Gặp lại “Tiểu long nữ” của biệt động Sài Gòn

Gặp lại “Tiểu long nữ” của biệt động Sài Gòn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Trong lực lượng của biệt động Sài Gòn ngày ấy, có một cô gái người Hoa bé nhỏ đã từng ám sát không biết bao nhiêu lính và sĩ quan Mỹ.

Hành trình trở thành “Tiểu long nữ” của cô gái Hoa kiều

Phùng Ngọc Anh sinh ra trong một gia đình lao động người Hoa nghèo ở huyện Gò Quai, tỉnh Kiên Giang. Cha làm nghề nông, còn mẹ buôn bán nhỏ ở chợ. Tuổi thơ của bà lớn lên trong tiếng bom đạn hàng ngày bắn phá xóm làng của thực dân Pháp. Đến nỗi hầu hết mọi gia đình ở quê bà phải bỏ xứ ra đi, trong đó có gia đình bà. Năm ấy bà lên 8.

Thế giới - Gặp lại “Tiểu long nữ” của biệt động Sài Gòn

Bà Phùng Ngọc Anh hiện nay (ảnh lớn) và Tấm ảnh Ngọc Anh do nhà báo Mỹ chụp với bàn tay bị tra tấn (ảnh nhỏ).

Gia đình bà chọn quận 5 của Sài Gòn làm nơi cư ngụ, mưu sinh bằng việc đi làm thuê làm mướn cho các hãng, xưởng sản xuất lúc bấy giờ. Riêng bà là con út trong gia đình nên được đi học. Thời gian này, gia đình bà đã hỗ trợ cho cách mạng rất nhiều. Trong đó có một người anh trai của bà quay trở lại Gò Quai tham gia vào lực lượng kháng chiến chống Pháp tại quê nhà.

Đến năm 1954 thì người anh trở lên Sài Gòn, hoạt động công khai trong lòng địch với vai trò là cán bộ công đoàn của TP Sài Gòn. Những năm tháng này bà Phùng Ngọc Anh được gia đình cho sang Hồng Kông học tập. Sau 4 năm, năm 1964 thì bà trở về lại Sài Gòn, với một tâm niệm rằng cả miền Nam Việt Nam đang dốc hết sức lực kháng chiến chống Mỹ, bà cũng phải trở về để góp chút công sức của mình vào công cuộc đó.

Bởi bà lớn lên trong không khí của một gia đình có tình yêu và niềm tin dành cho cộng sản, cho cách mạng. Một cách vô thức, tình yêu ấy cũng ngấm dần và len lỏi trong suy nghĩ và dòng huyết mạch của cô gái đang ở lứa tuổi đôi mươi, tràn trề sức sống.

Khi bà trở về, gia đình bà đang làm nhiệm vụ nuôi giấu một cán bộ từ chiến khu mới ra, tên là Tư Bình. Với sự xuất hiện của bà, ông Tư Bình mới đầu hơi dè dặt vì bà vừa từ Hồng Kông trở về. Bên đó tự do muốn nói gì thì nói, còn ở đây chỉ cần bà hé răng nửa lời thì không những nguy hiểm cho cán bộ cách mạng mà còn ảnh hưởng tới cơ sở. Hiểu được tâm tư của người cán bộ, bà không nói nhiều.

Nhưng trong thâm tâm, bà thật lòng muốn người cán bộ này thân thiết với bà như với những người khác trong gia đình mình. Và bà nghĩ đến việc làm cách nào đó để ông Tư Bình tin tưởng ở bà. Một đêm, bà lẻn vào phòng của ông Tư Bình và lấy cắp được một mớ tài liệu, trong đó toàn là thư cảnh cáo các tên ác ôn có tiếng của Sài Gòn.

Bà lặng lẽ rời nhà trong đêm và mang tới các địa chỉ ghi trong thư bỏ vào nhà họ. Thấy tài liệu bị mất, ông Tư Bình hoảng hồn. Lúc bấy giờ bà mới nói với ông rằng: "Tui ăn cắp đồ của anh và tui không làm bậy. Đêm qua tui đã đi gửi chúng rồi".

Sau lần đó, ông Tư Bình bắt đầu tin tưởng bà hơn, hướng dẫn và đào tạo bà tham gia vào lực lượng võ trang do đồng chí Phùng Sinh phụ trách, chuyên đi phát truyền đơn, theo dõi và vạch kế hoạch ám sát những tên ác ôn.

Đơn vị biệt động người Hoa của bà có tên là Cánh Hoa, với nhiệm vụ chủ yếu là đi tìm kiếm và vạch kế hoạch ám sát những tên tay sai ác ôn. Một thời gian sau, bà xin với cấp trên được chuyển phạm vi đối tượng sang những tên lính Mỹ.

Bà Phùng Ngọc Anh kể: "Vì hồi đó lính Mỹ nhiều lắm, cứ đi ra khỏi nhà là đụng lính Mỹ đi đầy đường. Bắn sướng tay. Lúc đầu chúng tôi chỉ ám sát vào ban đêm. Sau thì ngay ban ngày giữa đường, cứ thấy chúng là sáp lại gần nhằm cái lưng vừa to vừa dài mà bắn. Bắn mà chẳng cần biết tên tuổi, lai lịch, chức vụ của chúng là gì. Chỉ hôm sau thấy báo đăng tin mình mới biết tụi này toàn là tướng tá, sĩ quan cao cấp của Mỹ".

Đội biệt động người Hoa của bà gồm 8 người, ai cũng có một công việc nào đó làm vỏ bọc và cũng là để kiếm tiền sinh sống. Nhưng ngoài thời gian phải đi làm hoặc những khi có nhiệm vụ, họ "lột xác" trở thành những "sát thủ" ra tay rất mau lẹ với lính Mỹ ngay trên phố, rồi mất hút vào những con hẻm chằng chịt của Sài Gòn.

Nhưng cũng chính vì giết lính Mỹ dễ dàng như vậy mà bà đã có đôi chút chủ quan, khinh địch. Hậu quả là trong một lần tiến hành ám sát một tên mật vụ Đài Loan, bà đã bị bắt.

Vụ ám sát định mệnh

Tháng 9/1967, Mỹ tăng cường đưa mật vụ, cố vấn người Đài Loan vào những khu vực có người Hoa để nắm tình hình và điều tra cơ sở cách mạng. Phong trào tiêu diệt lính Đài Loan được phát động rầm rộ. Khi đó bà Ngọc Anh được giao nhiệm vụ ám sát tên Chung Tao, Đại tá đặc vụ trưởng Đài Loan, ngay tại nhà hắn trên đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5 bây giờ.

Sau nhiều ngày đêm theo dõi đường đi lối về, cũng như giờ giấc của tên đặc vụ này, bà biết cứ 12h trưa là tên này đi xe ô tô về trước hẻm rồi đi bộ vào nhà. Một sáng cuối tháng 9, Phùng Ngọc Anh cùng Thanh Hồng đi Honda tới mai phục trước cổng nhà Chung Tao nhưng chờ mãi không thấy.

Đến hơn 12h, bà mới thấy tên Chung Tao đi về. Nhưng khác với những lần trước lần này quần áo hắn lấm lem, lôi thôi như vừa trải qua một trận ẩu đả, kè kè hai bên là hai tên lính nữa. Đó là do vào lúc 12h trưa, quả bom mà quân ta đặt ở cơ quan đại diện Đài Loan (Trung Quốc) phát nổ. Tên Chung Tao này cũng có mặt ở đó, nhưng không hề hấn gì.

Thừa lúc hai tên lính đang bận mở cổng, bà Phùng Ngọc Anh nói bà Thanh Hồng nổ máy xe trước, rồi bà đi lại gần tên Chung Tao, đưa súng lên bắn một phát vào lưng hắn. Chung Tao ngã nhào, cặp táp của hắn văng ra ngoài. Nhớ lời cấp trên nếu lấy được cặp Chung Tao thì càng quý vì trong đó có nhiều tài liệu, nên bà chạy lại tính cướp xong rồi chạy. Nhưng Chung Tao chưa chết, dùng chân đá đúng ngay khẩu súng trên tay bà khiến súng cướp cò, nổ thêm một phát vào chân hắn. Súng rơi ra, hai tên lính bảo vệ chạy đến đánh bà đến ngất xỉu. Bà bị bắt.

Kể lại với tôi bà chia sẻ: "Lý do tôi bị bắt là do tôi đã chủ quan, khinh địch. Cứ nghĩ giống như những lần bắn lính Mỹ, chỉ cần một phát súng là đã có thể làm chúng bị thương nặng hoặc chết ngay tại chỗ. Nhưng tên Chung Tao là người học võ, hắn không dễ dàng bị hạ gục sau một phát súng, nên khi tôi chạy lại gần hắn định lấy chiếc cặp táp, đã bị hắn đá trúng tay văng khẩu súng ra. Không còn khẩu súng trên tay, hai tên lính bảo vệ dễ gì để cho tôi chạy thoát thân".

Sau đó là những ngày dài Ngọc Anh bị tra tấn, đánh đập lấy cung ở Tổng nha cảnh sát, rồi giam hết nhà giam này đến nhà giam khác. Sau khi chiến dịch Mậu Thân nổ ra, đêm mùng hai tết, địch đưa Ngọc Anh cùng anh Trần Văn Kiểu, chị Lê Thị Riêng lên một chiếc xe chạy từ Tổng nha Cảnh sát ra Chợ Lớn.

Trên đường đi, toán lính thủ tiêu toàn bộ số người trên xe bằng cách xả súng từ phía sau như một cái cớ bị Việt cộng phục kích trên đường. Chị Riêng và anh Kiểu đều hy sinh, duy chỉ có bà Phùng Ngọc Anh sống sót, bị một viên đạn găm vào đùi ngất xỉu. Lúc tỉnh dậy bà thấy chị Lê Thị Riêng nằm ngang chắn phía trước mình. Bà chỉ kịp với lấy cây kẹp tóc trên đầu chị Lê Thị Riêng làm kỷ niệm...

Khi bác sĩ của bệnh viện tới lấy xác, họ không cho chúng tiếp tục bắn nữa. Ngọc Anh được một bác sĩ phát hiện còn sống nên đưa tới nhà thương tù Chợ Quán. Đến cuối năm 1969, Phùng Ngọc Anh bị đày ra Côn Đảo. Năm 1974, bà được trao trả tự do. Trở về một thời gian bà công tác tại mặt trận UBND quận 5.

Tới năm 1982, sức khỏe của bà dần suy sụp do những năm tháng bị tra tấn, bị tù đày nên bà xin nghỉ công tác. Hiện bà đã 72 tuổi, sống với một người cháu (con của người con gái nuôi) tại chung cư Bình Thới, quận 11.

Sau khi ám sát tên mật vụ Đài Loan không thành, Phùng Ngọc Anh bị bắt và địch đã nhúng hai bàn tay bà vào một loại hóa chất, để kiểm tra các loại vũ khí đã qua bàn tay bà. Kết quả là đôi bàn tay của "Tiểu Long nữ" cháy xèo xèo đau đớn. Sau đó chúng đưa bà ra trước cuộc họp báo, một nhà báo Mỹ đã chụp lại và mang về Mỹ. Tấm ảnh được trưng bày trong kho lưu trữ dữ liệu chiến tranh của Mỹ. Gần 40 năm sau, một nữ sinh viên Mỹ tên Molly thực hiện đề tài "Truyền thống người phụ nữ Việt Nam" đã phát hiện ra tấm ảnh. Cô sinh viên này đã mang tấm ảnh qua nửa vòng Trái đất đến Việt Nam để gửi tặng cho bà Ngọc Anh.

Hương Lam


Cùng chuyên mục

Romania tìm thấy mảnh vỡ UAV trên sông Danube gần biên giới Ukraine

Thứ 6, 29/03/2024 | 22:00
Nga thường xuyên tấn công các cảng của Ukraine ở khu vực phía Tây Nam, gần biên giới với Romania, một quốc gia thành viên NATO.

Tuyên bố bất ngờ của Lầu Năm Góc về nguy cơ leo thang ở Ukraine

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:11
Bình luận của Tướng CQ Brown được đưa ra khi ông đề cập đến khả năng chuyển giao tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS từ Mỹ cho Ukraine.

Tổng thống Nga Putin vừa trấn an vừa cảnh báo NATO

Thứ 6, 29/03/2024 | 13:47
Bản ghi lại cuộc trò chuyện của ông Putin với các phi công Nga đã được Điện Kremlin công bố và được truyền thông nhà nước đăng tải.

Tổng thống Ukraine đích thân thúc ép Chủ tịch Hạ viện Mỹ về viện trợ

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:37
Ông Zelensky nói chuyện với ông Johnson trong bối cảnh viện trợ cho Ukraine gây chia rẽ Đảng Cộng hòa và đe dọa đẩy Hạ viện Mỹ vào tình trạng hỗn loạn một lần nữa.

Vụ tai nạn tại Nam Phi: Chỉ duy nhất bé gái 8 tuổi sống sót

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

Vụ tai nạn tại Nam Phi: Chỉ duy nhất bé gái 8 tuổi sống sót

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.