Gặp nam sinh nghèo từ chối cơ hội du học Pháp

Gặp nam sinh nghèo từ chối cơ hội du học Pháp

Thứ 3, 27/08/2013 | 08:58
0
Vượt lên hoàn cảnh cha biền biệt từ khi mới được tám tháng tuổi, phải dựa vào người mẹ mắc bệnh trầm cảm nặng, cậu bé vùng quê nghèo vẫn trở thành một giảng viên trẻ đầy triển vọng.

Tuổi thơ nhiều bất hạnh

Khi cậu bé Phạm Chí Cường (SN 1990, làng Phú Vân, xã Ninh Trung, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) tròn tám tháng tuổi thì người cha đã vô tâm bỏ hai mẹ con biệt xứ theo người đàn bà khác. Từ đó, mẹ Cường dần dần trở nên ít nói cười. Cho đến năm cậu bé Cường học lớp 7, người mẹ bỗng nhiên sinh bệnh trầm cảm nặng. Nhiều người còn đồn thổi, bà bị bệnh thần kinh, ma nhập. Khi ấy, cậu học sinh lớp 7 chỉ biết bám dựa và sống bằng tình cảm chăm sóc của bà ngoại thay cha mẹ.

Cường kể: "Tuổi thơ của em không mấy hạnh phúc như bao bạn bè. Cuộc sống hiện tại của em có được đều nhờ sự tần tảo nắng mưa của ngoại và hai dì. Nhà ngoại em sinh được tám người con, mẹ em là con thứ sáu. Tuy nhiên, hai dì bị dị tật bẩm sinh, đi lại khó khăn nên không có chồng con".

Xã hội - Gặp nam sinh nghèo từ chối cơ hội du học Pháp

Cường đang nghiên cứu phương pháp giảng dạy toán tại trường

Cả ba người phụ nữ sống yêu thương nhau bên mái nhà tranh nghèo tần tảo làm thuê, làm mướn nuôi hai mẹ con Cường. Những bất ổn tâm lý khiến mẹ Cường thường xuyên còn có những hành động khiến cậu căng thẳng, lo sợ. Cường nói: "Mỗi lúc thần kinh không ổn đinh, mẹ lại đập phá đồ đạc trong nhà, có khi bỏ nhà đi lang thang làm cả nhà đi tìm khắp nơi. Những sinh hoạt cá nhân như tắm giặt, sinh hoạt của mẹ, bà ngoại em cũng phải làm hết...".

Hai người dì của Cường tuy cơ thể không hoàn hảo, nhưng rất cần cù trong công việc đồng áng. Vốn dĩ, hoàn cảnh gia đình nghèo nên hai dì Cường chỉ được học hết cấp tiểu học, không thể đi làm việc trong các công ty được. Như vậy, cả gia đình có bốn người phụ nữ đơn độc, bất hạnh sống trông chờ vào ba sào lúa để có gạo ăn và nuôi người cháu học hành…

Từ chối cơ hội sang Pháp du học

Xuất phát từ hoàn cảnh không hoàn hảo như bạn bè cùng trang lứa, trong đầu cậu học trò nghèo luôn tự động viên mình phải học thật giỏi để thay đổi cuộc sống tương lai. Suốt ba năm học phổ thông tại huyện Ninh Hòa, Cường đều được xếp vào nhóm học sinh giỏi. Không những thế, Phạm Chí Cường còn lấy được sáu suất học bổng do các công ty, tổ chức tài trợ như Công ty HuynDai, bảo hiểm Prudential... dành tặng học sinh vượt khó, giàu nghị lực vươn lên trong học tập. Điều đó đã giúp Cường bớt khó khăn về tiền học phí cũng như mua sắm sách vở, quần áo cho năm học.

Năm 2009, bà ngoại Nguyễn Thị Hòa (72 tuổi) đã lặn lội đường xe khó nhọc đưa cháu từ ngoài quê vào TP.HCM đi thi đại học. Trời không phụ công người bà và nghị lực cậu học trò nghèo, kết quả tuyển sinh, Cường đậu ngành Toán - Tin trường đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) với điểm số 24,5. So với mức điểm trong khoa, Phạm Chí Cường lọt vào danh sách sinh viên "cử nhân tài năng".

Sau khi hết học kì I năm thứ nhất, Cường được một giáo sư người Pháp sang giảng dạy tại trường tuyển sang Pháp du học. Do mới bắt đầu cuộc sống tự lập xa nhà, Cường từ chối với nguyện vọng học xong tại Việt Nam sẽ tiếp tục đi du học. Cường bày tỏ: "Lúc biết tin thầy giáo chọn đi du học, em cũng vui và hạnh phúc.

Biết rằng khi đi du học về sẽ có công việc tốt với tấm bằng quốc tế, nhưng khi ấy, phần vì nhớ mẹ, nhớ bà và người thân nên em thôi ý định đi nước ngoài học tập. Bên cạnh đó, còn do môi trường học tập cũng mới, em muốn mình thích nghi tốt ở trong nước trước, sau đó sẽ chuẩn bị hành trang tốt về cả tâm lý và mọi thứ sang nước ngoài học thêm sau này".

Chính vì lực học giỏi cộng với bản tính chịu khó, ham học nên đến đầu năm học thứ ba, Cường và năm sinh viên khác được tuyển làm đại diện của trường, cùng 15 sinh viên của trường ĐH Sư phạm và ĐH Cần Thơ ra  Hà Nội tham gia khóa học một tháng tại Viện Toán học Quốc gia Hà Nội. Ở đó, Cường học hai môn chính là To Po do Giáo sư, TSKH Hà Huy Vui dạy và môn Đại số hiện đại do GS.TSKH Phạm Ngọc Ánh giảng dạy, nhằm định hướng cho sinh viên nghiên cứu sâu về toán học.

Xã hội - Gặp nam sinh nghèo từ chối cơ hội du học Pháp (Hình 2).

Cường và bà ngoại

Niềm vui được làm "người chèo đò"

Các giải thưởng trong và ngoài nước đã tạo động lực rất lớn cho cậu sinh viên đam mê học. Với Cường, học toán là niềm vui, là sở thích và đam mê. Cường cho biết: "Ngay từ khi còn nhỏ, em đã thấy mình rất thích học toán. Dù lúc đó, nhà ngoại nghèo lắm, em không có tiền mua que tính nên em phải dùng chiếc đũa ăn cơm làm que tính. Khi lớn lên, em thấy mình có khả năng tính toán nhanh hơn và thường xuyên ngồi nghiền ngẫm tư duy, suy nghĩ đặt các câu hỏi về các sự vật hiện tượng tự nhiên. Điều đó kích thích em mày mò đọc sách, nghiên cứu, lý giải vấn đề".

Vừa đam mê học toán và nghiên cứu, nhưng ước mơ trở thành người thầy dạy toán giỏi trong Cường vẫn mãnh liệt. Chính vì lẽ đó, suốt bốn năm là sinh viên, Cường dành nhiều thời gian, tranh thủ vào chiều tối để đi dạy gia sư cho nhiều em học sinh trong thành phố.

Thấy Cường có khiếu và chuyên môn giảng dạy tốt, đến giữa năm thứ ba, một thầy giảng viên dạy Cường tại khoa Toán - Tin đã giới thiệu Cường đến giảng dạy môn học Discrete Mathe matics với ngôn ngữ dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh tại trường đại học Công nghệ Sài Gòn. Tháng 6/2013, Phạm Chí Cường được trao bằng tốt nghiệp xếp loại giỏi, được tuyển thẳng vào hệ cao học của  trường ĐH Khoa học Tự nhiên; đồng thời được khoa Toán - Tin giữ lại làm giảng viên.

 Học giỏi nhưng Cường không phải là mọt sách như bao người nghĩ. Cường chỉ học những giờ cậu cảm thấy thích học. Còn thời gian khác cậu đi dạy thêm toán, đi tham gia tích cực các hoạt động từ thiện như dạy học cho các em mồ côi ở mái ấm Quê hương (tỉnh Bình Dương); rồi  những Chiến dịch mùa hè xanh, Đạp xe vòng quanh thành phố.

Ngoài ra, Phan Chí Cường còn dành cả thời gian cho việc luyện tập võ và ngồi thiền. Cường suy nghĩ, ngồi thiền chính là một phần phương pháp giúp cậu thành công trong học tập và làm việc. Bởi vì, dù làm gì cũng cần có sự tập trung tuy duy, đầu óc yên tĩnh để giải quyết tốt công việc...                

Huê Trần

Nam sinh ‘chế’ tranh nghệ thuật từ rác thải

Thứ 2, 29/07/2013 | 13:47
Từ rác thải tưởng như bỏ đi nhưng qua bàn tay khéo léo của Nguyễn Văn Quang (20 tuổi) ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy (Nam Định) chúng trở thành những tác phẩm tuyệt đẹp.

Phẫn nộ nam sinh tát bôm bốp vào mặt nữ sinh

Thứ 2, 05/08/2013 | 08:02
Không chỉ dùng tay tát bôm bốp lên mặt, nam sinh còn lấy chân đánh mạnh vào người nữ sinh...

Xúc động với tự thú bỏ đại học của nam sinh nghèo

Thứ 6, 26/07/2013 | 09:02
Quyết định gác lại giấc mơ đại học của cậu bạn đã khiến nhiều cư dân mạng phải rơi nước mắt.

Nam sinh mất tích 13 ngày khi leo Fansipan

Thứ 5, 25/07/2013 | 08:40
Sau khi chinh phục "Nóc nhà Đông Dương", Ánh xuống trạm nghỉ một mình và mất tích từ ngày 12/7. Gia đình và các lực lượng chức năng ở Sapa, Lào Cai... bủa đi tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy tung tích nạn nhân.

Nữ sinh đánh nhau tơi tả, nam sinh khích đểu

Thứ 7, 15/06/2013 | 09:28
Đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh 2 học sinh nữ đánh nhau trong lớp đang trở thành chủ đề bàn tán trên mạng hôm 14/6.

Những ý kiến trái chiều về đề Văn nam sinh xả thân cứu người

Thứ 3, 04/06/2013 | 15:03
Kì thi tốt nghiệp THPT với môn Văn đã kết thúc, nhưng sức nóng về đề tài học sinh Nguyễn Văn Nam xả thân cứu người được đưa vào đề thi vẫn chưa hết nóng. Xoay quanh câu hỏi này, có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau.