Gánh trên vai món nợ vong hồn

Gánh trên vai món nợ vong hồn

Thứ 5, 17/10/2013 | 17:25
0
Mọi chuyện được bắt đầu vào đúng lúc vụ án “Hành tinh Quan tài” kết thúc… Đây là một trong những vụ án hình sự nổi tiếng nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam, kéo dài ròng rã nhiều năm trời, làm tốn kém không biết bao nhiêu giấy mực. Bảy bị cáo lãnh án tử hình và trong số những kẻ phải ra đứng trước vành móng ngựa có Lâm Hùng, nguyên ký giả kiêm nhà văn, có số phận đặc biệt éo le hơn cả.

Món nợ bi-ki-ni chết chóc

Và quả nhiên, Ba Khanh đã giữ đúng lời hứa, đưa Lâm Hùng lên tận Uỷ ban quân quản thành phố, trình bày về trường hợp của Đoan. Tất nhiên, mọi điều diễn ra không đơn giản như hai chàng trai trẻ mong muốn. Dù sao Đoan cũng là nhân viên trong một cơ quan tâm lý chiến thứ dữ như Đài Mẹ Việt Nam, biết đâu nàng chẳng phải là một “con Thiên Nga” nguy hiểm trong kế hoạch “Phượng Hoàng”, mà địch cài lại trong cuộc chiến bí mật chống lại chế độ mới? Ba Khanh không tiếc công sức, lục lọi, tìm kiếm trong đống hồ sơ lưu trữ của Tổng nha Cảnh sát và Tổng Cục An Ninh thuộc chế độ Sài Gòn.

Cuối cùng, viên trung uý Ba Khanh cũng có đủ bằng chứng đáng tin cậy, để  người ta chấp nhận cho gia đình Đoan quay lại ngôi nhà cũ…Ngày tột đỉnh hạnh phúc của y là ngày Ba Khanh nhân một chuyến  công tác, chở y và nàng ra Vũng Tàu, trên một chiếc mô-tô ba bánh Xit-đơ-ca. Chàng trung uý độc thân lo công chuyện, còn cặp tình nhân hưởng một buổi hoàng hôn tuyệt diệu trên Bãi Sau… Đoan hiện nguyên hình một “nàng Tiên Cá” trẻ trung, hồn nhiên trong chiếc bi-ki-ni, lặn ngụp cùng người tình giữa những lưỡi sóng mát lạnh màu bạc hà. Nàng đẹp quá, đẹp đến nỗi khi y đặt môi lên hôn bờ vai trần của nàng, y có cảm giác đang hôn một giấc mộng giữa biển chiều rì rầm pha tím… 

Nhưng chính y đã đẩy Đoan tìm đến cái chết tức tưởi, oan khuất. Khi phát hiện ra y đã phụ tình nàng, đuổi theo những bóng hồng khác, bầy yêu nhền nhện do “Ông Trùm” sai đến bủa vây y, Đoan đã một mình, quay lại đúng cái bãi biển, nơi y và nàng sống với nhau như mộng chiều ấy, mặc đúng chiếc bi-ki-ni chiều ấy, bơi ra thật xa, để không bao giờ về nữa… Cho đến tận phút chót cuộc đời, nàng vẫn không hiểu nổi: Vì sao y lại phản bội tình yêu của nàng? Và như vậy, y đã nợ nàng một món nợ vĩnh viễn không bao giờ trả được, món nợ bi-ki-ni chết chóc!

Lâm Hùng thở dài, giọng nghẹn lại:

- Anh biết không, cứ mỗi lần nhớ lại tôi lại rùng mình và tự chửi rủa mình thậm tệ. Trời ơi, cách đây ba năm, khi gặp Bảy Hiệp trong khách sạn Green Peace, tôi đã nhận ra hắn ngay, hai mươi năm trước, ngày Sài Gòn mới giải phóng, tôi đã giáp mặt hắn lần đầu tiên tại trụ sở công an phường 10. Hắn là tên tù vừa được phóng thích, đến công an phường trình diện. Còn tôi đến đó, lấy tài liệu để viết một bài phóng sự về phong trào trật tự trị an… Nhận ra mà tại sao tôi lại không biết cảnh giác con người hắn? Không biết giật mình mà tránh xa hắn? Không những vậy, tôi còn thích thú và hãnh diện khi nghe hắn tự xưng là “một người mộ điệu văn chương của nhà văn số 1 Việt Nam, Lâm Hùng!”.  

Ký ức nóng rực trong đầu óc Lâm Hùng...

Phải, bữa đó, tại trụ sở công an phường, y lặng lẽ ngồi một góc, quan sát, trong lúc đồng chí trưởng công an phường, Chín Hà, xem xét giấy tờ của hắn. Dường như Bảy Hiệp đã khám phá ra điều gì đó, mắt hắn loé sáng như mắt mèo rình chuột trong bóng tối. Một lúc sau, Chín Hà ngẩng lên:

- Bây giờ tính sao?

Bảy Hiệp thở dài:

 - Thưa ông, ba má tôi sanh ra tôi lần thứ nhất, nhưng chính cách mạng đã sanh ra tôi lần thứ hai. Cách mạng còn chỉ dạy tận tình để tôi giác ngộ thấm thía, chính cái xã hội cũ thối nát đã xô đẩy tôi và bao nhiêu thanh niên khác vô con đường tội lỗi… Tôi đã phải trả cái giá quá mắc cho những năm tháng u mê của mình trong quá khứ.

Chín Hà hài lòng, gật gù:

  -Hiểu được như vậy là tốt. Tôi cảnh cáo trước, đừng có mà giở trò ma giáo với tôi. Tôi đã từng nghiền nát những tên mặt-rô còn dữ dằn gấp triệu lần anh. Trước năm 75, anh biết tiếng băng Thịnh Đui chớ?

Bảy Hiệp khép nép:

- Dạ, băng đó ngang ngửa với băng Đại Ca-thay. Lúc đó tụi tôi chỉ là em út vô danh tiểu tốt.

Chín Hà vênh mặt:

- Ờ, vậy mà chỉ một đêm, tôi dẹp cả đám "rã bành tô". Rồi băng Trọng Heo, một băng khét tiếng tàn bạo, xài toàn "đồ nóng" từ ru-lô đến lựu đạn US mi-ni, chỉ cần bị nạn nhân nhìn vô mặt là chúng nã đạn giết tươi để bịt đầu mối, tôi cũng uýnh cái một… là im khe!

Bảy Hiệp kêu lên vẻ thán phục và khiếp sợ:

- Dạ, mấy đại gia đó hồi trước cảnh sát Thiệu chào thua luôn…

- Ờ, sức mấy bọn Thiệu làm nổi. Tụi tôi có thế trận "an ninh nhân dân", mấy anh biết điều thì chớ có ngu dại "đường quen lối cũ" kẻo hối hận sẽ quá trễ.

- Dạ, dạ…

Bảy Hiệp vâng dạ luôn miệng, Chín Hà càng hào hứng vung tay múa chân:

- Tôi sẽ tạo điều kiện cho mấy anh cải tà quy chánh, làm lại cuộc đời. Lực lượng tụi tôi là "thanh bảo kiếm của cách mạng" vậy đó, anh hiểu chớ?

- Dạ, dạ… em hiểu mà anh Chín!

Phải, kẻ vâng dạ luôn miệng ấy, hai mươi năm sau trở thành một “Ông Trùm” hạ lệnh cho lũ sát thủ giết người chỉ bằng một cái búng tay  nhè nhẹ. Cũng chỉ với cái búng tay nhè nhẹ đó, kẻ đó đã đánh văng cuộc đời anh xuống bùn và máu, mua đứt linh hồn anh chỉ với những lời vuốt ve, mơn trớn cùng mớ giấy bạc nhớp nhúa tội ác, sự lừa đảo mọi rợ, thấm máu và nước mắt của bao con mồi rơi vào cạm bẫy của hắn!

Vâng, cũng hai mươi năm trước, anh đã sống vô cùng hào hứng, tươi trẻ và hữu ích. Anh đã từng được theo trung uý an ninh Ba Khanh, trọn vẹn 24 giờ trong một ca trực, như các đồng đội khác của viên trung uý trẻ măng…

Lần đầu chạm trán với “Thế lực đen”

Đang phiên trực, Ba Khanh nhận được một cú điện thoại cầu cứu của bà chủ khách sạn Lệ Minh:

- Bốn người mang theo một cô gái, ập vô khách sạn đòi phòng ngủ. Lễ tân hỏi giấy hôn thú không có, không dám cho thuê phòng. Ông cầm đầu rút ngay súng chĩa vô mặt chồng tôi: Tao trên thành phố xuống khám khách sạn, đứa nào chống cự liệu hồn. Chồng tôi sợ quá, lén biểu tôi phôn cho công an, còn ổng buộc phải đưa họ lên lầu.

Ba Khanh cau mày:

- Thành phố đã quy định, chỉ lực lượng công an mới có quyền khám xét, kiểm tra các nhà hàng, khách sạn, quán trọ. Chắc đây là bọn lưu manh giả mạo cán bộ lãnh đạo?

Bà chủ khách sạn hoảng hốt, líu cả lưỡi:

- Dạ, tôi đâu có biết, xin mấy ông đến ngay không thì vợ chồng tôi kẹt lắm.

Ba Khanh quay lại chỗ các chiến sĩ công an:

- Có nhiệm vụ khẩn cấp.

Lâm Hùng và các chiến sĩ đứng bật dậy:

- Rõ!

Trên xe, Ba Khanh nói:

- Có thể đây là một bọn cướp có vũ khí, chúng ta phải bố trí đội hình tác chiến. Năm Hưng dẫn một tổ chốt các lối ra vô, tôi sẽ trực tiếp lên lầu.

Chiếc xe dừng lại. Ba Khanh ra hiệu, mọi người nhảy xuống, nhanh nhẹn triển khai đội hình.

Ba Khanh cùng một chiến sĩ lao lên lầu, đẩy mạnh cửa phòng. “Ông lớn cách mạng” Hai Phượng đang ôm một cô gái, nhổm dậy, định với tay lấy khẩu K-59 ở đầu giường. Ba Khanh chĩa súng:

- Giơ tay lên!

Hai Phượng hách dịch:

- Mày là thằng nào? Cút ngay!

Ba Khanh dõng dạc:

- Công an đây, cho kiểm tra giấy tờ!

Mặt Hai Phượng đanh lại:

- Anh biết tôi là ai rồi chớ?

- Ai phạm pháp cũng phải bị trừng phạt. Giấy tờ tuỳ thân?

Hai Phượng biến sắc, miễn cưỡng lấy giấy tờ đưa cho Ba Khanh. Anh liếc nhìn qua, nghiêm khắc:

- Mời ông và cô này về trụ sở công an làm việc.

Hai Phượng nhăn nhó:

- Thôi mà đồng chí trung uý, chuyện nhỏ xíu này ta giải quyết nội bộ ngay tại đây là được. Làm um xùm đâu có lợi cho cách mạng, đồng chí?

Ba Khanh lạnh lùng lắc đầu:

- Mọi việc sẽ được giải quyết thoả đáng tại trụ sở công an. Nếu ông cưỡng lại người thi hành công vụ, tôi sẽ ra lệnh còng tay tức khắc.

Hai Phượng rít lên:

- Bắt thì dễ thôi, nhưng thả Hai Phượng này ra mới kẹt dữ nghe, đồng chí trung uý.

- Mời ông đi!

Vậy đó, hai mươi năm trước, y đã từng biết thán phục thái độ quả cảm, khẳng khái của trung uý Ba Khanh và khinh miệt, khó chịu trước sự phách lối, nhảm nhí của Hai Phượng, một “ông cốp” trên thành phố. Vậy mà hai mươi năm sau, y lại trở thành đối thủ của Ba Khanh và đồng bọn của Hai Phượng, nguyên là một cán bộ cao cấp trước khi cúi mặt sau vành móng ngựa, đứng bên cạnh “Ông Trùm” Bảy Hiệp…

Lâm Hùng tránh cái nhìn  của Nhân Thế, run run nói khẽ:

- Sau phiên toà đó, Ba Khanh có vào trại giam, nói chuyện với tôi. Tôi vừa trông thấy anh ấy đã khóc oà như một đứa trẻ và nói qua nước mắt: Anh Ba ơi, phút này xin anh tạm quên tôi là một tên tội phạm, hãy coi tôi như một con bệnh có tâm hồn thối rữa, bệnh hoạn cần được cứu chữa. Trong thời gian thụ hình, tôi sẽ viết hẳn một bộ sách vừa để sám hối, vừa để cảnh báo mọi người qua bài học của bản thân tôi: Mầm ác rình rập ngay trong mọi ngóc ngách của đời sống nếu ta không biết cảnh giác và ngăn chặn kịp thời. Muốn diệt cái ác thì phải diệt từ ngay khi nó mới nhú lên trong mầm ác... Hôm nay lại được gặp anh sau khi tôi được biết đã diễn ra với người tử tù trẻ tuổi bị oan khuất, tôi càng hiểu rằng: Đã quá muộn để tôi làm lại từ đầu và sám hối, nhưng dù sao, tôi vẫn phải làm được một cái gì đấy cho đỡ tủi hương hồn Đoan và người tử tù trẻ...  Chính vì vậy, tôi dự định đặt tên cho nó là “CẢNH BÁO.COM ”. Hãy tin và giúp tôi hoàn thành nó. Thôi, anh cứ coi “Bi-ki-ni chết chóc” như phần mở đầu của cuốn sách đó…

Rồi Lâm Hùng kể tiếp:

- Anh còn nhớ cái lần anh giao nhiệm vụ cho tôi ra Nha Trang lấy tài liệu viết phóng sự điều tra về bi-ô-xít ti-tan không?

Nhân Thế nhíu mày, rồi gật đầu:

- Ờ, nhớ rồi...

- Vâng, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thôi bị ám ảnh bởi khung cảnh: Tôi say rượu, lảo đảo bước về phía buồng tắm, sờ soạng tìm công tắc đèn trong toa lét. Suýt nữa tôi hét lên và vùng chạy. Dưới ánh đèn vừa tràn ngập buồng tắm, tôi trông thấy một người đàn ông gục đầu xuống bồn sứ trắng dùng làm nơi rửa mặt. Tôi cứng hàm, tay bám chặt lấy mép cửa. Mớ tóc lốm đốm bạc của người đàn ông ướt sũng nước, một tay bíu lấy rô-bi-nê, tay kia thõng xuống với những ngón tay duỗi ra, tái ngắt và một mảnh giấy nhàu nát, có lẽ rớt từ bàn tay thõng thượt kia, nằm trên sàn đá hoa. Chắc ông ta chết rồi…

Trần Nhân Thế đi rồi, còn lại một mình trong buồng giam, Lâm Hùng lại tiếp tục gặm nhấm quá vãng nhức nhối của y...

Những con bồ câu đen

Dần dần Lâm Hùng trấn tĩnh lại, ngồi xuống, cố đọc những hàng chữ đã nhòe nhọet trên mảnh giấy ướt sũng nước:

Những con bồ câu  đen - bì  bõm trong nước bẩn…

Trong quầng sáng bàn bạc của đêm, những câu thơ  yêu kiều đến huyễn  hoặc  còn sót lại trên mảnh giấy, bỗng bám chặt, đốt cháy da thịt, trái  tim y  như những  giọt a-xit  đậm đặc:

Anh trả giá bao nhiêu phiền muộn

để yêu em như thể anh yêu

yêu em khí trời làm anh đau

đau tim

đau cả mũ đội đầu…

Đang bấn loạn tâm thần, bỗng tên nàng vang lên trong tâm trí y và sau đó, hình ảnh của nàng hiện ra dịu dàng và ấm áp. Y thì thầm như thể Đoan  đang đứng đối diện với y trong căn phòng ám muội này:

- Đoan  ơi, anh phải làm sao đây? Không có em bên cạnh, quả thật anh như một thuyền trưởng say rượu lại đánh mất la bàn, không biết lèo lái con tàu của mình ra sao để vượt qua bão tố và những giải đá ngầm chết người. 

Nàng chỉ mỉm cười hồn hậu và lùa những ngón tay thon nhỏ của mình vào mớ tóc bết mồ hôi và rối bù của chồng, Lâm Hùng chỉ mường tượng thế thôi, đã thấy bớt rối ren, đầu óc trở lại minh mẫn, lần giở mọi việc theo đúng trình tự đã diễn ra một cách sáng sủa. 

A, phải rồi, mới sáng hôm qua, như thường lệ, Đoan  dậy rất sớm, nhen lửa, nấu cho chồng tô mì với một chút thịt nạc mà nàng để dành lại từ hôm trước. Rồi nàng đánh thức y, trong lúc y vào phòng vệ sinh đánh răng rửa mặt, nàng nhanh nhẹn chế ấm trà nóng và pha cho anh một phin cà phê đen sóng sánh… Ôi, một bữa điểm tâm sáng thật đạm bạc, đơn sơ. Nhưng y hiểu, giữa thời buổi tem phiếu, cái gì cũng phân phối mà y chỉ là một gã phóng viên quèn, đồng lương èo uột, muốn có tô mì, ly trà và phin cà phê ấy, vợ y đã phải cố gắng phi thường, chắt chiu từng đồng xu, dành tất cả những gì tốt nhất có thể, bồi dưỡng cho chồng đủ sức lực và cảm hứng mà sáng tác! Nhìn nàng lúi húi bên cái bếp dầu ma-dút cháy phập phù, muội khói đen kịt, y chỉ muốn ôm ghì lấy vợ và bật khóc vì hạnh phúc và xót xa, thương yêu, biết ơn… Y càng xấu hổ nhớ lại những gì đã diễn ra tối qua, khi y say mèm trở về nhà. Nàng chưa kịp đỡ chồng nằm lên giường, y đã ói mửa tung toé cơm, rượu, thức ăn chua loét, bắn cả vào người nàng. Nàng vẫn dịu dàng giúp chồng uống hết một ly chanh đá. Rồi trong lúc y ngáy khò khò, nàng quét dọn và lau chùi sàn nhà bằng tấm bao bố ướt… Nửa đêm tỉnh lại, mặc dù đầu óc buốt nhói như có ai dùng mũi khoan thép chọc qua màng tai, ký giả Lâm Hùng lại chặc lưỡi, rộng lượng tự ân xá cho tội say rượu của mình. Đây chẳng phải lần đầu tiên do yếu đuối và cả nể, y đã bị bạn bè chuốc rượu để rồi cùng lúc con ma men hành hạ quay quắt, y lại làm khổ Đoan, lại chặc lưỡi, lảm nhảm một mình và tự bào chữa…

Nhấm nháp xong ly cà phê đen, y âu yếm kéo vợ ngồi xuống bên mình, kể lể như thanh minh. Nàng nép vào ngực chồng, tay y vừa đùa những lọn tóc đen nhánh, quăn quăn trên trán vợ, miệng y rít lên tức tối. Làm sao lũ vô công rồi nghề ấy lại dám bình phẩm nhảm nhí như vậy, quanh bàn tiệc, về những cuốn tiểu thuyết y vừa mới cho ra đời trong vòng hai năm trở lại đây. Sáu cuốn cả thảy, tổng cộng 1.985 trang. Trong đó có hai cuốn tâm lý xã hội do Nhà xuất bản Người Đương Thời ấn hành. Một cuốn về tình yêu được công bố như phụ trương đặc biệt của một tờ tuần báo có vài triệu độc giả trẻ tuổi. Còn lại ba cuốn khai thác đề tài vĩnh cửu “đấu tranh giữa hai con đường ở nông thôn”, được Nhà Xuất bản Chế biến Nông sản-Thực phẩm y, mỗi thứ  năm ngàn bản…

Ôi, nàng mỉm cười an ủi chồng, chẳng phải chính anh vẫn bảo với em: Con người vốn yếu đuối, một cỗ máy xộc xệch đầy khuyết tật, một loài phiêu sinh vật, phù du giữa muôn ngàn lớp sóng dữ dội của đời sống, sự lãng quên và thái độ ngập ngừng, thoái thác… Hãy tha thứ cho sự yếu đuối của con người, chồng yêu của em ạ.

Y rạo rực, ghì chặt bộ ngực nóng ấm của nàng:

- Tuân lệnh vị thiên thần tối cao của y. Y sẽ tha thứ.

Thế là y đạp xe đến cơ quan với tâm trạng thanh thoát. Nhưng Nhân Thế, Tổng biên tập “Cuộc sống”, cái tờ báo trả lương cho y, không hề bận tâm đến cái gọi là trạng thái cảm xúc của cấp dưới, lạnh lùng gọi y lên phòng làm việc, nhắc y nhớ lại thiên chức cao cả và nóng bỏng của một phóng viên.

- Tôi đã bảo bộ phận hành chính chuẩn bị công lệnh, giấy giới thiệu, tạm ứng phụ cấp sinh hoạt và công tác phí cho cậu. Hãy bay ra ngay Nha Trang, nơi Công ty "Hùng Cường & các bạn" nhận bàn giao quy trình sản xuất bi-ốc-xit ti-tan từ sa khoáng cát đen. Đây là một phần trong dự án rất quan trọng theo chủ trương "phát huy nội lực" của đất nước. Tôi cần một bài phóng sự  2.000 chữ về sự kiện này, một bài phóng sự kiểu thông tấn, cậu hiểu rồi chứ?

Y tê tái gật đầu. Sự nhắc nhở này khiến y chột dạ nhớ lại thái độ các nhà văn, nhà báo đón nhận sáu cuốn tiểu thuyết của y như thế nào.

Các nhà văn thì cao giọng bình phẩm:

- Cả sáu cuốn tiểu thuyết của Lâm Hùng chỉ là những bài phóng sự dài, quá dài.

Còn các nhà báo thì điềm đạm thở than:

- Viết tiểu thuyết loạn xà ngầu khiến tay Lâm Hùng quen thói hư cấu hư véo ngay trong các bài báo. Con số, sự kiện chính xác mất hút “con mẹ hàng lươn” giữa làn sương mù độc thoại nội tâm và những tâm trạng!

Với tâm trạng ấm ức, bực bội, y quay về nhà, chuẩn bị hành trang và hai vợ chồng lóc cóc đạp xe chở nhau ra phi trường Tân Sơn Nhất.

Y làm sao có thể tưởng tượng nổi, một cái xác chết trong một căn phòng khách sạn tại Nha Trang và cả “những con bồ câu  đen - bì  bõm trong nước bẩn”, đang đợi y…n

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục

Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á

Thứ 2, 19/08/2013 | 16:38
Tại nhiều nước châu Á, ngày Rằm tháng 7 âm lịch được coi là ngày dành cho người âm và tháng 7 cũng được coi là tháng âm (còn được gọi là tháng cô hồn), vì vậy người ta thường tránh làm việc đại sự vào tháng này...

Rồng rắn mang trẻ sơ sinh đến nhờ phun rượu đuổi vong hồn

Thứ 3, 16/07/2013 | 16:33
Hiện mỗi ngày có hàng trăm người từ khắp nơi kéo đến am bà Mười để được khám chữa bệnh và ban phép. Bùa phép chỉ là những tờ giấy lộn vẽ ngoằn ngoèo nhưng ai cũng tin có thể chữa được bách bệnh và biến mọi ước muốn thành sự thật.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng hé lộ những bí ẩn về cõi âm và vong hồn thai nhi

Thứ 4, 26/06/2013 | 22:18
Thực sự là có sự tồn tại của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người thường (không có khả năng ngoại cảm) không nhìn thấy, nghe thấy.

Ly kỳ chuyện mua trăn về làm bạn với vong hồn của con!

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Trong căn nhà nhỏ, bên cạnh bàn thờ đặt di ảnh người con mới mất, là một chuồng trăn được xây khá cẩn thận. Con trăn đặc biệt này được gia chủ nuôi và chăm sóc rất cẩn thận, vì họ tin rằng đó là người bạn thân của vong hồn đứa con xấu số!

Ngày Tết vong hồn trong tín ngưỡng người Việt

Thứ 2, 19/08/2013 | 13:59
"Tháng cô hồn" - khái niệm không còn xa lạ với hầu hết người Việt Nam, tháng 7 luôn được người dân quan tâm đặc biệt - với những quan niệm, tục lệ, cách hành xử... khác nhau, còn gây nhiều tranh cãi; Người Đưa Tin có cuộc trò chuyện với tiến sỹ Triết học Nguyễn Văn Vịnh về nguồn gốc cũng như những hệ lụy xã hội từ những tập tục, hành vi của người Việt trong tháng mưa ngâu mà vô cùng "nóng" này!

Chữa bách bệnh nhờ vong hồn liệt sĩ 'cứu nhân độ thế'

Thứ 2, 17/06/2013 | 07:36
Khoảng vài tháng trở lại đây, người dân khắp nơi đổ dồn về phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) mong được "dị nhân" Bùi Trọng Lượng chữa bệnh.

Ngày Tết vong hồn, những 'ẩn ức tâm linh' ở châu Á

Thứ 2, 19/08/2013 | 16:38
Tại nhiều nước châu Á, ngày Rằm tháng 7 âm lịch được coi là ngày dành cho người âm và tháng 7 cũng được coi là tháng âm (còn được gọi là tháng cô hồn), vì vậy người ta thường tránh làm việc đại sự vào tháng này...

Rồng rắn mang trẻ sơ sinh đến nhờ phun rượu đuổi vong hồn

Thứ 3, 16/07/2013 | 16:33
Hiện mỗi ngày có hàng trăm người từ khắp nơi kéo đến am bà Mười để được khám chữa bệnh và ban phép. Bùa phép chỉ là những tờ giấy lộn vẽ ngoằn ngoèo nhưng ai cũng tin có thể chữa được bách bệnh và biến mọi ước muốn thành sự thật.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng hé lộ những bí ẩn về cõi âm và vong hồn thai nhi

Thứ 4, 26/06/2013 | 22:18
Thực sự là có sự tồn tại của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người thường (không có khả năng ngoại cảm) không nhìn thấy, nghe thấy.

Ly kỳ chuyện mua trăn về làm bạn với vong hồn của con!

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Trong căn nhà nhỏ, bên cạnh bàn thờ đặt di ảnh người con mới mất, là một chuồng trăn được xây khá cẩn thận. Con trăn đặc biệt này được gia chủ nuôi và chăm sóc rất cẩn thận, vì họ tin rằng đó là người bạn thân của vong hồn đứa con xấu số!

Ngày Tết vong hồn trong tín ngưỡng người Việt

Thứ 2, 19/08/2013 | 13:59
"Tháng cô hồn" - khái niệm không còn xa lạ với hầu hết người Việt Nam, tháng 7 luôn được người dân quan tâm đặc biệt - với những quan niệm, tục lệ, cách hành xử... khác nhau, còn gây nhiều tranh cãi; Người Đưa Tin có cuộc trò chuyện với tiến sỹ Triết học Nguyễn Văn Vịnh về nguồn gốc cũng như những hệ lụy xã hội từ những tập tục, hành vi của người Việt trong tháng mưa ngâu mà vô cùng "nóng" này!

Chữa bách bệnh nhờ vong hồn liệt sĩ 'cứu nhân độ thế'

Thứ 2, 17/06/2013 | 07:36
Khoảng vài tháng trở lại đây, người dân khắp nơi đổ dồn về phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) mong được "dị nhân" Bùi Trọng Lượng chữa bệnh.