm tội khác, các nhà làm luật nên cân nhắc đưa vào BLHS. Nếu không, BLHS sẽ “phá tan” Luật luật sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Thiên Long (thực hiện)